Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước trên địa bàn xã Đông Hải huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh. (Trang 43)

* Lấy mẫu: Tiến hành lấy mẫu theo quy định của TCVN 6663-11:2011 – Chất lượng nước.

* Vị trí lấy mẫu

- Nước sông Hà Tràng, xã Đông Hải, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.

- Nước giếng đào có độ sâu trên 6m. - Nước giếng khoan có độ sâu trên 30m.

- Nước ao thôn Làng Đài, xã Đông Hải, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.

* Bảo quản mẫu: Bảo quản mẫu trong túi đen, nhanh chóng chuyển về

phòng phân tích.

* Phân tích mẫu: Tại phòng thí nghiệm của khoa Tài nguyên và môi trường – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên để tiến hành phân tích.

- So sánh với QCVN 02:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về

chất lượng nước sinh hoạt.

- So sánh với QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

- So sánh với QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích TT Tên chỉ

tiêu

Phương pháp phân tích Đơn vị

1 pH Máy đo pH Meter F-51 (mg/l)

2 TSS

TCVN 4560:1998 Đo khối lượng mẫu sau khi lọc, sấy mẫu ở nhiệt độ 103- 105oC đến khi khối lượng không đổi.

(mg/l) 3 BOD5 TCVN 6001:1995 Phương pháp nuôi cấy sinh học (mg/l) 4 COD TCVN 6491:1999 (mg/l) 5 Độ cứng TCVN 6224:1996 Chất lượng nước. Xác

định tổng Canxi và Magie bằng phương pháp chuẩn độ EDTA. (mg/l) 6 Fe TCVN 6177:1996 Chất lượng nước. Xác định sắt bằng phương pháp trắc phổ dung phương pháp thử 1,10- phenantrolin. (mg/l) 7 NO3 - TCVN 6180:1996 Chất lượng nước. Xác định Nitrat bằng phương pháp trắc phổ dùng axitosunfosalixylic. (mg/l) 8 DO TCVN 5499:1995 Phương pháp Winkler (%)

Phần 4

KẾT QUẢĐẠT ĐƯỢC 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội

4.1.1. Điu kin t nhiên.

4.1.1.1. Vị trí địa lý:

Xã Đông Hải có tổng diện tích tự nhiên là 4847,14 ha, nằm ở phía

Đông huyện Tiên Yên, cách trung tâm huyện 18 km, có vị trí: - Phía Bắc giáp xã Quảng An huyện Đầm Hà.

- Phía Nam giáp xã Đại Bình huyện Đầm Hà.

- Phía Đông giáp xã Dực Yên, Đại Bình huyện Đầm Hà. - Phía Tây giáp xã Đông Ngũ và Tiên Lãng.

Đông Hải là một xã miền núi ven biển, có tuyến đường quốc lộ 18A chạy qua, thuận lợi cho lưu thông hàng hoá, phát triển dịch vụ, thương mại.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo:

Đông Hải là xã có địa hình phức tạp, địa hình dốc thoải từ bắc xuống nam, phía bắc đường 18A có vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 150 m, có đỉnh cao nhất 387,3 m, phía nam đường 18A là vùng gò đồi xen lẫn các dải

đất hẹp có độ cao từ trung bình 20 m, xã có đồi núi chiếm 72% diện tích đất tự nhiên. Đồi núi được sắp xếp theo cánh cung Đông Triều - Móng Cái, độ

dốc không quá lớn cho nên phù hợp với việc trồng rừng. Phía Nam có vùng bãi triều phù hợp với nuôi trồng thuỷ sản và trồng rừng ngập mặn.

4.1.1.3. Khí hậu

Đông Hải nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: Theo số liệu của trạm dự báo khí tượng thuỷ văn Tiên Yên thì khí hậu Đông Hải có những đặc trưng sau:

+ Nhit độ không khí:

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23.00, nhiệt độ trung bình cao nhất về

mùa hè là tháng 6 với 28.50c, nhiệt độ trung bình thấp nhất về mùa đông vào tháng 1 với 15,20c. Nhiệt độ cao tuyệt đối về mùa hè đạt 380c (tháng 6), nhiệt

độ tối thấp tuyệt đối về mùa đông đạt 10c (tháng 1). + Độm không khí :

Độ ẩm trung bình hàng năm là 84%, tháng có độ ẩm trung bình cao nhất là tháng 2 đạt 87%, tháng có độ ẩm trung bình thấp nhất là tháng 1 đạt 76%.

+ Mưa:

Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2117,9 mm, phân bổ không

đều trong năm và phân thành 2 mùa rõ rệt:

- Mùa mưa nhiều: Từ tháng 5 đến tháng 9 chiếm 92% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7 đạt 550,2 mm.

- Mùa mưa ít: Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 8% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 1 và tháng 2 chỉđạt 4,8 đến 27,1 mm. + Nng: Trung bình số giờ nắng giao động từ 1490,7- 1500 h/năm, nắng tập trung từ tháng 5 đến tháng 11, tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 7 (174,0h), tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 12 chỉđạt 45,1h. + Gió:

Đông Hải thịnh hành 2 loại gió chính là gió Đông Bắc và gió Đông Nam:

- Gió Đông Bắc: Thịnh hành từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau là gió Bắc và gió Đông Bắc, tốc độ gió từ 2-4m/s. Gió mùa Đông Bắc tràn về theo

Đông Bắc đạt tới cấp 5, cấp 6, thời tiết lạnh, giá rét, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt và sức khoẻ con người.

- Gió Đông Nam: Thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 9, tốc độ gió trung bình cấp 2 đến cấp 3, gió thổi từ biển mang theo hơi nước tạo nên không khí mát mẻ.

+ Bão:

Vào mùa mưa, nhất là tháng 7, tháng 8 thường hay có bão, gây ra mưa lớn, tốc độ gió từ cấp 8 đến cấp 10, giật trên cấp 10, gây ảnh hưởng lớn đến

đời sống sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

4.1.1.4. Thuỷ văn .

Chế độ thủy văn chịu ảnh hưởng của nhiều dạng địa hình, hầu hết các khe suối đều bắt nguồn từ dẫy núi tây bắc chảy xuống sông Hà Thanh cũng như một số sông khác rồi đổ ra biển. Trên địa bàn xã có các sông như sau; sông Cái Mắm, sông chùa sâu,, sông Hà Thanh là sông có chức năng cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân, khu phía nam của xã chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều thuần nhất tức là khu vực trong một ngày có 1 lần nước lên và một lần nước xuống.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước trên địa bàn xã Đông Hải huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh. (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)