Nguyên nhân gây ô nhiễm

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt khu vực khai thác than An Khánh - Đại Từ - Thái Nguyên. (Trang 42)

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc nguồn nước tại đây bị ô nhiễm là do hoạt động của xí nghiệp than An Khánh đã tạo ra một lượng không nhỏ Chì( Pb) ngấm vào trong nguồn nước ngầm tại đây.

Quá trình canh tác nông nghiệp của người dân không đúng quy trình kĩ

thuật dẫn đến việc ô nhiễm nguồn nước ngầm nghiêm trọng.

Chính quyền địa phương vẫn còn bao che cho những hành vi hoạt động quá công suất của xí nghiệp khai thác than.

Tại địa phương cũng chưa có bãi rác tập trung xử lý và mặt bằng nhận thức của người dân ở nông thôn cũng còn nhiều hạn chế do đó việc đổ rác thải bừa bãi vẫn đang diễn ra hàng ngày kiến công tác quản lý gặp nhiều khó khăn.

Do sự di chuyển của nước ngầm rất độc nên sự nhiễm chất độc tích tụ

trong thời gian dài, thậm chí sau vài năm mới xâm nhập vào đường nước ăn. Ngày nay tình trạng ô nhiễm và suy thoái nước ngầm đang phổ biến ở

các khu đô thị và thành phố lớn trên thế giới. Để hạn chế tác động ô nhiễm và suy thái nguồn nước ngầm phải tiến hành đồng bộ các công tác điều tra, thăm dò trữ lượng và chất lượng nguồn nước ngầm, xử lý chất thải và chống ô nhiễm các nguồn nước mặt.

Hình 4.1: Nguyên nhân gây ô nhim ngun nước ngm

4.5.1. Đối vi cơ quan qun lý

Đối với cơ quan quản lý cần có chương trình điều tra, khảo sát chất lượng nguồn nước sinh hoạt ăn uống của nhân dân trên địa bàn quản lý của mình.

Khuyến khích hỗ trợ và hướng dẫn người sử dụng bể lọc đảm bảo an toàn vệ sinh trong ăn uống sinh hoạt.

Áp dụng khoa học kĩ thuật tiến bộ vào trong việc xử lý nguồn nước trước khi đưa vào sử dụng.

4.5.2. Đối vi h gia đình

Nâng cao nhận thức của từng cá nhân về trách nhiệm bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước.

Hiện nay, cách đơn giản nhất mà nười dân xử lý nước ăn uống là sử

dụng là máy lọc nước, máy nano… hoặc sử dụng bể lọc bằng cát, sỏi để đảm bảo nguồn nước trước khi đem sử dụng.

4.5.3. Gii pháp h tr

4.5.3.1. Sự tham gia của cộng đồng

Tổ chức các hoạt động truyền thông , tình nguyện thu hút sự tham gia của người dân như: thu gom rác, dọn cống rãnh, phát quang rìa đường…

Tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường

đúng cách.

Phát huy vai trò của cộng đồng, các tổ chức đoàn thể công tác thu gom rác thải, duy trì vệ sinh đường làng, ngõ xóm.

Công tác giáo dục - truyền thông có tác động trực tiếp đến nhận thưc của người dân trong việc bảo vệ môi trường, giữ gìn đảm bảo vệ sinh nguồn nước sinh hoạt của chính mình.

Tổ chức tuyên truyền giáo dục để thay đổi thói quen ứng xử của người dân với môi trường, nâng cao nhận thức của nhân dân về BVMT, xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Giáo dục để người dân nhận thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân mỗi người trong việc giữ gìn môi trường sống.

Tổ chức các buổi tập huấn, các khóa học nâng cao trình độ chuyên môn cho các nhà quản lý môi trường.

Cung cấp các tài liệu thông tin cập nhật về khoa học kĩ thuật và công nghệ cho các cán bộ môi trường.

Tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVMT đến mọi đối tượng tại các cơ sở thôn, xóm để người dân được biết và thực hiện.

Để nâng cao hiệu quả phổ biến luật BVMT cần tuyên truyền trên các thông tin đại chúng như cụm loa đài truyền thông của các xã.

Lồng ghép các chương trình ngoại khóa về bảo vệ môi trường vào trong các buổi học của học sinh nhằm nâng cao nhận thức của lớp trẻ hiện nay. Đây là công tác vô cùng quan trọng yêu cầu các cấp các ngành phối hợp thực hiện nghiêm túc, hiệu quả.

Băng rôn, áp phích, khẩu hiệu, loa tuyên truyền bảo vệ môi trường trong các thôn xóm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Chưa có nguồn nghiên cứu chi tiết về nước ngầm trong vùng, nhưng qua thăm dò một số giếng nước trong khu vực nguồn nước đã có biểu hiện của việc ô nhiễm, chất lượng nước đã bị suy giảm cần phải có kế hoạch xử lý trước khi đưa vào sử dụng cho sinh hoạt.

Cơ sở vật chất và các công trình Bảo vệ môi trường chưa được đầu tư, do vậy chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác Bảo vệ môi trường.

