Đầu tư trực tiếp của vương quốc Anh:

Một phần của tài liệu Chính sách đầu tư của EU đối với Việt Nam và thực trạng FDI của EU tại Việt Nam (Trang 27)

b. Bên cạnh việc xây dựng hệ thống pháp lý đa phương về FDI, liên minh châu Âu

3.3.2 Đầu tư trực tiếp của vương quốc Anh:

Cũng như các nhà đầu tư Pháp, các nhà đầu tư Anh quốc có mặt tại Việt Nam ngay từ năm đầu thực hiện Luật Đầu tư Nước ngoài tại Việt Nam năm 1988 dưới hình thức các hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí (PSC). Đây là lĩnh vực mà Anh hiện đang đứng nhất, nhì trên thế giới.

Vốn đầu tư của Anh tập trung chủ yếu cho các PSC trong lĩnh vực dầu khí. Hình thức hợp doanh (4 PSC dầu khí, tổng vốn đầu tư 192,4 triệu USD) chiếm 46% tổng vốn đầu tư của Anh vào Việt Nam. Hình thức 100% vốn nước ngoài với 11 dự án, bằng số dự án liên doanh nhưng qui mô nhỏ hơn nhiều (38 triệu USD so với 242 triệu USD). Trong 4 dự án BOT thì Anh có 1 dự án sản xuất methanol với tổng vốn đầu tư lên tới 270 triệu USD.

Về cơ cấu đầu tư: các nhà đầu tư Anh quốc chú trọng vào công nghiệp dầu khí, công nghiệp nặng và lĩnh vực viễn thông. Lĩnh vực khách sạn chỉ có 2 dự án, tổng vốn đầu tư lên tới 133 triệu USD (riêng khách sạn Giảng Võ vốn đầu tư là 103 triệu USD, tuy nhiên dự án hiện chưa triển khai).

Nhìn chung về qui mô đầu tư, Anh là một quốc gia có nhiều dự án đầu tư qui mô lớn vào Việt Nam. Ngày 08/09/2010, Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Việt – Anh được ký tại Luân Đôn, Vương Quốc Anh. Thông qua đó Anh tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đồng thời tăng cường quan hệ. Hai bên tiếp tục khuyến khích đầu tư. Theo những cam kết mới đâyAnh đang nỗ lực tăng số vôn FDI vào Việt Nam để đạt mức 3 tỉ đô la Mỹ vào năm 2013

Việt Nam Khuyến khích Anh tham gia phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. Hai bên nhận thức được tiềm năng của mô hình Đối tác Công - Tư (PPP) trong việc huy động vốn phát triển cơ sở hạ tầng. Việt Nam hoan nghênh Chính phủ Anh đồng ý tài trợ cho các dự án nghiên cứu của Cơ quan

Đối tác Anh để triển khai mô hình PPP tại Việt Nam; hình thành một nhóm các công ty Anh nhằm cung cấp kinh nghiệm, chuyên môn trong lĩnh vực này. Sau khi ký Bản ghi nhớ về PPP vào đầu năm 2010, hai bên mong muốn Anh tham gia vào các dự án PPP thí điểm tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Chính sách đầu tư của EU đối với Việt Nam và thực trạng FDI của EU tại Việt Nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w