TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC CHỈ SỐ SINH HỌC CỦA HSDT TRƯỜNG THPT LỤC NGẠN SỐ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, thể lực và trí tuệ của học sinh tuổi 16 - 18 người kinh và người nùng ở trường THPT Lục Ngạn Số 4 Huyện Lục Ngạn, Tỉnh Bắc Giang (Trang 87)

X- Giá trị trung bình.

n X SD 1 Tăg N X 1  SD Tăg

3.4. TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC CHỈ SỐ SINH HỌC CỦA HSDT TRƯỜNG THPT LỤC NGẠN SỐ

TRƯỜNG THPT LỤC NGẠN SỐ 4

3.4.1. Tương quan giữa IQ với trí nhớ thị giác

Quá trình phát triển trí nhớ của cá thể phụ thuộc vào mức độ phát triển và hoàn thiện của bộ phận ghi nhận hình ảnh (trí nhớ hình tượng), nó chịu tác động mạnh mẽ của hệ thần kinh. Điều này có thể thấy giữa năng lực trí tuệ với trí nhớ thị giác có mối tương quan chặt chẽ (xem hình 3.22).

Với hệ số tương quan r = 0,71, chứng tỏ giữa chỉ số IQ với trí nhớ thị giác của học sinh có sự phụ thuộc tuyến tính khá chặt, hơn nữa sự phụ thuộc này là đồng biến, nghĩa là học sinh có chỉ số IQ càng cao thì trí nhớ thị giác càng tốt và ngược lại.

Hình 3.22: Tương quan giữa IQ và trí nhớ thị giác

3.4.2. Tương quan giữa IQ với trí nhớ thính giác

Tương quan giữa chỉ số IQ và trí nhớ thính giác của học sinh cũng là tương quan thuận (xem hình 3.23). Tuy nhiên, với hệ số tương quan r = 0,62 thì mức độ chặt chẽ thấp hơn so với tương quan giữa chỉ số IQ với trí nhớ thị giác, học sinh có chỉ số IQ càng cao thì trí nhớ thính giác càng tốt. Như vậy, nhớ là khả năng tiếp nhận, lưu giữ và tái hiện lại các thông tin của não bộ. Chính vì vậy mà nó liên quan mật thiết với mọi hoạt động của hệ thần kinh và cụ thể nhất là với năng lực trí tuệ.

Hình 3.23. Tương quan giữa IQ và trí nhớ thính giác 3.4.3. Mối tương quan giữa chỉ số IQ với trí nhớ ngắn hạn

Số liệu trong bảng 3.28 và hình 3.22 cho thấy, giữa chỉ số IQ và trí nhớ thị giác có mối tương quan thuận với hệ số tương quan là r = 0,71. Đây là mối tương quan tuyến tính thuận rất chặt chẽ do r>0,7. Điều này có nghĩa là học sinh có chỉ số IQ cao thì có thể sẽ có trí nhớ thị giác tốt.

Kết quả nghiên cứu mối tương quan giữa chỉ số IQ với trí nhớ thính giác được thể hiện qua r = 0,62 (hình 3.23). Do 0,5<r<0,7 nên hai đại lượng này cũng có mối tương quan tuyến tính khá chặt chẽ. Điều này có nghĩa học sinh có chỉ số IQ cao thì có thể sẽ có trí nhớ thính giác tốt.

Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1 KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, thể lực, tuổi có kinh lần đầu ở nữ và trí tuệ của học sinh 16-18 tuổi dân tộc Nùng và dân tộc Kinh trường THPT Lục Ngạn số 4 và các yếu tố liên quan, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

4.1.1. Về các kích thước hình thái

Các kích thước hình thái của HSDT Kinh và Nùng đều tăng dần theo tuổi, tốc độ tăng trưởng hàng năm không đều và tăng nhanh trong giai đoạn 16-18 tuổi, trong đó thời điểm tăng cao nhất của nữ thường ở 17 tuổi và của nam thường ở 18 tuổi.

Ở cùng một độ tuổi, sự tăng trưởng của chiều cao đứng, cân nặng ở nam cao hơn nữ, còn VNTB thì ở nữ thường cao hơn nam trong giai đoạn 16- 17 tuổi.

Đa số các đặc điểm hình thái của nam, nữ học sinh người Kinh phát triển tốt hơn của nam, nữ người Nùng, chủ yếu trong giai đoạn trước dậy thì, đến giai đoạn dậy thì, sự khác biệt đó là nhỏ.

Nhìn chung, các kích thước hình thái của HSDT Nùng và HSDT Kinh ở trường THPT Lục Ngạn 4 tỉnh Bắc Giang cho thấy sự tăng trưởng cơ thể của học sinh đã cải thiện sau hàng chục năm.

