Đánh giá phƣơng pháp Phân vùng tách mạng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng thất thoát nước sạch và giải pháp khắc phục bằng phương pháp phân vùng tách mạng tại trung tâm quận ô môn (Trang 76)

Qua quá trình thực hiện nghiên cứu thực tế, phƣơng pháp phân vùng tách mạng có thể đƣợc tóm lƣợt theo sơ sau:

Hình 4.21 Quy trình tóm lƣợc phƣơng pháp Phân vùng tách mạng tại trung tâm Quận Ô Môn

Chọn vùng thí điểm

Xác định ranh giới vùng

Gắn & sửa chữa thay thế Van, đồng hồ vùng Các vùng 1 2 3 4 … 9 Xác định mức độ thất thoát từng vùng Thực hiện giám sát vùng Thƣờng xuyên theo dõi

diễn biến thất thoát

Thu thập thông tin vùng (số khách hàng KD-DV, Cơ quan hành chính... Đo lƣu lƣợng nƣớc ban đêm Đo lƣu áp lực đƣờng ống

Xác định nguyên nhân thất thoát

Ghi nhận chỉ số đồng hồ tổng Quản lý Rò rỉ Xem lại công tác hóa đơn Dò tìm đƣờng ống đấu nối trái phép Thay thế đồng hồ cũ, hƣ hỏng Dò tìm rò rỉ Sửa chữa, thay mới đƣờng ồng

Vùng đã giám sát, cải tạo

Không chấp nhận (trên 20%) Chấp nhận (dƣới 20%)

a. Hiệu quả đạt được

Phân vùng tách mạng là sự kết hợp giữa phân chia bản đồ mạng lƣới đƣờng ống, thiết lập đồng hồ vùng, quản lý áp lực, dò tìm và khắc phục sự cố rò rỉ. Vì thế, từng công việc thực hiện đều có tác động qua lại lẫn nhau và quyết định đến sự thành công của phƣơng pháp. Hiện tại, chống thất thoát bằng Phân vùng tách mạng đƣợc xem là phƣơng pháp hiệu quả nhất trong việc giảm thiểu lƣợng nƣớc thất thoát cho các Công ty Cấp thoát nƣớc. Tại Công ty Cấp nƣớc Ô Môn thông qua phƣơng pháp này, tỷ lệ thất thoát nƣớc của vùng đã đƣợc giảm. So với tỉnh Bình Dƣơng, Đồng Tháp, TP. HCM và một số khu vực ở nƣớc ngoài nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ thì kết quả chống thất thoát tại trung tâm Quận Ô Môn có thể nói là tƣơng đối thành công, đạt 29,39% vào tháng 9/2013, hƣớng đến 25% vào cuối năm. Bởi do Công ty Cấp nƣớc Bình Dƣơng và nhà máy nƣớc Tanzhou (Trung Quốc) đa phần cung cấp nƣớc cho các khu công nghiệp, các phân xƣởng sản xuất với quy mô lớn nên chỉ quản lý một đồng hồ riêng lẻ, ít xảy ra tình trạng rò rỉ ống từ mạng lƣới phân phối, thất thoát dƣới 20%. Còn đối với dự án 24x7 tại Ấn Độ, trong bƣớc đầu triển khai vùng thí điểm cũng hạ mức thất thoát từ 52% xuống còn 30%.

Vào năm 2012, tỷ lệ nƣớc thất thoát trung bình tại trung tâm Quận lên đến 45%. Liên kết số liệu với các tháng đầu năm ta có đƣợc một cái nhìn tổng quát về vùng qua biểu đồ sau:

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Năm 2012 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Tháng/2013 % Th ất t ho át

Nước thất thoát Xu hướng thất thoát

Hình 4.22 Xu hƣớng thất thoát nƣớc tại trung tâm Quận Ô Môn

Trong những tháng đầu thực hiện, phƣơng pháp phân vùng tách mạng đã mang lại hiệu quả trên các lĩnh vực nhƣ:

- Về kinh tế:

Nếu chỉ tính riêng về doanh thu, từ tháng 6/2013 đến tháng 9/2013, qua 4 tháng thực hiện chống thất thoát, tỷ lệ thất thoát nƣớc toàn vùng giảm 5,28%, một tháng

thu hồi khoảng 2770m3

nƣớc, tƣơng đƣơng làm lợi gần 17 triệu đồng/tháng. Với số tiền này, đã phần nào giúp cho Công ty có thêm nguồn vốn, tạo tiền đề triển khai các công việc khác.

