Nhóm đất chưa sử dụng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình xây dựng và phát triển cụm công nghiệp An Khánh 1 đến phát triển kinh tế xã hội tại xã An Khánh - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 35)

(87,91%), đất đồi núi chưa sử dụng (12,09%). 4.1.4. Biến động đất đai giai đoạn 2010-2013 * Đất nông nghiệp: - Đất sản xuất nông nghiệp

+ Đất sản xuất nông nghiệp năm 2010 là 655.53 ha, năm 2013 là 585.02 ha. So sánh diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm 2010 với năm 2013 thấy đất sản xuất nông nghiệp giảm 70.51 ha. Nguyên nhân là do chuyển sang đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất giao thông.

+ Đất lâm nghiệp năm 2010 là 549.69 ha, năm 2013 là 549.10 ha. So sánh diện tích đất lâm nghiệp năm 2010 với năm 2013 thấy đất lâm nghiệp giảm 0.59 ha. Nguyên nhân là do chuyển sang đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất giao thông.

+ Đất nuôi trồng thủy sản năm 2010 là 26.70 ha, năm 2013 là 25.16 ha. So sánh diện tích đất nuôi trồng thủy sản năm 2010 với năm 2013 thấy đất nuôi trồng thủy sản giảm 1.54 ha. Nguyên nhân là do chuyển sang đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất giao thông.

* Đất phi nông nghiệp:

- Đất ở: Diện tích đất ở năm 2010 là 71.63 ha, năm 2013 là 69.08 ha. So sánh diện tích đất ở năm 2010 với năm 2013 thấy đất lâm nghiệp giảm 2.55 ha. Nguyên nhân là do chuyển sang đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất giao thông; đồng thời tăng từđất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất lâm nghiệp.

- Đất chuyên dùng năm 2010 là 118.67 ha, năm 2013 là 194.00 ha. So sánh diện tích đất chuyên dùng năm 2010 với năm 2013 thấy đất chuyên dùng tăng 75.33 ha. Nguyên nhân là tăng từ đất ở, đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất lâm nghiệp và đất chưa sử dụng.

* Đất chưa sử dụng năm 2010 là 6.84 ha, năm 2013 là 6.70 ha. So sánh diện tích

đất chưa sử dụng năm 2010 với năm 2013 thấy đất chưa sử dụng giảm 0.14 ha. Nguyên nhân là do chuyển sang đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp.

Bng 4.3: Biến động đất đai giai đon 2010-2013 STT Mục đích sử dụng đất Diện tích đất năm 2013 So với năm 2010 Diện tích năm 2010 Tăng (+) Giảm (-) Tổng diện tích tự nhiên 1.452,46 1452.46 0 1 Đất nông nghiệp NNP 1159.28 1231.92 -72.64 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 585.02 655.53 -70.51 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 420.64 465.58 -44.94 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 364.39 395.05 -30.66 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 56.25 70.53 -14.28 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 164.38 189.95 -25.57 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 549.10 549.69 -0.59 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 549.10 549.96 -0.59 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 25.16 26.70 -1.54

2 Đất phi nông nghiệp PNN 286.48 213.70 72.78

2.1 Đất ở OTC 69.08 71.63 -2.55

2.1.1 Đất ở nông thôn ONT 69.08 71.63 -2.55

2.2 Đất chuyên dùng CDG 194.00 118.67 75.33

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự

nghiệp CTS 0.18 0.18 0

2.2.4 Đất sản xuất kinh doanh phi nông

nghiệp CSK 94.52 20.73 73.79

2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 99.30 97.76 1.54

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0.20 0.20 0

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 3.12 3.12 0

2.5 Đất sông suối mặt nước chuyên dùng SMN 20.08 20.08 0

3 Đất chưa sử dụng CSD 6.70 6.84 -0.14

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 5.89 6.03 -0.14

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 0.81 0.81 0

Nguồn: UBND xã An Khánh

Việc xây dựng các cụm công nghiệp hầu hết nằm trong khu vực đất đai được người dân sử dụng chủ yếu vào việc sản xuất nông nghiệp vì vậy nó không chỉ ảnh hưởng đến việc làm giảm diện tích đất của từng hộ mà còn làm cho tình hình biến

động đất đai của các hộ trở nên sôi động hơn.