4.1.2. Về các chỉ số thể lực

Nhìn chung, thể lực của HSDT Nùng và HSDT Kinh ở trường THPT Lục Ngạn số 4 tỉnh Bắc Giang xếp loại yếu, trung bình, gầy. Chỉ số Pignet của học sinh hai dân tộc này tương đối cao. Trong khi đó, chỉ số BMI tăng dần theo độ tuổi.

Trong cùng một dân tộc, các chỉ số thể lực của nam và nữ thường có sự khác biệt, ở 16-17 tuổi các chỉ số thể lực của nữ thường biểu hiện tốt hơn nam cụ thể là chỉ số Pignet của nữ thường nhỏ hơn và chỉ số BMI cao hơn, nhưng đến tuổi 18 thì các chỉ số này của nam lại tốt hơn.

Ở hầu hết các lứa tuổi, không có sự khác biệt về các chỉ số thể lực giữa nữ học sinh người Nùng và người Kinh. Ngược lại, các chỉ số thể lực của nam học sinh người Kinh thường lớn hơn nam sinh người Nùng. Điều này chứng tỏ nam sinh người Kinh có thể lực tốt người Thái, trong khi đó thể lực của nữ sinh hai dân tộc này là như nhau. So với học sinh trong GTSH/90 thì thể lực của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi đã tăng lên đáng kể.

Tóm lại, sự phát triển của một số chỉ số hình thái thể lực của HSDT Nùng trường THPT Lục Ngạn số 4 thể hiện tính quy luật phát triển cơ thể của người Việt Nam. Các chỉ số trung bình về hình thái như chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực đều tăng theo lứa tuổi, tốc độ tăng trưởng ở học sinh nam thường cao hơn so với học sinh nữ. Có sự chênh lệch về các chỉ số về hình thái, thể lực giữa học sinh nam và học sinh nữ cùng nhóm tuổi, sự chênh lệch này thường có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Các chỉ số về hình thái thể lực của HSDT Nùng thường thấp hơn so với HSDT Kinh ở cùng độ tuổi.

4.1.3. Các chỉ số về trí tuệ

Các chỉ số về trí tuệ như chỉ số IQ, trí nhớ ngắn hạn của HSDT Nùng trường THPT Lục Ngạn số 4 phát triển theo hướng tăng dần theo lứa tuổi, thường học sinh nam có các chỉ số trí tuệ, trí nhớ ngắn hạn cao hơn học sinh nữ, nhưng khác biệt không lớn và không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Dựa vào cách phân loại theo chỉ số IQ (bảng 1.1) thì trí tuệ của HSDT Nùng trường THPT Lục Ngạn số 4 thuộc loại trung bình, tuy nhiên nhóm có mức trí tuệ I không có, nhóm có mức trí tuệ II, III chiếm tỉ lệ thấp (3,9% và 19,5%).

So với HSDT Kinh cùng trường, các chỉ số thần kinh cấp cao của HSDT Nùng thường thấp hơn.

4.1.4. Về đặc điểm dậy thì

Chỉ số về tuổi dậy thì chính thức ở nữ có sự khác biệt giữa hai dân tộc, nữ HSDT Kinh có tuổi có kinh lần đầu sớm hơn so với nữ HSDT Nùng, chu kỳ vòng kinh và thời gian chảy máu trong chu kì kinh cũng có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Tỷ lệ học sinh nữ dậy thì chính thức tăng dần trong thời kì 11-16 tuổi, trong đó tỷ lệ dậy thì chính thức của nữ HSDT Kinh cao hơn nữ HSDT Nùng.

Tuổi trung bình có kinh lần đầu của nữ HSDT Kinh (12 năm 3 tháng 

1,0 năm) sớm hơn nữ HSDT Nùng (13 năm  1 năm 1 tháng) có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

4.1.5. Sự tương quan giữa các chỉ số sinh học với nhau

Tất cả các mối liên quan đều theo chiều thuận (đồng biến) với hệ số tương quan khá cao. Tương quan giữa các chỉ số sinh lý thần kinh cấp cao với nhau khá chặt chẽ, trong đó chỉ có tương quan năng lực trí tuệ giữa chỉ số IQ với các chỉ số trí nhớ thị giác và trí nhớ thính giác là khá chặt chẽ (r>0,5). Điều này cho thấy, học sinh có năng lực trí tuệ tốt, thì các khả năng ghi nhớ cũng tốt.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy đều kiện kinh tế, giao thông, chế độ dinh dưỡng, nguồn gen và tập quán sinh sống, v.v. khác nhau giữa người Kinh và người Nùng đã ảnh hưởng đến tuổi có kinh lần đầu của học sinh nữ tại trường THPT Lục Ngạn số 4.

