Xã Đông Hải là xã có cơ cấu dân số làm nông nghiệp là chính nhưng cho đến nay do nhu cầu phát triển của đất nước cũng như trên địa bàn xã xã
đang chuyển dịch cơ câu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp nên trên
địa bàn xã có một số công ty đã hoạt động trên địa bàn cũng như đang trong quá trình xây dựng. Vì vậy ngoài nguyên nhân từ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt đời sống thì còn nguyên nhân tương đối quan trọng nữa là sản xuất công nghiệp.
4.2.3.1. Ô nhiễm do các hoạt động nông nghiệp
Người dân trong xã vẫn sản xuất nông nghiệp là chủ yếu do vậy ô nhiễm môi trường do canh tác nông nghiệp cũng là một trong những vấn đề đang chú ý hiện nay. Phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật,... nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất. Tuy nhiên người dân sử dụng một cách tràn lan không có kiểm soát đã dần gây ảnh hưởng tới chất lượng môi trường cũng như môi trương nước ngầm nơi đây.
Các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu vẫn xuất phát từ ý thức của người dân gây lên. Người dân chỉ quan tâm tới mục đích của mình là năng suất nông nghiệp cao mà không hề quan tâm đến môi trường xung quanh và sức khỏe của cộng đồng dân cư. Sử dụng phân bón, thuốc BVTV một cách bừa bãi không khoa học, bao bì hóa chất BVTV thì vứt ngay tại ruộng, thải trực tiếp ra môi trường.
Do xã đang chuyển dịch cơ câu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp nên trên địa bàn xã có một số công ty đã hoạt động trên địa bàn cũng như đang trong quá trình xây dựng. Đời sống của nhân dân trong xã ngày càng được nâng cao nhưng chất lượng môi trường thì ngày càng xấu đi nguyên nhân là do chất thải, nước thải, khí thải của các công ty này chưa xử
lý triệt để. Nếu tình trạng này còn kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước sinh hoạt nơi đây.
4.2.3.3. Ô nhiễm do đời sống sinh hoạt của người dân
Những năm trở lại đây đời sông nhân dân trong toàn xã ngày càng phát triển nhưng cũng vì đó mà các vấn đề ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt của người dân ngày càng trở lên nhức nhối. Theo quá trình khảo sát thực tế tại xã Đông Hải thì mỗi người dân thải trung bình khoảng 1 - 2kg/ngày. Như vậy, một lượng rác lớn thải ra mỗi ngày mà chưa có biện pháp thu gom và xử lý, người dân chi thu dọn vào một chỗđể phân hủy tự nhiên, đem đi đốt một cách tự phát hay đem vứt xuống ao, hồ, sông trong khu vực từ đó gây ảnh hưởng tới môi trường càng suy thoái ô nhiễm. Từđó ngấm xuống nguồn nước ngầm gây ảnh hưởng tới chất lượng nước sinh hoạt của người dân.
Chất thải sinh hoat của người dân vẫn chủ yếu là: rơm rạ, túi nilon, xác
động thực vật, chất thải trong chăn nuôi... Các chất thải này dễ bị phân hủy bởi các loai vi sinh vật nhưng chính vì vậy mà thường gây lên mùi khó chịu, nếu không xử lý tốt sẽảnh hưởng tới cuộc sống của người dân
Những năm trở lại đây nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm được người dân chú quan tâm coi đó là một trong những nghề phát triển kinh tế hộ gia đình. Nhiều gia đình mở rộng quy mô chuồng trại nhưng chỉ có một số hộ gia đình có hệ thống xử lý chất thải, nước thải hợp về sinh còn đa phần người dân vẫn
đổ thẩng ra rãnh nước, mương, ao hồ, sông. Từ đó gây mất mỹ quan cũng như
ruồi, muỗi, các loại kí sinh trùng, dịch bềnh phát triển ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân trong xã.