Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số phân bón hữu cơ đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng chè Kim Tuyên tại xã Thịnh Đán – thành phố Thái Nguyên năm 2013. (Trang 34)

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình sản xuất chè tại Thái Nguyên

4.1.1. Điu kin t nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lí

Thái Nguyên là tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du - Miền núi Bắc bộ, cách Thủ đô Hà Nội 45 km về phía nam. Tọa độ địa lí 20020’ đến 22025’ vĩ độ Bắc; 105025’ đến 106016’ kinh độ Đông; thành phố Thái Nguyên cách Thủđô Hà Nội 80 km về phía nam theo quốc lộ 3, là cửa ngõ nối Thủ đô Hà Nội và các tỉnh vùng Đồng bằng Bắc bộ với các tỉnh Miền núi phía Bắc; tỉnh Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế giáo dục của vùng núi phía Bắc; có tuyến đường sắt Hà Nội Thái Nguyên, đường bộ cao tốc Hà Nội -Thái Nguyên, quốc lộ 3, quốc lộ 37, 1B, 279 - giao thông thuận lợi giữa Thái Nguyên với các tỉnh trong vùng núi phía Bắc, với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ.

Với vị trí địa lý nói trên đã tạo cho tỉnh Thái Nguyên có lợi thếđặc biệt trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

4.1.1.2. Đất đai

Diện tích đất tự nhiên 353.101 ha, chủ yếu là đất đồi núi (85,8% diện tích đất tự nhiên).

Đất phù sa: diện tích 19.448 ha, chiếm 5,49% diện tích đất tự nhiên; Đất bạc màu: diện tích chỉ có 4.331 ha, chiếm 1,22% diện tích đất tự nhiên; Đất tụ dốc: diện tích 18.411 ha, chiếm 5,2% đất tự nhiên;

Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: diện tích 4.380 ha, chiếm 1,24%; Đặc biệt là tỉnh có diện tích đất đỏ vàng trên phiến thạch sét rất lớn (136.880 ha, chiếm 38,65% diện tích đất tự nhiên). Đây là diện tích đất lớn

nhất, phân bố tập trung ở huyện Phú Lương, Võ Nhai, Đại Từ, Đồng Hỷ, Định Hoá. Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, độ pH đất từ 4,5 - 5,5. Loại đất này có khoảng 48,5% diện tích có độ dốc từ 8 - 25 độ, chất đất rất thích hợp với phát triển cây chè.

4.1.1.3. Điu kin khí hu

Cây chè là cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới nên ưa khí hậu nóng ẩm. Cây chè cũng như những cây trồng khác, trong quá trình sinh trưởng và phát triển chịu sự tác động rất lớn từ điều kiện thời tiết, khí hậu. Các yếu tố như: Nhiệt độ, lượng mưa, ẩm độ, ánh sáng đều tác động mạnh đến đời sống cây chè nói chung và ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng chè nói riêng. Do vậy, trong quá trình nghiên cứu tôi đã tiến hành thu thập về diễn biến thời tiết ở tỉnh Thái Nguyên. Số liệu được trình bày ở bảng 4.1:

Bng 4.1: Bng thi tiết, khí hu ca Thái Nguyên năm 2013 Tháng Nhiệt độ TB (0C) Độ ẩm KK TB (%) Số giờ nắng

(giờ) Lượng mưa TB (mm)

1 14,9 81 12 11,4 2 19,3 86 36 28,9 3 23,6 80 49 16,4 4 24,6 81 50 69,0 5 27,9 81 150 298,2 6 29,0 81 165 256,7 7 27,9 86 140 974,1 8 28,3 85 167 405,7 9 26,4 85 116 352,2 10 24,6 78 147 83,0 11 22,2 76 98 44,8 12 15,0 75 186 32,2

Qua bảng số liệu 4.1 cho thấy:

Nhiệt độ là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn quyết định đến sinh trưởng, phát triển của cây chè. Nhiệt độ thích hợp nhất cho chè là từ 220C - 300C. Qua bảng 4.1 cho thấy: Ở Thái Nguyên nhiệt độ trung bình từ tháng 5 đến tháng 11 thay đổi không đều qua các tháng, biến động từ 22,20C - 29,00C, đây là khung nhiệt độ tương đối phù hợp cho cây chè sinh trưởng và phát triển. Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 11 đạt 22,20C, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 7 đạt 29,00C.

