Chi phí bán hàng

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thiên châu (Trang 126)

Trong quá trình hạch toán chi phí vận chuyển hàng hóa công ty hạch toán vào TK

6421 như sau:

Dựa vào Phiếu chi số 00209, kế toán công ty hạch toán :

Nợ TK 642: 2.100.000 Nợ TK 1331 : 210.000 Có TK 1111: 2.310.000

Chi phí vận chuyển này nên hạch toán vào TK 641 cụ thể như sau:

Nợ TK 641: 2.100.000 Nợ TK 1331 : 210.000 Có TK 1111: 2.310.000

Sổ Nhật ký đặc biệt SỔ NHẬT KÍ CHUNG Sổ, thẻ kế toán

chi tiết SỔ CÁI Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh

Báo Cáo Tài Chính Chứng từ kế toán

97

- Trích các khoản bảo hiểm theo quy định hiện hành

Công ty hiện nay không trích các khoản bảo hiểm, công ty nên phân bổ các

khoản trích theo lương như sau:

Phân bổ tiền lương:

Nợ TK 641 6.000.000 Nợ TK 642 12.000.000 Có TK 334 18.000.000 Phân bổ các khoản trích theo lương

Nợ TK 641 6.000.000 x 21% = 1.260.000 Nợ TK 642 12.000.000 x 21% = 2.520.000 Nợ TK 334 18.000.000 x 9,5% = 1.710.000 Có TK 3383 18.000.000 x 24% = 4.320.000 Có TK 3384 18.000.000 x 4,5% = 810.000 Có TK 3389 18.000.000 x 2% = 360.000

Thanh toán lương cho nhân viên

Nợ TK 334 16.290.000 Có TK 111 16.290.000

- Các khoản giảm trừ doanh thu

Ngoài ra, trong Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, công ty không sử

dụng các tài khoản giảm trừ doanh thu bao gồm :

Tài khoản 521: “Chiết khấu thương mại”

Tài khoản 531: “Hàng bán bị trả lại”

Tài khoản 532: “Giảm giá hàng bán”

Trên thực tế công ty có giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại cho khách

hàng khi mua hàng với số lượng lớn nhưng công ty không hạch toán các tài khoản này mà chỉ trừ thẳng vào tổng số tiền khách hàng phải thanh toán ghi trên Hóa đơn GTGT điều này là không đúng theo quy định của Nhà nước vì sẽ gây khó khăn cho việc xác định tổng doanh thu bán hàng thực tế và số tiền đã giảm cho khách hàng. Công ty nên tách rời phần giảm giá mà khách hàng được hưởng với tổng giá thanh toán, đồng thời

98

sử dụng TK 532, TK 521 để hạch toán phần giảm giá đó. Điều này sẽ giúp cho công ty

hạch toán chính xác tổng doanh thu thực tế, tổng các khoản giảm giá cho khách hàng phát sinh trong kỳ. Đồng thời, khi hàng bán bị trả lại do vi phạm cam kết, không đúng

chủng loại, quy cách thì công ty nên hạch toán vào TK 531.

Trình thạch toán đối vi các khon gim trừ cho khách hàng như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh:

Nợ TK 521- Số chiết khấu thương mại chấp nhận cho khách hàng Nợ TK 3331 - Thuế GTGT của số tiền chiết khấu

Có TK 111, 112, 131 – Tổng số tiền thanh toán

Cuối kỳ, kết chuyển chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ vào TK 511 Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 521 – Chiết khấu thương mại.