4.2 KIẾN NGHỊ

1. Đối với ngành Giáo dục, cần tiếp tục nghiên cứu sự phát triển trí tuệ và một số chỉ số sinh học của học sinh ở nhiều lứa tuổi và ở các vùng, miền, các dân tộc khác nhau để đưa ra các giải pháp giáo dục phù hợp:

- Tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá phù hợp với đối tượng. Chuyển dần thói quen dạy học thụ động theo kiểu đọc chép sang dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, tăng cường sử dụng các phương tiện trực quan cũng như phối hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau để thu hút sự chú ý của học sinh trong học tập, tạo hứng thú nhằm phát triển tư duy cho học sinh một cách tốt nhất.

- Giáo dục toàn diện cho học sinh, đặc biệt đối với HSDT, cần tổ chức cho học sinh tham gia vào các hoạt động xã hội nhằm giúp các em phát triển trí tuệ cảm xúc và trí tuệ xã hội, giúp các em hoà nhập với cuộc sống tốt hơn.

- Một số khuyến nghị nhằm nâng cao tầm vóc, thể lực, phát triển năng lực trí tuệ và khả năng học tập của học sinh.

+ Các chỉ số thể lực và trí tuệ của học sinh có thể thay đổi theo điều kiện sống, văn hoá và sự quan tâm chăm sóc. Do đó các chỉ số này cần được tiến hành nghiên cứu thường xuyên và có sự tổng kết ở những lứa tuổi nhất định. Từ đó rút ra phương pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh.

+ Trí nhớ thị giác của học sinh tốt hơn trí nhớ thính giác, do vậy trong quá trình dạy học cần tăng cường khai thác và sử dụng các kênh hình cũng như phối hợp nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh để thu hút sự tập trung chú ý, nâng cao tri thức, phát triển tư duy, khả năng ghi nhớ cho học sinh. Nhà nước cần quan tâm, đầu tư hơn nữa cơ sở vật chất cho các trường học thuộc các tỉnh miền núi như Bắc Giang. + Để học sinh phát triển một cách toàn diện thì bên cạnh việc giáo dục tri thức cần tổ chức các hoạt động ngoại khoá như văn nghệ, thể dục thể thao, các trò chơi dân gian, giáo dục kỹ năng sống, v.v. nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao sức khoẻ.

+ Các hoạt động xã hội giúp cải thiện tầm vóc trẻ cần được triển khai rộng khắp xuống tận cơ sở, nhất là ở các vùng nông thôn nơi còn nhiều trẻ em

thiếu dinh dưỡng. Các chủ trương, chính sách của Nhà nước ra đời cần hướng tới mục tiêu vì lợi ích tốt nhất cho sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức của trẻ em.

+ Vấn đề giới tính và giáo dục sức khỏe vị thành niên cần được tăng cường bổ trợ thông qua các bài giảng. Các hoạt động tuyên truyền cần có sự phối kết hợp của các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương và nhà trường nhằm nâng cao nhận thức cho các em trong chăm sóc sức khỏe và nhận thức về giới tính, phát huy vai trò của người chủ tương lai đất nước.

2. Các cấp chính quyền, các ban, ngành địa phương cần đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, chăm sóc y tế theo khuyến cáo của Bộ Y tế cho mọi người, đặc biệt là cho đồng bào các DTTS ở vùng cao, cũng như việc xóa bỏ các tập quán lạc hậu như kết hôn cận huyết vì nó ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển về tầm vóc cơ thể cũng như phát triển về trí tuệ, đồng thời có những chính sách ưu tiên, giúp đỡ đồng bào các DTTS, để xóa dần khoảng cách về kinh tế, văn hóa và giáo dục giữa miền núi với đồng bằng, giữa vùng DTTS với vùng đồng bào đa số.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Hồng Anh (1990), Bản hướng dẫn sử dụng test Raven, Lược dịch,

Hà Nội.

2. Đỗ Hồng Anh (1991), “Tình hình dùng test tâm lý ở Việt Nam”, Tạp

chí Nghiên cứu Giáo dục, (10), tr. 44, 45.

3. Trịnh Văn Bảo (1994), Nghiên cứu thăm dò một số chỉ số di truyền và

chỉ số sinh học có liên quan ở một số học sinh năng khiếu, Đề tài KX -

07 - 07, Hà Nội.

4. Trịnh Văn Bảo (1993), Một số ý kiến về ảnh hưởng của di truyền và

môi trường đến việc hình thành tài năng, trong: “Phát hiện, đào tạo, bồi

dưỡng năng khiếu, tài năng văn hoá nghệ thuật”, Nxb. Văn hoá, Hà Nội.

5. Trần Hồng Cẩm, Cao Văn Đán, Lê Hải Yến (2002), Giải thích thuật

ngữ tâm lý giáo dục, Dự án Việt - Bỉ “Hỗ trợ học từ xa”.

