Đầu tư trực tiếp của Italia:

Một phần của tài liệu Chính sách đầu tư của EU đối với Việt Nam và thực trạng FDI của EU tại Việt Nam (Trang 31)

b. Bên cạnh việc xây dựng hệ thống pháp lý đa phương về FDI, liên minh châu Âu

3.3.7 Đầu tư trực tiếp của Italia:

Là một trong số các nước thuộc G7 và có mối quan hệ khá tốt với Việt Nam (Italia là nước phương Tây đầu tiên viện trợ chính thức cho ta), tuy nhiên dòng vốn FDI vào Việt Nam còn khá khiêm tốn. Vốn đầu tư của Italia rất thất thường và hay nhỏ giọt theo từng năm, và các dự án này đều là các dự án có qui mô nhỏ về vốn. Các dự án của Italia hoạt động không có hiệu quả, doanh thu chỉ đạt có 5,7 triệu USD (tính đến 20/3/1999) nhỏ hơn nhiều so với vốn góp là 26,6 triệu USD. Dự án lớn nhất là dự án liên doanh container Đà Nẵng tổng vốn đầu tư 20 triệu USD, hiện hoạt động không hiệu quả xin giải thể và dự án sản xuất nhôm Việt Nam - Italia, vốn đầu tư 11 triệu USD. Các dự án còn lại hoặc chưa triển khai hoặc đã ngừng hoạt động.

Hầu hết các dự án của Italia là các dự án liên doanh với 4 dự án cùng 38 triệu USD (chiếm 96%), còn một dự án còn lại là đầu tư 100% vốn nước ngoài. Các dự án của Italia tập trung vào lĩnh vực công nghiệp với 3 dự án với số vốn 27 triệu USD (chiếm 68,2% vốn đầu tư). Có 5 dự án đang hoạt động thì phân bố tại 5 tỉnh khác nhau là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Nam. Trong đó Đà Nẵng là tỉnh được đầu tư có số vốn

lớn nhất là 20.000.000 USD, tiếp đến là Quảng Nam với số vốn là 11.000.000 USD, các tỉnh thành còn lại có số vốn đầu tư không đáng kể. Các dự án của Italia hầu hết vốn thực hiện chưa có hoặc với số vốn không nhiều so với vốn cam kết đầu tư, thêm vào đó hầu hết các dự án này thiếu sự hiệu quả (có tới 5 dự án doanh thu bằng 0) và lao động của các dự án này đều rất thấp có 26 lao động trực tiếp.

Một phần của tài liệu Chính sách đầu tư của EU đối với Việt Nam và thực trạng FDI của EU tại Việt Nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w