Khi phản ánh số hàng bán bị trả lại thực tế phát sinh:

Nợ TK 531- Số hàng bán bị trả lại (giá bán chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp

Có TK 131 – Phải thu khách hàng (giá bán + thuế GTGT)

Có TK 111, 112 – Tiền mặt, TGNH (giá bán + thuế GTGT)

Nhập lại kho số hàng bán bị trả lại tho giá vốn, ghi:

Nợ TK 155, 156 - Thành phẩm, hàng hóa (trị giá vốn đã xuất kho)

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (trị giá vốn đã xuất kho)

Cuối kỳ, kết chuyển số hàng bán bị trả lại phát sinh trong kỳ vào TK 511 Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

99

Khi giảm giá hàng bán cho khách hàng:

Nợ TK 532 - Giảm giá hàng bán (Số tiền giảm giá)

Nợ TK 3331 - Thuế GTGT tương ứng

Có TK 131 – Phải thu khách hàng (trừ bớt nợ nếu bán chịu)

Có TK 111, 112- Tiền mặt, TGNH (trả lại bằng tiền)

Cuối kỳ, kết chuyển giảm giá hàng bán vào TK 511:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng bị giảm tương ứng Có TK 532 – Giảm giá hàng bán

Về hóa đơn giá trị gia tăng: Trong năm nay công ty chính thức thay đổi diện

mạo mới thông qua việc thay đổi logo công ty. Logo mới vừa là tem chống hàng giả

vừa là hình ảnh đại diện mới để phù hợp hơn so với xu hướng thị trường, càng ngày càng tạo vị thế cao trong lòng khách hàng. Công ty đã chính thức thay hình ảnh logo

mới trên trang web công ty, hình ảnh mới như sau:

100

Tuy nhiên, hiện nay công ty vẫn chưa thay đổi logo trên các hóa đơn giá trị gia tăng mặc dù trên trang web công ty hình ảnh này đã được cập nhật. Đối với nhà cung cấp và khách hàng thân thiết gắn bó lâu năm với công ty thì sẽ không ảnh hưởng nhiều đến uy tín nhưng đối với những khách hàng mới thì sẽ tạo sự băn khoăn cho họ, ngoài ra cũng chưa đúng với quy định Nhà nước, với lại công ty tự in hóa đơn nên việc này cần chủ động hơn nữa. Vì vậy cần nhanh chóng thay đổi logo toàn diện trên các hóa

đơn.

Việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi: Công ty nên trích lập dự phòng nợ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phải thu khó đòi nhằm đề phòng nợ phải thu thất thu khi khách hàng không có khả năng chi trả nợ và xác định giá trị thực của một khoản tiền nợ phải thu. Để thực hiện

theo nguyên tắc thận trọng trong kế toán, công ty nên tiến hành phân loại các khoản nợ

phải thu trên TK 131 và tiến hành lập dự phòng chi tiết đối với các khoản phải thu có

thời hạn từ 3 năm trở lên.

Căn cứ xác định nợ phải thu khó đòi

Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán trên hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ

hoặc cam kết nợ.

Nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán trên hợp đồng kinh tế (các công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng...) đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang

làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị cơ quan pháp luật truy tố, giam

giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.

Mức trích lập: (Theo thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009)

Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:

- 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.

- 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1năm đến dưới 2 năm.

- 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.

- 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 năm trở lên.

Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết... thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.

101

Tài khoản sử dụng: TK 139 “Dự phòng phải thu khó đòi”

Nợ TK 139 Có

- Khoản nợ phải thu khó đòi đã xử lý

xóa sổ được bù đắp bằng khoản dự

phòng phải thu khó đòi.

- Hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi

Số dự phòng về nợ phải thu khó đòi tính lần đầu hoặc tính bổ sung

Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có

Dự phòng phải thu khó đòi hiện có

lúc cuối kỳ

Phương pháp hạch toán:

Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào những bằng chứng đáng tin cậy thu thập được (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

về các khoản nợ phải thu khó đòi ( khách hàng bị phá sản hoặc bị tổn thất, thiệt hại lớn

về tài sản, các con nợ đang bị cơ quan pháp luật giam giữ, xét hỏi hoặc đã chết,…)

doanh nghiệp xác định số dự phòng cần phải lập cho các khoản nợ này; so sánh với số

dự phòng phải thu khó đòi đã lập ở cuối niên độ kế toán trước.