6. Nguyễn Hữu Chỉnh và CS (1998), “Một số chỉ số nhân trắc cư dân

huyện An Hải, Thành phố Hải Phòng”, trong: ”Kỷ yếu công trình

nghiên cứu khoa học”, tập 1, Nxb. Y học, Hà Nội, tr. 24-31.

7. Đỗ Hồng Cường (2008), Nghiên cứu một số chỉ số sinh học của học

sinh trung học cơ sở các dân tộc ở tỉnh Hòa Bình, Luận án Tiến sĩ Sinh

học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

8. Thẩm Thị Hoàng Điệp (1992), Đặc điểm hình thái, thể lực học sinh một

số trường phổ thông cơ sở Hà Nội, Luận án Phó tiến sĩ khoa học Y

Dược, Đại học Y khoa Hà Nội.

9. Eysenck J.H (2003), Trắc nghiệm chỉ số thông minh (IQ), Nxb. Văn

10. Gardner H (1998), Cơ cấu trí khôn - Lý thuyết về nhiều dạng trí khôn,

Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

11. Phạm Hoàng Gia (1973), “Bản chất trí thông minh”, Tạp chí Nghiên

cứu giáo dục, số 26.

12. Lê Minh Hà (2000), “Một số quan điểm về trí nhớ”, Tạp chí Nghiên

cứu Giáo dục, (11), tr. 15-16.

13. Phạm Minh Hạc (2002), Tuyển tập tâm lý học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

14. Nguyễn Văn Hoài, Nguyễn Đức Hồng, Nguyễn Thế Công (1994), Tầm

vóc, thể lực người Việt Nam, trong: “Bàn về sinh thể con người Việt

Nam”, Nxb. Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

15. Ngô Công Hoàn, Nguyễn Thị Kim Quý (1991), Trắc nghiệm tâm lý,

Tập 1, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội I.

16. Mai Văn Hưng (2003), Nghiên cứu một số chỉ số sinh học và năng lực

trí tuệ của sinh viên ở một số trường học phía Bắc, Luận án Tiến sĩ

Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I.

17. Đỗ Công Huỳnh, Vũ Văn Lạp, Ngô Tiến Dũng, Trần Hải Anh (1997),

Nghiên cứu chỉ số IQ (theo test Gille và test Raven) và thời gian của phản xạ cảm giác vận động ở thanh thiếu niên tuổi từ 6 đến 18 ở Nam sân bay Biên Hoà, Bắc sân bay Biên Hòa và xã Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Tây, Dự án nghiên cứu Y-sinh học thuộc dự án Z, Bộ Quốc phòng,

Học viện Quân Y, Hà Nội.

18. Đào Huy Khuê (1991), Đặc điểm về kích thước hình thái, về sự tăng

trưởng và sự phát triển cơ thể của học sinh phổ thông 6-17 tuổi (thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Sơn Bình), Luận án Phó Tiến sĩ Sinh học, Trường

19. Đặng Phương Kiệt (2001), Cơ sở tâm lý học ứng dụng, Nxb. Đại học

Quốc gia Hà Nội.

20. Tạ Thuý Lan, Đàm Phượng Sào (1998), “Sự phát triển thể lực của học

sinh một số trường tiểu học và Trung học sơ sở tỉnh Hà Tây”, Thông

báo khoa học, (6), Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I.

21. Tạ Thuý Lan, Mai Văn Hưng (1998), "Năng lực trí tuệ và học lực của

một số học sinh Thanh Hóa", Thông báo khoa học, Trường Đại học Sư

phạm Hà Nội, số 6, tr. 70- 74.

22. Tạ Thuý Lan, Võ Văn Toàn (1995), “Bước đầu nghiên khả năng hoạt

động trí tuệ của học sinh cấp II Quy Nhơn”, Thông báo khoa học, (2),

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

23. Tạ Thuý Lan, Trần Thị Loan (1996), “Nghiên cứu, đánh giá sự phát

triển trí tuệ của học sinh nông thôn”, Thông báo khoa học, (6), Trường

Đại học Sư phạm Hà Nội.

24. Tạ Thuý Lan (1992), Sinh lí thần kinh trẻ em, Trường Đại học Sư phạm

Hà Nội I.

25. Tạ Thuý Lan, Võ Văn Toàn (1995), “Bước đầu nghiên khả năng hoạt

động trí tuệ của học sinh cấp II Quy Nhơn”, Thông báo khoa học, (2),

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

26. Tạ Thuý Lan (2007), Sinh lí học thần kinh, Tập 2, Nxb. Trường Đại

học Sư phạm Hà Nội, tr. 174-256.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, thể lực và trí tuệ của học sinh tuổi 16 - 18 người kinh và người nùng ở trường THPT Lục Ngạn Số 4 Huyện Lục Ngạn, Tỉnh Bắc Giang (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)