* Chè Kim Tuyên
Nguồn gốc: Nhập nội từ Đài Loan. Được công nhận giống tạm thời năm 2003, công nhận giống cây trồng mới năm 2008. Đây là giống mang mã số 12 của Đài Loan được tạo ra năm 1975 bằng phương pháp lai hữu tính giữa mẹ là Ô long lá to của địa phương và bố là giống Raiburi của Ấn Độ. Nhập nội vào Việt Nam năm 1994, trồng ở các vùng chè có điều kiện sản xuất chè Ô long.
Đặc điểm: Là giống chè lai, dạng thân bụi, mật độ cành dày, lá hình bầu dục, màu xanh, vàng bóng, thế ngang, răng cưa rõ và đều. Cây sinh trưởng khỏe, mật độ búp dày. Nhân giống bằng giâm hom có tỷ lệ sống cao. Chế biến chè xanh có chất lượng rất cao.
Sinh trưởng: Cây sinh trưởng khoẻ, mật độ búp dày. Khi trồng cây có tỷ lệ sống cao. Cây chè 4- 5 tuổi tán rộng trung bình 117 cm; cây chè 5 tuổi tại Lâm Đồng đạt 10,5 tấn, cây chè 4 tuổi tại Lạng Sơn năng suất đạt 4,5 tấn. Nhân giống bằng giâm hom có tỷ lệ sống cao.
Giống chè Kim Tuyên có sức sinh trưởng khá, chống chịu sâu bệnh khá, chống hạn trung bình, thích hợp cho chế biến chè xanh, chè Ô long.
3.1.1.2. Các loại phân bón
- Phân bón: + Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh + Phân hữu cơ vi sinh NTT
CT1. Phân đa lượng theo quy trình : (240N + 130P205 + 160K20 )/ha (Đối chứng). Ký hiệu là Đ/C
CT2. Phân đa lượng theo quy trình + 5 tấn phân vi sinh Sông Gianh)/ha, Ký hiệu QT + 5 tấn SG
CT3: Phân đa lượng theo quy trình + 5 tấn phân NTT/ha. Ký hiệu là QT + 5 tấn NTT
+ Phân vi sinh Sông Gianh do Công ty phân bón Quảng Bình sản xuất. Có hàm lượng một số thành phần chính như sau: mùn 15%, P2O5, ≥
3,5%; vi sinh vật = 5 x 106 Cuf/g.
+ Phân hữu cơ vi sinh NTT: Phân hữu cơ sinh học NTT do Trường Đại Học Nông Lâm sản xuất từ nguyên liệu địa phương là than bùn, phân trâu, bò, lợn, gà từ các trang trại chăn nuôi và vi lượng đất hiếm. Có hàm lượng một số thành phần chính như sau:
1. Mùn 3,5% 2. N.P.K 2,5:1:1 3. Axit Humic 6%
4. Vi sinh vật hữu hiệu 2x106 Cuf/g, N – P2O5(hh), kết hợp.
5. Vi sinh vật hữu hiệu (Vi sinh vật phân giải Xenlulo, phân giải lân khó tiêu, tinh bột,…) 2x106 Cuf/g.
+ Phân đa lượng được sử dụng trong thí nghiệm là Đạm Ure hà Bắc (N 46%), Super lân lâm thao( P205 16%), Kaliclorua (K2056%)
3.1.2. Dụng cụ nghiên cứu
Dụng cụ đo đếm và bố trí thí nghiệm: Khung gỗ kích thước 25 x 25 cm, thước dây loại 5 m, thước gỗ 1,5 m, túi PE, cân đồng hồ, cuốc, các loại cọc tiêu biểu hiện đánh dấu ô thí nghiệm…
3.1.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Tại vườn chè gia đình ông Luân Văn Lâm tại xã Thịnh Đán,thành phố Thái Nguyên.
- Thời gian: Tiến hành nghiên cứu từ tháng 1/2013 đến tháng
11/2013.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Tình hình sản xuất chè tại Thái Nguyên.
- Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng chè Kim Tuyên:
+ Phân bón ảnh hưởng tới sinh trưởng.
+ Phân bón ảnh hưởng đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất. + Phân bón ảnh hưởng đến chất lượng chè nguyên liệu.
3.3. Phương pháp nghiên cứu