1. Nếu số dự phòng phải thu khó đòi ở cuối niên độ kế toán này nhiều hơn số dự

phòng đã lập ở cuối niên độ kế toán trước, phần chênh lệch được trích lập bổ sung dự

phòng, hạch toán phần chênh lệch vào chi phí dự phòng, kế toán ghi:

Nợ TK 642(6) – Chi phí dự phòng

Có TK 139 – Dự phòng phải thu khó đòi

2. Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần lập ở cuối niên độ kế toán này ít hơn

số dự phòng đã lập ở cuối niên độ kế toán trước, phần chênh lệch được hoàn nhập dự

phòng, kế toán ghi:

Nợ TK139 - Dự phòng phải thu khó đòi Có TK642(6) - Chi phí dự phòng

3. Trong kỳ kế toán, nếu có khoản nợ phải thu khó đòi thực sự không thể thu hồi được, doanh nghiệp làm thủ tục xóa sổ các khoản nợ này theo quy định. Căn cứ vào quyết định xử lý xóa sổ các khoản nợ không thể thu hồi được:

102

Nợ TK 642(6) - Chi phí dự phòng (chưa lập dự phòng)

Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi (phần đã lập dự phòng) Có TK 131 – Các khoản phải thu của khách hàng

Có TK 1388 – Các khoản phải thu khác

Đồng thời phải theo dõi khoản công nợ đã xử lý trên TK 004 “Nợ khó đòi đã xử

lý” trong thời hạn ít nhất từ 10 đến 15 năm theo bút toán đơn:

Nợ TK 004 – Nợ khó đòi đã xử lý.

4. Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xoá sổ sau đó doanh

nghiệp thu hồi được, kế toán ghi:

Nợ TK 111 – Số tiền mặt thu được

Nợ TK 112 – Số tiền gửi ngân hàng thu được

Có TK 711 – Thu nhập khác

Đồng thời ghi đơn Có TK 004 – Nợ khó đòi đã xử lý.

Các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ nếu sau 10 – 15 năm không thu hồi được ghi đơn: Có TK 004 – Nợ khó đòi đã xử lý

Việc dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Việc dự trữ hàng tồn kho trong công

ty sẽ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh nhịp nhàng, tránh được sự đình trệ kinh doanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dẫn đến lãng phí về thời gian và tiền bạc. Tuy nhiên quá trình này có thể sẽ gây cho

công ty bị ứ đọng vốn đồng thời bị rủi ro sự giảm giá của hàng tồn kho phát sinh do giá

cả thị trường tác động tới. Để tránh rủi ro đó, công ty cần phải lập dự phòng giảm giá

hàng tồn kho.

Tài khoản sử dụng: TK 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”

Nợ TK 159 Có

Số hoàn nhập dự phòng giảm giá

hàng tồn kho ghi giảm giá vốn hàng bán. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần trích lập cuối niên độ. Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện còn cuối kỳ

103

Phương pháp hạch toán

1. Cuối niên độ kế toán căn cứ vào số lượng hàng hóa, vật tư và khả năng giảm

giá của từng thứ hàng hóa, vật tư để xác định mức trích lập dự phòng tính vào chi phí, kế toán ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

2. Cuối niên độ kế toán năm sau, tiếp tục tính toán mức cần lập dự phòng giảm

giá hàng tồn kho cho năm tiếp theo. Sau đó sẽ so sánh với số dự phòng đã lập cuối kỳ

kế toán của năm trước:

+ Nếu có số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước

thì số chênh lệch lớn hơn phải trích lập bổ sung, kế toán ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

+ Nếu số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng đã lập năm trước thì số

chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập, kế toán ghi:

Nợ TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.

Trên đây là một vài nhận xét và ý kiến của em đưa ra nhằm giúp công ty có thêm những lựa chọn trong công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh trong quá trình thực tập tại công ty TNHH MTV Thiên Châu. Do kinh nghiệm thực tế chưa nhiều

nhưng với những gì được học và được giảng dạy trên ghế nhà trường em có đưa ra

những nhận định trên hy vọng sẽ được sự quan tâm của quý công ty đến những ý kiến đó.

