Kết quả qua phỏng vấn điều tra

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt khu vực khai thác than An Khánh - Đại Từ - Thái Nguyên. (Trang 37)

Kết quả điều tra phỏng vấn một số hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu xã An Khánh thu được kết quả như sau:

Bảng 4.4: Chất lượng nước sinh hoạt tại xã An Khánh

Xóm Số hộ điều tra Biểu hiện Không có biểu hiện gì Mùi

tanh Có Vị Màu Ý kiến

khác Thác Vạng 15 2 2 3 8 0 Tân Bình 20 0 5 2 13 0 Ngò 15 0 2 4 9 0 Sòng 10 3 3 2 0 2 Tổng 60 5 12 11 30 2

Qua bảng số liệu trên ta có thể lập được biểu đồ thể hiện chất lượng nước xung quanh khu vực khai thác than xã An Khánh.

Biu đồ 4.1. Cht lượng nước sinh hot ti xã An Khánh

Nhận xét: Qua bảng kết quả điều tra trên, ta thấy chất lượng nước trên

địa bàn xuất hiện một số dấu hiệu của nguồn nước bị ô nhiễm. Bằng cảm quan kết hợp với thông tin thu thập được từ phía người dân nước giếng của một số

hộ gia đình được phỏng vấn trên địa bàn xóm Ngò, Tân Bình, Thác Vạng, Sòng có biểu hiện của nguồn nước bị ô nhiễm như xuất hiện màu đục đen, mùi lạ…

Do xóm Ngò và Tân Bình nằm giáp với khu vực khai thác nên mức độ ảnh hưởng đến nguồn nước là lớn nhất. Xóm Sòng là nơi cách xa khu vực khai thác nhất trong 4 xóm nên mức độ ảnh hưởng ít hơn, có hộ không cảm thấy có sự thay đổi gì về nguồn nước so với trước đây. Đã từ lâu người dân ở đây xuất hiện ý kiến về nguồn nước có độ cứng lớn như đun nước thấy xuất hiện cặn màu trắng xám (biểu hiện của Ca).

4.3.2. Kết qu ly mu phân tích

Để có thể biết rõ được nguồn nước trên địa bàn xã An Khánh có bị ô nhiễm kim loại bởi xí nghiệp than hay không em đã tiến hành lấy mẫu nước

trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên để phân tích và kết quả được ghi lại

ở bảng 4.5.

Bảng 4.5: Kết quả phân tích mẫu nước ngầm xã An Khánh

STT Chỉ tiêu MN1 MN2 MN3 MN4 QCVN01:2009 / BYT 1 pH 5,88 5,98 6,71 6,25 6,5-8,5 2 Độ cứng (mg/l) 225,7 150,3 203,2 345,7 300 3 Nhiệt độ (t0C) 17,53 17,54 16,98 17,21 - 4 DO (mg/l) 0,25 0,23 0,28 0,19 0,3 6 Chì (mg/l) 0,025 0,04 0,034 0,015 0,01 Chú thích: + MN1: Mẫu nước đại diện xóm Thác Vạng + MN2: Mẫu nước đại diện xóm Tân Bình + MN3: Mẫu nước đại diện xóm Ngò + MN4: Mẫu nước đại diện xóm Sòng

+ QCVN 01:2009/BYT: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn uống do Bộ Y tế quy định.

Nhận xét:

Dựa vào kết quả phân tích mẫu nước tại 4 khu vực ta thấy:

Biểu hiện của Chì vượt quá tiêu chuẩn cho phép ở các xóm trên là khá rõ. So với tiêu chuẩn cho phép thì lượng Chì trung bình trong nguồn nước tại đây là 0,0285 vượt gần gấp 3 lần.

Điều này chứng tỏ nguồn nước ngầm xung quanh khu vực khai thác than An Khánh có dấu hiệu bị ô nhiễm Pb. Cũng qua điều tra cho thấy người dân nơi đây sử dụng chủ yếu là từ giếng khoan và giếng đào không qua hệ

thống lọc nào, nếu tình trạng này cứ tiếp tục diễn ra thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người dân.

Và Dự án khai thác Than An Khánh nếu không có biện pháp khai thác hợp lý thì nồng độ Chì vẫn sẽ tăng cao. 0 50 100 150 200 250 MN1 MN2 MN3 MN4 Độ cộ ng Biu đồ 4.3. Độ cng trong mu nước

Nhận xét: Dựa vào biểu đồ trên ta thấy độ cứng trong các mẫu nước đại diện co xóm Thác Vạng, Tân Bình, Thác Vạng vẫn trong giới hạn cho phép theo Bộ Y Tế quy định về chất lượng nước ăn uống.

Đối với mẫu nước 4 đại diện cho xóm Sòng có biểu hiện của độ cứng vượt quá TCCP ( vượt 45,7 mg/l) , cần có kế hoạch xử lý nước trước khi đưa vào sử dụng.

Việc sử lý độ cứng được áp dụng rộng rãi hiện nay là sử dụng soda làm giảm nồng độ các cation Ca2+, Mg2+ có trong mẫu nước về mức cho phép Theo QCVN. Phương pháp này dựa trên nguyên lý trao đổi ion giữa các anion trong soda( CO3) với Cation trong nước để tạo kết tủa CaCO3, MgCO3.

4.4. Nhận xét hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt của người dân ở xã An Khánh

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt khu vực khai thác than An Khánh - Đại Từ - Thái Nguyên. (Trang 37)