4.1.5. Nhận xét chung

4.1.5.1. Thun li

- Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo hết năm 2013 giảm xuống còn 11,69%. Hệ thống chính trị thường xuyên được kiện toàn, củng cố vững mạnh, tạo

niềm tin, sự đồng thuận của nhân dân, đây là tiền đề là điều kiện thuận lợi để An Khánh triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới.

- Trên địa bàn xã có tài nguyên khoáng sản như than đá, được công ty TNHH một thành viên than Khánh Hòa khai thác.

- Cụm công nghiệp An Khánh số 1 có tiềm năng mang lại nhiều việc làm cho nhân dân.

- Đường giao thông thuận lợi, gần với thành phố Thái Nguyên điều này đã làm cho giao lưu buôn bán trở lên dễ dàng. Đây là một ưu thế để góp phần nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế.

4.1.5.2. Khó khăn - hn chế

- Trên địa bàn xã có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là than. Khi các mỏ đi vào khai thác đã kéo theo việc các nhà máy, xí nghiệp được xây dựng để sử

dụng các nguyên liệu tại chỗ, nhằm giảm chi phí vận chuyển một cách tối đa, đó là cơ

sở để hình thành nên Cụm công nghiệp An Khánh I, việc xây dựng các mỏ, các nhà máy, xí nghiệp đã làm tăng lượng bụi trong không khí và tiếng ồn, diện tích đất ở, nông nghiệp giảm xuống dẫn tới ảnh hưởng về ngành nghề.

- Trong việc triển khai các dự án trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn về việc giải phóng mặt bằng, công tác tuyên truyền giáo dục chưa được thường xuyên và liên tục, nhận thức của nhân dân còn nhiều hạn chế.

- Hệ thống giao thông, thủy lợi tuy có bước phát triển nhưng chưa đồng bộ, chưa hoàn chỉnh, cơ sở hạ tầng còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất.

4.2. ẢNH HƯỞNG CỦA CỤM CÔNG NGHIỆP AN KHÁNH I ĐẾN BIẾN

ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT Ở XÃ AN KHÁNH – ĐẠI TỪ - THÁI NGUYÊN 4.2.1. Thực trạng phát triển cụm công nghiệp An Khánh I

4.2.1.1. Khái quát chung v thc trng phát trin cm công nghip huyn Đại T

- CCN Phú Lạc 1, diện tích 52 ha, đã có quy hoạch chi tiết được phê duyệt, chủ đầu tư hạ tầng xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng là Hợp tác xã công nghiệp và Vận tải Chiến Công. Hiện nay đang trong giai đoạn làm thủ tục giải phóng mặt bằng.

Đã có 02 dự án đăng ký đầu tư, vốn đăng ký 371 tỷđồng, diện tích đăng ký 17 ha. - CCN Phú Lạc 2, diện tích qui hoạch 38 ha. Hiện chưa có nhà đầu tư hạ tầng và quy hoạch chi tiết.

- CCN An Khánh số 1: Diện tích 64,6 ha, đã có quy hoạch chi tiết được phê duyệt, do Công ty cổ phần nhiệt điện An Khánh làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng. Thu hút được 03 dự án đầu tư, tổng vốn đăng ký 4.572 tỷđồng, diện tích đăng ký 64,6 ha, vốn thực hiện ước đạt 660 tỷđồng. Tỷ lệ lấp đầy 100%.

- CCN An Khánh số 2: diện tích qui hoạch 59,4 ha. Hiện chưa có nhà đầu tư hạ

tầng và quy hoạch chi tiết.

4.2.1.2. Thc trng cm công nghip An Khánh I

- Chủđầu tư hạ tầng: Công ty cổ phần nhiệt điện An Khánh

- Diện tích qui hoạch chi tiết 64,6 ha, đã có quy hoạch chi tiết và chủ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp.