- Về xã hội:

Lƣợng nƣớc thất thoát đƣợc giảm đã tạo điều kiện cho việc mở rộng mạng lƣới cấp nƣớc tại một số khu vực chƣa có đƣờng ống đi qua. Theo đó, một số tuyến mạng lƣới mới đã đƣợc mở nhƣ: Tuyến ống D60 PVC hẻm 2 đƣờng Lê Lợi, dài 108m, tuyến ống D60 PVC Quốc lộ 91, dài 306m, tuyến ống D114 - D60 PVC đƣờng Trần Hƣng Đạo nối dài, dài 828m...vv.

Áp lực nƣớc đƣợc cải thiện mang lại uy tín và nâng cao chất lƣợng phục vụ khi giải quyết đƣợc tình trạng bức xúc của ngƣời dân tại một số khu vực áp lực yếu, nhất là các khu vực cuối nguồn. Áp lực ghi nhận ở cuối nguồn giờ cao điểm là 0,7 bar tăng 0,6 bar và giờ thấp điểm là 1,4 bar, tăng 1,1 bar (so với cuối năm 2012).

- Về môi trƣờng:

Có thêm nguồn nƣớc sạch cung cấp cho nhu cầu sử dụng của ngƣời dân khi mà hiện nay nguồn nƣớc tự nhiên đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do các hoạt động sản xuất, sinh hoạt và công nghiệp. Việc giảm mức độ rò rỉ nƣớc từ mạng lƣới đƣờng ống cũng làm hạn chế nguy cơ ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nƣớc ngầm do một số chất ô nhiễm có trên bề mặt ngấm vào trong đất và ngấm xuống nƣớc tầng nƣớc ngầm thông qua một thời gian dài.

b. Hạn chế gặp phải

Tuy công tác chống thất thoát tại trung tâm quận Ô môn đã đạt đƣợc nhiều thành công, song do bƣớc đầu triển khai, phƣơng pháp Phân vùng tách mạng còn gặp những khó khăn và hạn chế nhất định sau:

 Đa phần mạng lƣới đƣợc lắp đặt trong giai đoạn 1991, trải qua nhiều quá trình

thay thế, sửa chữa và chƣa đƣợc cập nhật đầy đủ thông tin vào bản đồ điện tử cũng nhƣ số hóa bản đồ nên gây khó khăn trong việc xác định vị trí đƣờng ống.

 Việc phân chia mạng lƣới theo từng vùng nhỏ nên kết quả tại vùng chƣa thể đánh giá chính xác tỷ lệ thất thoát trong toàn khu vực. Bên cạnh đó, các vùng nhƣ 3, 5, 6, 8, 9 vận hành chƣa tốt. Một số đồng hồ vùng đã đƣợc thiết lập nhƣng thƣờng xuyên bị hƣ hỏng, ghi nhận dữ liệu không chính xác làm ảnh hƣởng đến quá trình quản lý mạng lƣới.

 Quá trình ghi chỉ số đồng tổng và chỉ số đồng hồ khách hàng tại vùng 1, vùng 4

chƣa đúng lịch, đúng ngày do nhiều yếu tố khách quan về thời tiết, giờ làm việc dẫn đến sai số trong kết quả tính toán lƣợng nƣớc thất thoát.

 Thiếu nguồn lao động, đặc biệt là lao động lành nghề. Một nhân viên đôi khi vừa thực hiện công việc dò tìm rò rỉ vừa nhận nhiệm vụ bên bộ phận khắc phục sự cố hay công tác ghi thu. Điều này thiếu tính chuyên môn dẫn đến hiệu quả công việc kém.

 Thiếu các phƣơng tiện, máy móc dò tìm rò rỉ hiện đại. Bởi phƣơng pháp dò tìm

rò rỉ bằng thanh nghe thủ công đƣợc nhận xét là đơn giản, dễ sử dụng. Song, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên ngoài nên mang lại kết quả dò tìm không cao.

Nhìn chung phƣơng pháp phân vùng tách mạng tuy gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai và vận hành mạng lƣới, nhƣng phần lớn đã cắt giảm đƣợc đáng kể tỷ lệ nƣớc rò rỉ, đây đƣợc xem là phƣơng pháp chống thất thoát nƣớc hiệu quả nhất hiện nay.

CHƢƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng thất thoát nước sạch và giải pháp khắc phục bằng phương pháp phân vùng tách mạng tại trung tâm quận ô môn (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)