ĐẶC ĐIỂM TUỔI DẬY THÌ CỦA NỮ HỌC SINH THPT LỤC NGẠN SỐ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, thể lực và trí tuệ của học sinh tuổi 16 - 18 người kinh và người nùng ở trường THPT Lục Ngạn Số 4 Huyện Lục Ngạn, Tỉnh Bắc Giang (Trang 82)

X- Giá trị trung bình.

n X SD 1 Tăg N X 1  SD Tăg

3.3 ĐẶC ĐIỂM TUỔI DẬY THÌ CỦA NỮ HỌC SINH THPT LỤC NGẠN SỐ

NGẠN SỐ 4

Lần kinh nguyệt đầu tiên đánh dấu sự dậy thì chính thức ở nữ. Kết quả nghiên cứu tỷ lệ dậy thì chính thức ở nữ HSDT Nùng và HSDT Kinh ở trường THPT Lục Ngạn số 4 được trình bày dưới đây.

3.3.1. Tỷ lệ và tuổi dậy thì hoàn toàn của học sinh nữ trường THPT Lục Ngạn số 4

Kết quả nghiên cứu các chỉ số sinh lý tuổi dậy thì của học sinh nữ THPT Lục Ngạn số 4 được trình bày trên bảng 3.33 và 3.34.

Bảng 3.33. Số lượng học sinh nữ có kinh lần đầu theo lứa tuổi

Tuổi Số lượng Dân tộc Kinh % Nùng % 10 0 0 0 0 0 11 32 22 10,4 10 4,6 12 83 48 22,7 35 16,1 13 122 75 35,5 47 21,6 14 125 50 23,7 75 34,4 15 63 15 7,1 48 22 16 4 1 0,5 3 0,5 17 0 0 0 0 0

Tổng 429 211 218

Các số liệu trong bảng 3.33 cho thấy :

Tỷ lệ nữ học sinh nữ có kinh lần đầu tăng dần từ tuổi 11 và có kinh hoàn toàn ở tuổi 16.

- Ở lứa tuổi 11, số học sinh nữ đã bắt đầu có kinh lần đầu ở dân tộc Nùng là 10 người, đạt 4,6%, ở dân tộc Kinh là 22 người, đạt 10,4%.

- Ở lứa tuổi 12, số học sinh nữ có kinh lần đầu tiên ở dân tộc Nùng 35 người, đạt 16,1%, ở dân tộc Kinh 48 người, đạt 22%.

- Ở lứa tuổi 13, số học sinh nữ có kinh lần đầu ở dân tộc Nùng là 47 người, đạt 21,6%, ở dân tộc Kinh là 75 người, đạt cao nhất (35,6%).

- Ở lứa tuổi 14, số học sinh nữ có kinh lần đầu ở dân tộc Nùng là 75 người, đạt cao nhất (34,4%), còn ở dân tộc Kinh là 50 người, đạt 23,7%. Bảng 3.34. Thời điểm (trung bình) học sinh nữ có kinh lần đầu

Dân tộc Số

lượng Thời điểm So sánh (p)

Nùng 218 13 năm  1,1 năm p(1-2)< 0,05 Kinh 211 12 năm 3 tháng  1,0 năm p(2-1)<0,05

Các số liệu ở bảng 3.29 cho thấy:

- Tuổi dậy thì của học sinh nữ trường THPT Lục Ngạn số 4 dao động trong khoảng từ 12 năm 3 tháng (HSDT Kinh) đến 13 năm (HSDT Nùng).

- Tuổi có kinh lần đầu của HSDT Kinh sớm hơn so với HSDT Nùng, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p< 0,05).

Điều này theo chúng tôi ngoài các yếu tố về di truyền, giới tính thì có lẽ do điều kiện sinh hoạt trong đời sống hàng ngày như chế độ dinh dưỡng của người Kinh tốt hơn, bên cạnh đó việc tiếp cận được các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, ti vi, internet, sinh hoạt cộng đồng, v.v. của người Kinh nhiều hơn nên ảnh hưởng tới tuổi có kinh lần đầu của học HSDT Kinh sớm hơn so với HSDT Nùng.

So sánh với những nghiên cứu trong nước và ngoài nước về tuổi dậy thì chính thức được thể hiện trong bảng 3.35.

Bảng 3.35. Tuổi dậy thì chính thức của trẻ em Việt Nam và nước ngoài

Năm Tác giả Đối

tượng

Vùng Tuổi có kinh lần đầu

1960 -1975 Tanner Dân cư Paris U.S.A Cu Ba 13,2 năm 12,5 năm 13 năm 1973 Hoàng Thị Mịch Học sinh Hà Nội 14 năm ± 1năm 5 tháng 1975 Hằng số sinh học người Việt Nam

Thành phố Nông thôn 14 năm ± 1 năm 2 tháng 15 năm ± 3 năm 4 tháng 1978- 1982 Đ.Kỷ- C.Q.Việt [17] Học sinh Hà Nội, TP.HCM, Thái Bình 13 năm 9 th ± 1 năm 2 th 13 năm 10 th ± 1 năm 5th 14 năm 5 th ± 1năm 3 th 1991 Đ.H.Khuê [18] Học sinh