104 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN

Trong môi trường kinh doanh có sự cạnh tranh gay gắt, khốc liệt như hiện nay,

song hành với những cơ hội là những thách thức có thể xảy ra rủi ro bất cứ lúc nào đối

với các công ty, doanh nghiệp. Do đó công ty TNHH MTV Thiên Châu muốn đứng

vững phải có những sách lược riêng của mình để hạn chế tới mức thấp nhất khả năng rủi ro là điều tất yếu.

Trong công tác quản lý kinh tế, đặc biệt trong điều kiện phát triển không ngừng

của nền kinh tế thị trường hiện nay thì thông tin kế toán đóng vai trò hết sức quan trọng

quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Do vậy để phát huy được

vai trò đó kế toán phải thực hiện công tác doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh

doanh sao cho hiệu quả nhất. Đối với phần hành kế toán doanh thu, chi phí và xác định

kết quả kinh doanh, ngoài nhiệm vụ chính là đưa ra kết quả cuối cùng cho lãnh đạo

công ty, cho những đối tượng liên quan thì kế toán có thể đưa ra những ý kiến để góp

phần nâng cao kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

Việc hoàn thiện sẽ tạo ra được hướng đi để điều chỉnh các hoạt động kế toán khác

có liên quan trong công ty. Do vậy, việc hoàn thiện công tác kế toán, hoàn thiện các

nghiệp vụ có ý nghĩa vô cùng quan trọng với công tác quản lý, công tác kế toán hiện

nay và toàn bộ quá trình kinh doanh của công ty. Việc hạch toán đúng, đủ chính xác

các nghiệp vụ tiêu thụ hàng hóa sẽ là công cụ quản lý sắc bén của bất kỳ một công ty

nào với mối quan tâm hàng đầu là mục tiêu đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất và tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, để có được kết quả trong việc hoàn thiện kế toán cần phải

thực hiện tốt các yêu cầu như: hoàn thiện phải dựa trên cơ sở tôn trọng cơ chế tài chính, chế độ kế toán hiện hành. Nếu doanh nghiệp có muốn sửa đổi thì phải sửa đổi

trong một khuôn khổ nhất định, phải được sự đồng ý của cơ quan tài chính, tôn trọng

nguyên tắc chung. Vận dụng chế độ kế toán một cách sáng tạo cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty, tạo điều kiện cho công việc kinh doanh có được hiệu quả

cao nhất.

Cùng với việc đáp ứng tốt nhu cầu xã hội nâng cao hiệu quả kinh doanh thì công ty cần phải nỗ lực hết mình để tạo uy tín và chất lượng đối với khách hàng, phục vụ tốt

nhu cầu xã hội để khẳng định và nâng cao hơn nữa vị trí của mình trong môi trường

105

TÀI LIỆU THAM KHẢO



1. Trần Quốc Dũng (2009). Giáo trình Nguyên lý kế toán, trường Đại Học Cần Thơ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Trần Quốc Dũng (2011). Giáo trình Bài giảng kế toán tài chính, trường Đại

Học Cần Thơ.

3. Trần Quốc Dũng (2012). Giáo trình Tổ chức công tác kế toán, trường Đại Học

Cần Thơ.

4. Huỳnh Thiên Lộc (2008). “ Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Viễn Thông Cần Thơ – Hậu Giang “ , Luận văn tốt nghiệp, trường Đại Học Cần Thơ.

5. Quyết định số 15/2006 QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính. 6. Chuẩn mực kế toán số 14 Doanh thu và thu nhập khác ban hành và công bố

theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.

7. Thông tư 228/2009/TT-BTC ban hành ngày 07/12/2009 của Bộ Tài Chính.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thiên châu (Trang 126)