Lượng mưa là yếu tố khí hậu quan trọng quyết định đến sinh trưởng, phát triển và khả năng cho năng suất, chất lượng của cây chè. Chè là loại cây ưa ẩm, là cây thu hoạch búp, lá non, nên càng cần nhiều nước và vấn đề cung cấp nước cho quá trình sinh trưởng của cây chè lại càng quan trọng hơn.

Yêu cầu tổng lượng nước mưa bình quân trong một năm đối với cây chè khoảng 1500 - 2000 mm và mưa phân bố đều trong các tháng. Bình

quân lượng mưa của các tháng trong thời kỳ chè sinh trưởng phải lớn hơn hoặc bằng 100 mm, nếu nhỏ hơn 100 mm chè sinh trưởng không tốt.

Ở Thái Nguyên lượng mưa trung bình thay đổi không đều qua các tháng, biến động từ 44,8 mm – 974,1 mm, khoảng lượng mưa này không được phù hợp cho cây chè sinh trưởng và phát triển. Cao nhất là tháng 7 đạt 974,1 mm và thấp nhất là tháng 11 đạt 44,8 mm.

Lượng mưa có quan hệ trực tiếp tới sinh trưởng và phát triển của cây chè, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng cao hay thấp. Vì vậy, bên cạnh biện pháp chống xói mòn cho chè vào mùa mưa còn cần chú ý đến việc chống hạn giữ ẩm cho chè vào mùa khô. Thiếu nước, độ ẩm không khí và độẩm của đất không đủ thì sức sinh trưởng của cây chè sẽ yếu, làm cho cây chè có thể bị còi cọc thậm chí là chết. Ngược lại, khi cung cấp đủ nước, chè sinh trưởng tốt, lá to mềm, búp non và tỉ lệ sống cao. Ngoài ra, cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng trọt tổng hợp khác như cày đất, làm đất, xới xáo, làm cỏ, mật độ và phương thức trồng hợp lý, phủđất, tủ gốc,... để

giải quyết tốt nhu cầu nước trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây chè nhằm giúp cho cây sinh trưởng và phát triển trong điều kiện tốt nhất.

Ẩm độ không khí cần thiết cho cây chè là 70 - 90%, thích hợp nhất là 80 - 85%. Qua bảng 4.1 cho ta thấy ẩm độ trung bình qua các tháng biến động từ 76 - 86 % là thích hợp cho cây chè sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao. Vào tháng 6, 7 có ẩm độ cao nhất là 81% và thấp nhất vào tháng 11 là 76 %. Ngoài ra, ẩm độ thích hợp cho chè cũng tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại sâu bệnh hại phát triển như: nhện đỏ, bọ xít muỗi chọc thủng các phần non mềm của lá, búp cây chè để hút nhựa làm ảnh hưởng đến năng suất của cây chè. Do đó, cần có các biện pháp phòng trừ và chú ý phun thuốc diệt sâu bệnh.

Cây chè ở vùng nguyên sản sinh sống dưới tán rừng rậm, do vậy cây chè có tính chịu bóng lớn, cây chè tiến hành quang hợp tốt nhất trong điều kiện ánh sáng tán xạ. Ánh sáng trực xạ trong điều kiện nhiệt độ không khí cao, không có lợi cho quang hợp và sinh trưởng của cây chè.

Qua bảng 4.1 cho ta thấy số giờ nắng của Thái Nguyên dao động từ 98 giờđến 167 giờ. Trong đó thấp nhất là tháng 11 đạt 98 giờ, cao nhất vào tháng 8 đạt 167giờ làm cho lá chè bị khô, giảm độ mượt của lá, cây chè có thể bị chết cháy. Vì vậy, phải đặc biệt chú ý trồng cây bóng mát cho nương chè.

4.1.2. Tình hình sn xut chè ti Thái Nguyên

Sản xuất chè ở Thái Nguyên còn chủ yếu là sản xuất quy mô hộ. Tuy vậy, do đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, tăng đầu tư thâm canh chè mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong những năm vừa qua, diện tích, năng suất, chất lượng, giá trị chè Thái Nguyên không ngừng tăng.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên thì diện tích, năng suất, sản lượng chè Thái Nguyên trong những năm trở lại đây được thể hiện ở bảng sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bng 4.2: Din tích, năng sut và sn lượng chè ca Thái Nguyên t năm 2004 - 2011 Năm Tổng diện tích(ha) Diện tích kinh doanh(ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng tươi (nghìn tấn) Sản lượng khô (nghìn tấn) 2004 15.700 13.000 73,07 95,00 19,00 2005 16.446 14.133 79,42 122,24 24,45 2006 16.716 14.662 88,06 129,11 25,82 2007 16.726 15.118 92,72 140,18 28,04 2008 16.994 15.730 94,88 149,26 29,85 2009 17.309 16.053 98,90 158,70 31,74 2010 17.661 16.289 105,50 171,90 34,38 2011 18.138 16.648 108,73 181,02 36,20

(Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên năm 2012)

Theo số liệu Bảng 4.2 cho thấy :

Diện tích trồng chè ngày càng được mở rộng tính đến năm 2011 toàn tỉnh có 18.138 ha, tăng 2.438 ha so với năm 2004.

