Về Chính trị ngoại giao

Một phần của tài liệu Chính sách đầu tư của EU đối với Việt Nam và thực trạng FDI của EU tại Việt Nam (Trang 34)

 Chính trị ổn định, quan hệ gần gũi, thân thiết, chặt chẽ tạo cơ sở vững chắc thúc đẩy quan hệ đầu tư phát triển rộng hơn, sâu hơn và toàn diện hơn. Tháng 11/1990, Việt Nam và Cộng đồng châu Âu (nay là Liên minh châu Âu) chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Đây là lần đầu tiên Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao cấp nhà nước với một tổ chức khu vực là EU. Năm năm sau, mối quan hệ “chưa từng có ấy” đã được cụ thể hóa bằng bản Hiệp định khung về hợp tác. Đây chính là nền tảng vững chắc cho sự phát triển mối quan hệ hai bên đã được thiết lập.

 ASEAN,APEC có mối quan hệ rộng và từ lâu với EU→ mở rộng thêm thị trường, tăng thị phần. Trên bình diện đa phương, sau khi trở thành thành viên ASEAN, mối quan hệ Việt Nam - EU nói chung và giữa Việt Nam với các thành viên EU nói riêng đã được bổ sung và hỗ trợ thêm thông qua mối quan hệ EU - ASEAN cũng như trong khuôn khổ hợp tác giữa hai châu lục (ASEM). Đặc biệt, việc Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEM V (l0/2004) tại Hà Nội càng góp phần tăng cường thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác Việt Nam - EU.

 Tình hình chính trị ổn định, vị thế quốc tế của Việt Nam đang được nâng cao cùng với các hoạt động kinh tế đối ngoại tích cực trong năm 2010 của lãnh đạo cấp cao Đảng và nhà nước ta sẽ tiếp tục củng cố lòng tin và làm gia tăng mối quan tâm của nhà ĐTNN đối với nước ta trong năm 2010 và thời gian tới.

Một phần của tài liệu Chính sách đầu tư của EU đối với Việt Nam và thực trạng FDI của EU tại Việt Nam (Trang 34)