Theo kết quả điều tra, hiện trạng nước đã bị thay đổi, có 777 hộ trên tổng số 821 hộ sử dụng nguồn nước từ giếng đào và giếng khoan chiếm 94,64%, có 53 hộ trên tổng số 60 hộ chiếm 88,33% được điều tra phỏng vấn nguồn nước có biểu hiện lạ như: mùi tanh, xuất hiện màu đục…

Kết quả phân tích mẫu cho thấy nguồn ô nhiễm chủ yếu tập trung tại xóm Ngò, Tân Bình và có sự xuất hiện của Chì (Pb) vượt quá tiêu chuẩn cho phép trong mẫu nước.

5.2. Kiến nghị

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về Bảo vệ nguồn nước ngầm nói riêng và BVMT nói chung ở các cấp, các ngành nhất là kiểm tra, kiểm soát, thanh tra về BVMT nhằm từng bước nâng cao nhận thức người dân thực hiện nghiêm minh Luật Bảo vệ môi trường và các nghịđịnh có liên quan.

Giáo dục cho người dân thay đổi cách ứng xử không tốt với môi trường, đồng thời biết cách tự bảo vệ môi trường sống của mình .

Bổ sung các cán bộ chuyên môn về môi trường cấp xã. Tiến hành cac khóa học cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn nhằm phổ biến, tuyên truyền luật BVM.

Cần đầu tư các công trình cấp nước sạch tới các hộ dân tránh việc sử

dụng nước không đat tiêu chuẩn.

Nên bố trí thêm các dụng cụ BVMT như thùng chứa rác công cộng, xây dựng hệ thống cấp thoát nước của xã, đảm bảo giữ vệ sinh môi trường.

Các hộ dân phải có trách nhiệm thực hiện các quy định về Bảo vệ Môi Trường theo luật BVMT quy định đối với hộ gia đình.

Tổ chức nghiên cứu, khoanh vùng ô nhiểm ở quy mô lớn (quy mô cấp quốc gia), lập bản đồ hiện trạng ô nhiễm nước ngầm phạm vi toàn quốc.

Áp dụng các biện pháp làm hạn chế ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng môi trường sống của cộng đồng trên địa bàn. Cần xác định vai trò to lớn của cộng đồng trong việc BVMT. Bên cạnh đó Nhà nước và các cơ

quan cần có sự hỗ trợ về chính sách, luật pháp về công nghệ… cũng như tạo

điều kiện về mặt tài chính để nhân dân và cán bộ, lãnh đạo áp dụng các biện pháp làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng chất lượng cuộc sống.

Các cơ quan chức năng trên địa bàn cần tổ chức điều tra, khảo sát, lấy mẫu phân tích, khoanh vùng vị trí ô nhiễm, thông báo cho người dân biết về

chất lượng nguồn nước mà họ đang sử dụng. Có biện pháp đúng đắn để hạn chế, phòng ngừa những bệnh tật từ ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt.

Tổ chức triển khai nghiên cứu các phương pháp đơn giản, dễ làm, hiệu quả và tốn ít kinh phí đưa vào ứng dụng trong quy mô hộ gia đình, quy mô công nghiệp để cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân.

Kêu gọi các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các cá nhân, doanh nghiệp

đầu tư kinh phí, thiết bị, công nghệđể xử lý các vấn đề ô nhiễm nguồn nước.

Đưa ra những chính sách cụ thể về việc làm giảm và ngăn ngừa ô nhiểm nguồn nước. Với điều kiện còn hạn chế như ở Việt Nam thì việc hợp tác quốc tế để giải quyết vấn đề cấp nước sạch cho người dân sinh hoạt là vô cùng cần thiết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2013 của xã An Khánh - Đại Từ - thái Nguyên. 2. Báo cáo tổng hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã An Khánh -

Đại Từ - Thái Nguyên.

3. Lê Đức, Trần Khắc Hiệp, Nguyễn Xuân Cự, Phạm Văn Khang, Nguyễn Ngọc Minh, 2000. “Một số phương pháp phân tích môi trường. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội”.

4. Trần Văn Hà, Ô nhiễm nước - Thực trạng đáng báo động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(http://www.sinhphu.vn/Tinh-trang-o-nhiem-nuoc-o-Viet-Nam-hien- nay_c3_281__422.html ).

5. Nguyễn Thị Lợi (2006), ” Cơ sở Khoa học môi trường” 6. Luật Bảo vệ Môi Trường 2005.

7. Nguyễn Phương Thảo, Nước sạch và những con số biết nói (http://vnexpress.net/ nuoc-sach-va-nhung-con-so-biet-noi).

8. Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh Thái Nguyên, “Báo cáo hiện trạng tài nguyên nước”

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHM TH BÍCH HUYN

Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT TẠI KHU VUWCJKHAI THÁC THAN AN KHÁNH - ĐẠI TỪ - THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy

Chuyên ngành : Khoa học môi trường

Khoa : Môi trường

Khoá : 2010 – 2014

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Thế Hùng

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt khu vực khai thác than An Khánh - Đại Từ - Thái Nguyên. (Trang 42)