Nghiên cứu các văn bản pháp luật

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt khu vực khai thác than An Khánh - Đại Từ - Thái Nguyên. (Trang 26)

Quá trình nghiên cứu các luật, nghịđịnh, các văn bản pháp luật có liên quan là cơ sở pháp lý, tạo tiền đề cho quá trình làm khóa luận, giúp cho các thao tác, các công việc trong quá trình thực hiện được đúng theo quy định, làm tăng độ chính xác.

Dựa vào các quy định trong các văn bản pháp luật, pháp quy của Nhà nước (Luật Bảo vệ Môi Trường 2005, Quy chuẩn Môi trường, Tiêu chuẩn Môi trường và các văn bản khác…) làm tiêu chí đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước của xã An Khánh.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội xã An Khánh -Đại Từ - Thái Nguyên

4.1.1. Điu kin t nhiên

4.1.1.1. Vị Trí địa lý

Xã An Khánh là một xã miền núi nằm ở phía Đông Nam huyện Đại Từ, có tổng diện tích tự nhiên 1.446,03ha, chiếm 12% diện tích toàn huyện.

+ Phía Bắc giáp Cổ Lũng - huyện Phú Lương;

+ Phía Đông Giáp xã Phúc Hà - Thành phố Thái Nguyên;

+ Phía Tây giáp xã Phúc Xuân, xã Quyết Thắng - Thành phố Thái Nguyên; + Phía Nam giáp xã Cù Vân - huyện Đại Từ.

Xã cách trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa huyện 16Km, cách Thành phố Thái Nguyên 13Km, cách Hà Nội 100Km, có đường quốc lộ

3 chạy dọc theo chiều dài của xã , là khu cụm công nghiệp số 1 của huyện Đại Từ, Thái Nguyên. Đường quốc lộ 3 chạy qua 6 xóm, đây là

điều kiện thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế với các xã, phường, huyện trong tỉnh.

4.1.1.2. Địa hình

Xã An Khánh nằm ở phía Đông Nam của huyện Đại Từ. Địa hình phức tạp, có nhiều rừng núi, xã có 2 con suối lớn chảy qua cắt ngang xã thành

2 khu vực và các khe nhỏ chảy đổ dồn ra 2 con suối và mùa mưa lũ lớn nước to chia cắt 2 miền rõ rệt làm cho giao thông bị ngừng trệ.

4.1.1.3. Khí hậu

Xã An Khánh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Thời tiết chia làm 4 mùa, nhưng chủ yếu là 2 mùa chính là mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 220C - 240C. Về thủy văn với các suối chảy qua địa bàn từ

phía Đông xuống phía Bắc Nam sang và một số con suối nhỏ và ao hồ tạo nên hệ thống thủy văn của toàn xã.

4.1.1.4. Tài nguyên đất

Đất đai của xã tương đối màu mỡ chủ yếu là đất đồi thoải và 1 số ít đất bằng phù hợp với sự phát triển nông nghiệp, trồng cây lương thực, cây ăn quả

lâu năm và cây trồng hàng năm.

Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai xã An Khánh qua 3 năm 2008-2010

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh Số lượng (ha) cấu % Số lượng (ha cấu % Số lượng (ha cấu % 09/08 % 10/09 % Tổng DT đất tự nhiên 1446,03 100 1.380,29 100 1.380,29 100 95 100 1. Đất nông nghiệp 1.266,56 87,5 1.231,42 89,21 1.231,42 89.21 97 100 2. Đất phi nông nghiệp 158,90 11,0 142,07 10,3 142,07 10,3 89 100 3. Đất chưa sử dụng 20,57 1,5 6,8 0,49 6,8 0,49 33 100 (Nguồn: Văn phòng - thống kê xã An Khánh)

Diện tích đất giảm 20,57 ha là do trong năm 2008 theo chủ trương đầu tư của tỉnh đưa nhà máy xi măng Quan Triều vào sản xuất tại địa phương xã

đã giải phóng mặt bằng cho nhà máy với diện tích như trên.

Tổng diện tích đất tự nhiên năm 2008 là 1.446,03ha, năm 2009 giảm xuống còn 1.308,29 ha giảm 65,74 ha là do giải phóng mặt bằng cắt đất cho dự án nhà máy nhiệt điện An Khánh 62 ha và 3,74 ha sử dụng vào hành lang

đường trục xã, năm 2010 diện tích đất tự nhiên vẫn ổn định.