Năng suất chè năm 2004 mới chỉ đạt 73,07 tạ/ha nhưng đến năm 2011 đạt 108,73 tạ/ha, tăng 35,66 tạ/ha. Cùng với sự tăng nhanh về diện tích và năng suất thì sản lượng chè cũng tăng mạnh. Năm 2011 đạt 181,02 tấn tăng 86,02 tấn so với năm 2004. Kết quả cho thấy sự quan tâm, đầu tư phát triển cây chè trở thành cây trồng mũi nhọn của lãnh đạo tỉnh Thái

Nguyên. Hiệu quả từ các chủ trương, chính sách, các dự án phát triển cây chè mang lại là rất cao.

Tỉnh Thái Nguyên đang đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu giống chè theo hướng giảm giống chè Trung du tăng các giống chè nhập nội và các giống chè trong nước chọn tạo, lai tạo:

- Cơ cấu giống chè của tỉnh Thái Nguyên xác định gồm các giống sau: Chè Trung du, LDP1, LDP2, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, PH8, PH9.

- Căn cứ vào thị trường và điều kiện sinh thái để lựa chọn giống phù hợp cho từng vùng. Đối với vùng nguyên liệu chế biến chè xanh, chè đặc sản như Thành phố Thái Nguyên, một số vùng của huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương, Phổ Yên, Thị xã Sông Công trồng các giống Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên, PH8, PH9, LDP1. Vùng nguyên liệu cho chế biến chè đen (huyện Định Hoá, Võ Nhai, một số vùng của huyện Đại Từ, Đồng Hỷ) tập trung sản xuất các giống chè LDP1, PH8.

- Riêng đối với giống chè Trung Du cần đầu tư thâm canh cao trên diện tích chè còn sung sức. Khẩn trương tuyển chọn cây chè đầu dòng, phục tráng giống chè Trung Du để tổ chức trồng cải tạo tại một số diện tích chè Trung Du ở những vùng mà chè Trung Du đã nổi tiếng để chế biến chè xanh đặc sản, đáp ứng khẩu vị của người uống chè truyền thống.

Cùng với kinh nghiệm sản xuất chè truyền thống có từ lâu đời, người dân có nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt và nhiều vùng chuyên canh cây chè có sản phẩm chè ngon được người tiêu dùng ưa chuộng như: Tân Cương, Trại Cài… Thái Nguyên đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ cả về diện tích cũng như sản lượng.

Năm 2001: diện tích 12.302 ha, chiếm 92,09% tổng diện tích chè; Năm 2005: 10.733 ha (75,9%);

Năm 2011: 18.138 ha

Năm 2001: diện tích 1.016 ha, chiếm 7,6% tổng diện tích chè; Năm 2005: 3.400 ha (24,06%).

Theo quyết định của sở nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên, thì cơ cấu giống chè giai đoạn 2011 – 2015 như sau:

Tiếp tục mở rộng diện tích đồng thời chuyển đổi cơ cấu giống chè theo hướng nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm chè..

Đối với diện tích thay thế: Đầu tư trồng thay thế các diện tích chè Trung Du đã già cỗi bằng các giống chè LDP1, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, tiếp tục khảo nghiệm giống chè PH8, PH9 để từng bước bổ sung vào cơ cấu giống chè của tỉnh. Trong quá trình tổ chức thay thế giống chè phải có giải pháp cụ thể không để diễn ra tự phát để đảm bảo nguyên liệu cho chế biến.

Trong 5 năm (2011- 2015) tổ chức trồng mới và trồng thay thế khoảng 4.000 ha (theo kế hoạch hàng năm), trong đó có 1.000 ha trồng mới để mở rộng diện tích và 3.000 ha trồng lại, phấn đấu đến năm 2015 đưa diện tích chè giống Trung Du còn khoảng dưới 40% tổng diện tích.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số phân bón hữu cơ đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng chè Kim Tuyên tại xã Thịnh Đán – thành phố Thái Nguyên năm 2013. (Trang 34)