- Vị trí: thuộc địa giới hành chính xã An Khánh, huyện Đại Từ, ranh giới tiếp giáp như sau:

+ Phía Bắc giáp ruộng, đất đồi cây lâm nghiệp, đất dân cư xã An Khánh; + Phía Nam giáp ruộng, đất đồi cây lâm nghiệp, đất dân cư xã An Khánh;

+ Phía Đông giáp ruộng, đất đồi cây lâm nghiệp, đất dân cư xã An Khánh, huyện

Đại Từ, xã Phúc Hà, thành phố Thái Nguyên;

+ Phía Tây giáp ruộng, đất đồi cây lâm nghiệp, đất dân cư xã An Khánh.

- Tính chất cụm công nghiệp: Xây dựng nhà máy Nhiệt điện An Khánh, Nhà máy xi măng Quan Triều, Nhà máy sản xuất vật liệu siêu nhẹ, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tiến hành xây dựng công trình nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương, thu hút và tạo việc làm cho lao động tại địa phương. [9]

Cụm công nghiệp An Khánh số I thu hút được 03 dự án đầu tư, tổng vốn đăng ký 4.572 tỷđồng, diện tích đăng ký 64,6 ha, vốn thực hiện ước đạt 660 tỷđồng. Tỷ lệ lấp

đầy 100%.

- Kế hoạch đầu tư phát triển đến năm 2015:

• Đền bù giải phóng mặt bằng, xin thủ tục cấp đất: năm 2010. Hiện đã đền bù GPMB 40ha, kinh phí trên 70 tỉ đồng. Nhà máy xi măng Quan Triều đã hoàn thành giai đoạn

đầu tư trong năm 2010. Đã khởi công xây dựng Nhà máy Nhiệt điện An Khánh, dự

kiến năm 2012 sẽ có điện thương phẩm lên lưới điện quốc gia.

• Đến năm 2013 đầu tư xong hạ tầng, khởi công xây dựng Nhà máy vật liệu siêu nhẹ

Bng 4.4:Bng quy hoch s dng đất cm công nghip An Khánh I

TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Đất xây dựng nhà máy Nhiệt điện An Khánh, gồm: - Khu đất nhà máy nhiệtt điện

- Khu đất các công trình phụ trợ

- Khu đất bãi tập kết vật liệu - Khu đất bãi than xỉ

- Khu đất công trình hạ tầng – kỹ thuật - Đất đường giao thông, cây xanh cách ly

30 9,0 2,8 1,149 9,671 1,135 6,245 46,44 30,0 9,3 3,83 32,24 3,78 20,85 2 Đất xây dựng Nhà máy xi măng Quan Triều 18,841 29,16 3 Đất xây dựng nhà máy sản xuất vật liệu siêu nhẹ và

khu cây xanh. 11,05 17,1

4 Đất đường giao thông 4,709 7,3

Tổng cộng 64,6 100

Nguồn: Đề án phát triển cụm công nghiệp tỉnh Thái nguyên giai đoạn 2011-2015

Hồ sơ xin hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng hạ tầng theo Quyết định số 27/2008/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủđã được Bộ Công Thương thẩm định.

Tính đến hết năm 2013, đã có ba quyết định thu hồi đất để thực hiện việc xây dựng Cụm công nghiệp An Khánh I với tổng diện tích là 295.296 m2 của 120 hộ gia

đình, cá nhân sử dụng đất thuộc các xóm: Tân Tiến, Chàm Hồng, Cửa Nghè và Bãi Chè thuộc xã An Khánh – huyện Đại Từ. Cụ thể như sau:

• Quyết định số 2088/QĐ-UBND ngày 27/05/2010 về việc thu hồi đất để thực hiện việc xây dựng Cụm công nghiệp An Khánh I (Đợt 1) đã thu hồi 6.436 m2 của 07 hộ gia đình cá nhân trong đó có 5.180 m2 đất trồng lúa còn lại và 1.256 m2đất bằng trồng cây hàng năm khác.

• Quyết định số 5485/QĐ-UBND ngày 27/10/2010 về việc thu hồi đất để thực hiện việc xây dựng Cụm công nghiệp An Khánh I (Đợt 2) đã thu hồi 274.872 m2 của 105 hộ gia

đình cá nhân trong đó có 11.605 m2đất ở nông thôn; 139.211 m2đất trồng cây hàng năm; 116.093 m2 đất trồng cây lâu năm; 5.849 m2 đất nuôi trồng thủy sản và 2.114 m2đất lâm nghiệp.