Hà Tây 13 năm 8 th ± 1năm 8 th

2008 Đỗ Hồng Cường [4] Học sinh Thái Hòa Bình, 13 năm 4 tháng  6 tháng 13 năm 4 tháng  7 tháng

Kinh Hòa Bình 2011 Hoàng Trường Giang Học sinh Kinh Bắc Giang, Nùng Bắc Giang 12 năm 3 th áng  1năm 13 năm  1 năm 1 tháng

Bảng 3.35 cho thấy tuổi dậy thì chính thức của học sinh nữ trường THPT Lục Ngạn số 4 sớm hơn so với nữ thành phố, nông thôn trong Hằng số sinh học người Việt Nam (1975) [1] và cũng sớm hơn học sinh Hà Nội, Thái Bình, Hà Tây trong một số nghiên cứu giai đoạn 1978-1990 [14], [17], nữ người Thái, người Kinh ở tỉnh Hòa Bình (2008) [4] Tuy vậy, tuổi dậy thì chính thức học sinh nữ trường THPT Lục Ngạn số 4 trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ tương đương so với nữ ở Paris, Cuba và nữ U.S.A theo Tanner [40]. Như vậy, chủng tộc, điều kiện sống có ảnh hưởng lớn đến tuổi dậy thì chính thức.

3.3.2. Độ dài chu kỳ kinh nguyệt và chảy máu trong chu kỳ kinh nguyệt của học sinh nữ THPT Lục Ngạn số 4.

Độ dài chu kỳ kinh nguyệt

Độ dài chu kỳ kinh nguyệt (vòng kinh) là khoảng thời gian giữa hai lần kinh nguyệt liên tiếp được tính bằng ngày. Độ dài chu kỳ kinh nguyệt bình thường khoảng 28-32 ngày.

Kết quả nghiên cứu độ dài chu kỳ kinh nguyệt của nữ HSDT Kinh và Nùng được thể hiện tại bảng 3.36.

Bảng 3.36. Độ dài chu kỳ kinh nguyệt của nữ HSDT Kinh và Nùng (ngày)

TT Dân

tộc

Số lượng

Độ dài chu kì kinh

1 Nùng 218 30,5 ngày  2,6 ngày P (1-2)<0,05 2 Kinh 211 31,2 ngày  2,8 ngày p(2-1)<0,05

Các số liệu bảng 3.36 cho thấy độ dài chu kỳ kinh nguyệt của nữ HSDT Kinh và Nùng dao động từ 30,5 ngày (HSDT Nùng) đến 31,2 ngày (HSDT Kinh). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê vì p<0,05.

Khi so sánh vòng kinh của nữ HSDT Kinh và Nùng, chúng tôi thấy có thời gian ngắn hơn với vòng kinh của nữ sinh Hà Đông trong nghiên cứu của Đào Huy Khuê (32 ± 6,4 ngày). So với vòng kinh của nữ người Thái ở Hòa Bình (30,0  2,1 ngày) và nữ Kinh ở Hòa Bình (31,1  1,4 ngày) trong nghiên cứu của Đỗ Hồng Cường [4] thì vòng kinh của nữ HSDT Kinh và Nùng trong nghiên cứu của chúng tôi dài hơn.

Thời gian chảy máu kinh nguyệt: là khoảng thời gian được tính từ ngày đầu chảy máu đến ngày kết thúc của lần kinh nguyệt đó. Thời gian chảy máu của phụ nữ khỏe mạnh thường là 3-5 ngày.

Kết quả nghiên cứu thời gian chảy máu kinh nguyệt của nữ HSDT Kinh và Nùng được thể hiện tại bảng 3.37.

Bảng 3.37. Thời gian chảy máu trong chu kì kinh nguyệt của nữ HSDT Kinh và Nùng (ngày)

TT Dân

tộc

Số lượng

Độ dài chu kì kinh

nguyệt So sánh ( p)

1 Nùng 218 4,2 ngày  1,0 ngày P (1-2)>0,05 2 Kinh 211 4,4 ngày  1,1 ngày

Các số liệu ở bảng 3.37 cho thấy thời gian chảy máu trong chu kỳ kinh nguyệt của nữ học sinh trường THPT Lục Ngạn số 4 dao động từ 4,2 ngày

(HSDT Nùng) đến 4,4 ngày (HSDT Kinh) nhưng sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

So với thời gian chảy máu của nữ sinh người Nùng (4,6  0,1 ngày) và người Kinh (4,8  0,2 ngày) ở tỉnh Hòa Bình (2008) thì thời gian chảy máu trong chu kỳ kinh của học sinh nữ người Nùng và người Kinh ở trường THPT Lục Ngạn số 4 lại ngắn hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, thể lực và trí tuệ của học sinh tuổi 16 - 18 người kinh và người nùng ở trường THPT Lục Ngạn Số 4 Huyện Lục Ngạn, Tỉnh Bắc Giang (Trang 82)