Đất nông nghiệp năm 2008 là 1.266,56 ha đến năm 2009 giảm xuống còn 1.231,42ha giảm 35,14ha là do sử dụng vào giải phóng mặt bằng dự án xây dựng nhà máy xi măng Quan Triều nằm trên địa bàn xã An Khánh - Đại Từ, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đến năm 2010 diện tích không thay đổi.

Đất phi nông nghiệp năm 2008 là 158,90ha, đến năm 2009 giảm xuống còn 142,07ha giảm 16,83ha là do sử dụng vào quy hoạch tái định cư cho nhân dân trong vùng dự án của 2 nhà máy.

Do vậy trong những năm gần đây, tình hình của xã có sự thay đổi do nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng và xây dựng giao thông đi lại cũng như các công trình công cộng. Đất ở khu vực dân cư cũng tăng lên do tỉ lệ các hộ gia

đình xây dựng nhà ở tăng nhanh và các gia đình thuộc khu giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó các cơ quan xí nghiệp đó đến đầu tư xây dựng các công trình lớn như nhà máy nhiệt điện, nhà máy xi măng Quan Triều đó san lấp mặt bằng 35,14ha đất nông nghiệp và đất ởđể sản xuất kinh doanh.

Qua 3 năm tình hình đất chưa sử dụng giảm dần năm 2008 là 20,57ha so với năm 2009 là 6,8 ha là do việc sử dụng vào chuyển đổi mục đích sử

dụng vào việc tái định cư là 13,77ha. Đến năm 2010 diện tích đất chưa sử

dụng ko có sự biến động.

Qua bảng trên cho thấy về đất đai có biến động, lí do 1 số doanh nghiệp trên địa bàn thuê lại mặt bằng để kinh doanh và 1 số hộ gia đình chuyển mục

đích sử dụng. Diện tích đất nông nghiệp lớn, đây là yếu tố chủ yếu để địa phương phát triển nông nghiệp nông thôn, tuy nhiên về điều kiện cơ sở hạ

tầng, khoa học kĩ thuật để phục vụ phát triển nông nghiệp cũng còn nhiều hạn chế, ví dụ như hệ thống kênh mương, tưới tiêu.

Việc phát triển kinh tế nông thôn cần được xem xét, trước thực trạng sử

dụng đất đai cũng như cần bố trí các loại hình sản xuất sao cho phù hợp với sự chuyển dịch cư cấu kinh tế trước mắt cũng như lâu dài.

4.1.2. Hin trng kinh tế - xã hi

4.1.2.1. Cơ cấu dân số

Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động xã An Khánh qua 3 năm 2008-2010

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh Số lượng CC % Số lượng CC % Số lượng CC % 09/08 10/0 9 BQ I. Tổng dân số 5.570 100 5.630 100 5.785 100 101,1 102, 7 101, 9 1. Phân theo vùng Khẩu nông nghệp 5.420 97, 3 5.510 97,9 5.620 97, 1 101,6 101, 9 101, 8 Khẩu phi nông nghiệp 150 2,7 120 2,1 165 2,9 80 137,

5

108, 8 2. Phân theo giới tính

Nam 2.855 51, 2 2.750 48,8 2.840 49, 1 96,3 103, 1 99,7 Nữ 2.715 49, 8 2.880 51,2 2.945 50, 9 106,1 102, 2 104, 2 II. Tổng số lao động 3.240 100 3.350 100 3450 100 103,4 103 103, 2 1. Lao động nông nghiệp 3.200 98, 7 3.240 96,7 3.230 92, 6 101,2 99,7 100, 5 2. Lao động phi nông

nghiệp 40 1,3 110 3,3 220 6,4 275 200

237, 5

(Nguồn: Văn phòng - thống kê xã An Khánh)

Qua bảng 2 ta thấy dân số An Khánh tăng đều qua các năm, năm 2008 dân số là 5.570 người năm 2010 tăng 5.785 người. Trong những năm vừa qua do xã đã áp dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình nên tỉ lệ gia tăng dân số

bình quân qua 3 năm là 1,9%.

An Khánh là một xã miền núi chủ yếu sản xuất nông nghiệp nên số

nhân khẩu trong sản xuất chiếm phần lớn (97,1% năm 2010), số nhân khẩu phi nông nghiệp chiếm một tỉ lệ tương đối nhỏ(2,9% năm 2010) thấp hơn hẳn so với tỉ lệ trung bình của cả nước. Điều này chứng tỏ mức độ đô thị, phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ của xã thấp.

