Ở Việt Nam vấn đề sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu đang gây ra những tác hại nhất định đến chất lượng nông sản, đến môi trường sinh thái. Đã đến lúc cần thiết phải thay đổi quan điểm về dinh dưỡng cây trồng theo hướng hữu cơ để bảo vệ môi trường, môi sinh.
Các nhà khoa học thuộc viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc tiến hành nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến năng suất, phẩm chất của chè, kết quả cho thấy: Bảng 2.5: Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất, phẩm chất chè Công thức bón Năng suất Nước (%) Tanin (%) Chất tan (%) (tạ/ha) % Đối chứng 31,3 100 78,2 32,1 46,4 N 100 36,0 115 77,6 30,7 45,8 N 100 + P2O5 50 37,4 119,6 78,0 29,7 45,6 N 100 + K2O5 50 88,4 282,7 78,9 30,1 45,9 N 100 + P2O5 50 + K2O5 50 88,4 282,7 78,3 31,5 47,0 N 200 41,5 132,6 78,3 29,3 45,4 N 200 + P2O5 50 + K2O5 50 98,8 316,1 78,5 30,4 46,3
(Nguồn: Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc)[17]
Qua kết quả bảng 2.5 cho thấy: Nếu bón phân không cân đối, chỉ bón có đạm, dù ở mức thấp hay cao thì năng suất và chất lượng của chè đều thấp. Khi bón tỷ lệ N:P:K là 2:1:1 với lượng tương ứng là 200: 50: 50 thì chè cho năng suất và chất lượng cao nhất. Đặc biệt khi bón đơn độc mình đạm với lượng lớn (200 N/ha) thì năng suất và chất lượng không cao hơn đối chúng là bao nhiêu, có xu thế giảm xuống
Khi nghiên cứu tỷ lệ phân bón cho chè, các nhà khoa học thuộc viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc cho biết:
Chè là cây thu hoạch búp, lá do đó trong sản xuất hiện nay vẫn áp dụng cách tính lượng bón N cho chè theo sản phẩm búp thu hoạch được. Khi bón lượng đạm tăng dần từ 20N - 40N/tấn sản phẩm, năng suất chè tăng ở mức có ý nghĩa; khi bón ở mức 35 N - 40 N/tấn sản phẩm, lượng đạm càng tăng, tốc độ tăng năng suất giảm dần.
Bón 35 N/ tấn sản phẩm với tỷ lệ N:P:K = 3:1:1 trên chè (SXKD) ở mức năng suất trên 10 tấn/ ha là thích hợp.
Khi thay thế 80% đạm vô cơ bằng đạm hữu cơ thì sẽ cho chất lượng chè chế biến cao nhất, điểm thử nếm cảm quan đạt 16,37 điểm, nhất là hương thơm và vị của chè được cải thiện .
Bón N: P: K: Mg tỷ lệ 3: 1: 1: 0,3 trên nền phân ủ, tăng mật độ búp, giảm tỷ lệ búp mù xoè và năng suất chè tăng 15,93 % so đối chứng (Đ/C). Như vậy, bón phân NPK tỷ lệ 3:1:1 (35 N/ tấn sản phẩm), kết hợp bón Mg và thay một phần đạm vô cơ bằng đạm hữu cơ, sẽ có ảnh hưởng tốt đến năng suất và chất lượng chè.
Theo báo cáo khoa học của Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tác giả Phạm Văn Ngọc, giảng viên khoa Nông học và cộng sự đã nghiên cứu, sản xuất, khảo nghiệm thành công phân hữu cơ sinh học và vi lượng NTT, bước đầu đánh giá hiệu quả của phân bón trên khía cạnh năng suất, chất lượng chè cho thấy: Chỉ sau một thời gian sử dụng phân hữu cơ sinh học NTT, cây chè phát triển tốt, búp nhiều, lá chè xanh non, búp mập, năng suất tăng cao và ít sâu bệnh hơn; sử dụng loại phân này không ảnh hưởng đến môi trường, sản phẩm chè sản xuất ra an toàn, chất lượng tốt, trung bình một tháng cho thu hoạch 1 lứa, năng suất tăng từ 10 đến 15% [4].
Trong khuôn khổ dự án sản xuất thử nghiệm KC 04 – DA11, năm 2005 Bộ môn Vi sinh vật – Viện Thổ nhưỡng nông hóa đã sản xuất thử
nghiệm thành công 2500 kg chế phẩm Compost Maker phục vụ cho sản xuất hàng nghìn tấn phân hữu cơ sinh học từ nguồn gốc phế thải chăn nuôi. Các nhà khoa học Việt Nam đã thử nghiệm thành công phương pháp nuôi giun bằng rác thải, nhằm giải quyết nạn ô nhiễm môi trường do rác gây ra, đồng thời cung cấp thức ăn cho gia súc. Loại giun này được nhập từ Philippines, có ưu điểm là dễ nuôi, sinh sản nhanh, thích nghi tốt với khí hậu Việt Nam. Theo Huỳnh Thị Kim Hối thuộc viện Sinh Thái và Tài Nguyên sinh vật, đã nghiên cứu kinh nghiệm dân gian, kết hợp với các kiến thức khoa học hiện đại, để ra cho đời một quy trình sản xuất xử lý phế thải nhờ giun đất Philippines. Theo tính toán, để phân hủy một tấn rác hữu cơ trong một năm, người ta cần khoảng 1.000 con giun giống và các thế hệ con cháu của chúng.
Theo Võ Thị Hạnh (2004), nghiên cứu xử lý nguồn phân chuồng biến phế thải này thành phân hữu cơ vi sinh khi sử dụng Bio-F, chế phẩm chứa các vi sinh vật như: Xạ khuẩn Stetomyces sp, nấm mốc Trichoderma sp và vi khuẩn Bacillus sp. Những vi sinh vật trên có tác dụng phân hủy nhanh các hợp chất hữu cơ trong phân lợn, gà và bò gây mùi hôi. Phân lợn, gà sau khi được thải xử lý ẩm độ, sau đó ủ với chế phẩm Bio-F. Sau 3 ngày các vi sinh vật hữu ích phát triển mạnh phân giải và làm mất mùi phân. Nhiệt độ trong khối ủ tăng lên tới 60 – 700C, tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh và trứng giun trong phân. Sau 7 – 10 ngày, giai đoạn kết thúc và sản phẩm thu được là phân bón hữu cơ chất lượng cao, có tác dụng phòng chống nấm gây hại cây trồng.