Tổng số lao động của xã năm 2010 là: 3.450 lao động, trong đó có 93,6% là lao động nông nghiệp. Số lao động nông nghiệp của xã qua 3 năm có xu hướng chiếm tỉ trọng giảm dần. Năm 2008 tổng số lao động hoạt động trong nông nghiệp chiếm 98,7% đến năm 2010 tỉ lệ này giảm 93,6%. Tỉ trọng số lao động phi nông nghiệp có xu hướng tăng từ 1,3 năm 2008 lên 6,4% năm

2010. Điều này chứng tỏ đã có sự chuyển dịch lao động phù hợp với sự

chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã. Những năm gần đây số lao động chính phần lớn đó chuyển sang lao động của những nghành nghề khác như: thợ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mộc, thợ nề, hoặc lao động ở những khu công nghiệp, từđó mang lại thu nhập

đáng kể cho nền kinh tế.

4.1.2.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế xã hội * Tình hình phát triển kinh tế * Tình hình phát triển kinh tế

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng với sự nỗ lực đóng góp của nhân dân đã xây dựng được nhiều hạng mục kết cấu hạ tầng tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế xã hội ởđịa phương.

Trên tinh thần đó nhân dân xã An Khánh đã vượt qua khó khăn và thách thức nên đã thực hiện được kết quả tương đối tốt trên 3 lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội. Đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng lên rõ rệt, trật tự xã hội được giữ vững, tình hình chính trị luôn ổn định.

* Về tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ:

Nhiều cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp được mở rộng cả về quy mô và sản xuất và đã áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, chế biến. Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổ chức kinh doanh vật tư nông nghiệp, sản xuất ngành nghề thủ công, quản lí điện nông thôn, quản lí và khai thác các công trình thủy lợi góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ trên địa bàn là 80 hộ và 3 doanh nghiệp

đang tiếp tục phát triển, giá trị sản phẩm đều tăng hàng năm. Những cơ sở và doanh nghiệp này tập trung ở các ngành, lĩnh vực như ngành dịch vụ, thương nghiệp, sản xuất chế biến gỗ, cơ khí, gò hàn, vận tải, sửa chữa…

* Về sản xuất nông lâm nghiệp

- Trồng trọt: tổng sản lượng lúa năm 2010 là 55,6 tấn/ha đạt 102% kế

hoạch tổng sản lượng ngô 383,4 tấn đạt 146.06% kế hoạch. (Theo số liệu thống kê 2010)

- Chăn nuôi: do dịch cúm gia cầm và lở mồm long móng có nguy cơ

bùng phát UBND đã triển khai các biện pháp phòng ngừa và tuyên truyền nhân dân chủ động phòng ngừa dịch bệnh và mở rộng chăn nuôi. Do đó , ngành chăn nuôi của xã vẫn phát triển. Năm 2010 tổng đàn trâu là 780 con,

đàn bò là 40 con và đàn lợn là 2570 con, tổng đàn gà là 41000 con, vịt là 5000 con .

- Lâm nghiệp trong năm 2010 về diện tích rừng trồng mới là 42 ha đã phủ xanh đất rừng trồng 661 và chăm sóc tốt diện tích rừng hiện có, lực lượng kiểm soát viên lâm nghiệp đã bảo vệ tốt các khu rừng không để hiện tượng khai thác rừng bừa bãi và phòng chống tốt việc phòng chống cháy rừng.

4.1.2.3. Cơ sở hạ tầng * Giao thông * Giao thông

Đến năm 2009 xã đã có 7,5Km đường nhựa liên huyện đi qua hệ thống

đường liên thôn được bê tông hóa 40% tạo điều kiện cho việc giao lưu hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại và học sinh đến trường.

Các tuyến đường liên thôn, liên xóm đã được các xóm tu bổ đảm bảo cho giao thông đi lại được thuận lợi. Đường bê tông xóm An Thanh và xóm Ngò đã được thi công xong đã bàn giao và đi vào sử dụng. Năm 2013 đã có 7 xóm đăng ký xây dựng đường bê tông với chiều dài là 4.450m đến nay đã có 5 xóm triển khai xây dựng được 3.065m.

Công tác thi công tuyến đường Cù Vân - An Khánh giai đoạn 2 hiện nay đã hoàn thành được trên 90%.

* Thủy lợi

Tập chung chỉ đạo các xóm nạo vét kênh mương đảm bảo đưa nước về

phục vụ sản xuất. Đến nay tuyến kênh mương chính đã được kiên cố, năm 2013 thi công xong và bàn giao đưa vào sử dụng với tổng chiều dài là 186m mương. Đập ông Cóc đã xây khánh thành đưa vào sử dụng.Xây dựng kênh mương nội đồng là 350m của xóm Đồng Sầm và xóm Hàng và 470m kênh mương từ xóm Tân Bình vào xóm Đồng Bục từ nguồn hỗ trợ kinh phí của Mỏ

than Khánh Hòa.

Địa phương hiện nay có 2 trạm bơm, nguồn nước tự nhiên bị cạn kiệt, do vậy phải có sự quan tâm rất lớn của các ngành chức năng và Nhà nước để

cải tạo hệ thống kênh mương đảm bảo nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

* Bưu chính viễn thông

Về thông tin liên lạc, bưu điện văn hóa xã đã được xây dựng từ năm 2008, theo số liệu thống kê về điều tra nông nghiệp nông thôn 2010 toàn xã có 1090 số thuê bao liên lạc và 109 số máy thuê bao cốđịnh.

4.1.2.4. Văn hóa - Giáo dục - Y tế * Văn hóa * Văn hóa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tết Nguyên đán 2013 Ủy ban Nhân dân xã An Khánh đã thực hiện một số hoạt động chính sách như sau:

- Dọn vệ sinh nghĩa trang liệt sỹ, tổ chức viếng nghĩa trang vào ngày 25/12 (âm lịch).

- Tổ chức các đoàn đại biểu kết hợp với ban mặt trận xóm, thăm tặng quà cho các đối tượng chính sách.

Đầu xuân đã tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao đảm bảo an ninh vui vẻ, tiết kiệm. Trong tháng 4 xã đã tổ chức giao lưu văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân kết hợp tuyên truyền lồng ghép kế hoạch hóa gia đình với các xóm. Trong 5 tháng xã đã tổ chức thành công đại hội văn hóa thể thao lần thứ

3 được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ

* Giáo dục

- Hoàn chỉnh hệ thống xây dựng 4 phòng học trường mầm non, hoàn thành 8 phòng học trường tiểu học.

- Trường Trung học An Khánh vinh dự được đón bằng công nhận chuẩn quốc gia giai đoạn 2001 – 2010.

- Ngành giáo dục luôn duy trì tốt chất lượng dạy và học, quan tâm đến chất lượng giáo dục mũi nhọn, thầy và trò luôn phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ

mà ngành giáo dục giao cho.

* Y tế

Công tác y tế vẫn đảm bảo trực thường xuyên. Khám chữa bệnh ban

đầu cho nhân dân. Đến nay địa phương đó huy động nhân dân đóng góp xây dựng được nhà trạm xá 2 tầng tương đối khang trang, đảm bảo yêu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Tuy nhiên, trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám chữa bệnh vẫn còn hạn chế.

Trong thời gian vừa qua, trạm y tế xã đã duy trì tốt quy chế chuyên môn, đặc biệt là chế độ thường trực cấp cứu phục vụ bệnh nhân 24/24h; tổ

ban chỉ huy quân sự hàng năm khám tuyển nghĩa vụ quân sự, chương trình tiêm chủng mở rộng được duy trì đúng lịch, thực hiện tốt chủ trương phòng chống dịch tiêu chảy không để xảy ra tại địa phương, chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm.

Năm 2013 tổ chức tốt 2 buổi truyền thông Dân số kế hoạch hóa gia

đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản đã đạt được kết quả: không có trường hợp nào sinh con thứ 3, cấp thuốc miễn phí cho 370 trường hợp.

4.2. Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn nghiên cứu.

Trên địa bàn xã An Khánh chưa có hệ thống cung cấp nước sạch, nhiều hộ gia đình do không thích sử dụng nước máy do có mùi Flo hoặc sợ tốn kém nên còn rất nhiều hộ sử dụng nước giếng đào và giếng khoan. Dưới đây là bảng tổng hợp tình hình sử dụng nước trên địa bàn xã An Khánh.

Bảng 4.3: Tình hình sử dụng nước sinh hoạt xã An Khánh

Xóm Số hộ Hiện trạng sử dụng nước

Giếng khoan Giếng đào Nước máy

Ngò 235 96 127 12 Tân Bình 207 75 126 6 Thác Vạng 186 68 101 17 Sòng 193 89 95 9 Tổng 821 328 449 44 (Nguồn: Văn phòng - thống kê xã An Khánh)

Nhận xét: Qua bảng tổng hợp trên chúng ta thấy người dân ở xã An

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt khu vực khai thác than An Khánh - Đại Từ - Thái Nguyên. (Trang 26)