• Quyết định số 2768/QĐ-UBND ngày 28/04/2011 về việc thu hồi đất để thực hiện việc xây dựng Cụm công nghiệp An Khánh I (Đợt 3) đã thu hồi 13.988 m2 của 08 hộ

gia đình cá nhân trong đó có 800 m2 đất ở nông thôn; 2.293 m2 đất trồng cây hàng năm; 723 m2 đất trồng cây lâu năm; 1.150 m2 đất nuôi trồng thủy sản; 3.021 m2 đất lâm nghiệp; 307 m2đất chuyên trồng lúa và 5.694 m2 đất trồng lúa còn lại.

4.2.2. Ảnh hưởng của cụm công nghiệp An Khánh I đến hộ nông dân

4.2.2.1. nh hưởng đến đất đai

Tình hình phân bố và sử dụng đất đai của các hộ điều tra đã có nhiều sự biến

động khi các khu công nghiệp, cụm công nghiệp mọc lên, xem xét tình hình này ở các hộđiều tra được thể hiện qua bảng 4.5.

Bng 4.5: Hin trng s dng đất trước và sau thu hi bình quân ca các hđiu tra

Chỉ tiêu Thu hi >=50% tng din tích

đất/h

Thu hi <50% tng din tích đất/h

Trước thu hồi

đất

Sau thu hồi đất Trước thu hồi

đất Sau thu hồi đất Số lượng (m2) Tỷ lệ (%) Số lượng (m2) Tỷ lệ (%) Số lượng (m2) Tỷ lệ (%) Số lượng (m2) Tỷ lệ (%) Tng DT 8242.1 100 2462.91 100 8084.25 100 6570.83 100 1. Đất phi nông nghip 559.17 6.78 166.92 6.78 561.1 6.94 507.15 7.72 1.1. Đất ONT 377.76 4.58 139.16 5.65 379.79 4.70 358.96 5.46 1.2. Đất TSN 181.41 2.20 27.76 1.13 181.31 2.24 148.19 2.26 2. Đất nông nghip 7682.94 93.22 2295.99 93.22 7523.15 93.06 6063.69 92.28 2.1. Đất CLN 3511.83 42.61 323.1 13.12 3394.56 41.99 3209.52 48.84 2.2. Đất LUC 127.66 1.55 50.76 2.06 132.15 1.63 27.25 0.41 2.3. Đất LUK 2130.66 25.85 742.72 30.16 2527.71 31.27 1640.9 24.97 2.4. Đất BHK 1912.79 23.21 1179.41 47.88 1468.73 18.17 1186.02 18.05

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 m2

Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất

ONT CLN LUC LUK BHK TSN

Hình 4.2: Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất trước và sau thu hồi của các hộđiều tra

Qua bảng 4.5 ta có thể thấy: Nhìn chung so với trước khi thu hồi đất thì diện tích bình quân trên một hộ điều tra đã giảm. Cụ thể như sau: Đối với nhóm hộ bị thu hồi trên 50% tổng diện tích đất, theo kết quảđiều tra 48 hộ thuộc nhóm này, ta thấy trước khi thu hồi đất tổng diện tích bình quân trên hộ là 8242.1 m2 nhưng sau khi thu hồi đất diện tích này giảm xuống còn 2462.91 m2. Còn đối với nhóm hộ bị thu hồi dưới 50% tổng diện tích đất thì qua điều tra 29 hộ ta thấy, trước khi thu hồi đất tổng diện tích bình quân trên hộ là 8084.25 m2, sau khi thu hồi đất diện tích này giảm xuống còn 6570.83 m2, tuy diện tích đất của nhóm hộ này có giảm nhưng tổng diện tích đất bình quân trên hộ vẫn cao.

Trong đó diện tích đất bị thu hồi nhiều nhất vẫn là đất sản xuất nông nghiệp. Cụ

thể:

Đối với nhóm hộ bị thu hồi trên 50% tổng diện tích đất ta thấy trước khi thu hồi

đất diện tích đất nông nghiệp bình quân trên hộ là 7682.94 m2 nhưng sau khi thu hồi

đất diện tích này giảm xuống còn 2295.99 m2, giảm hơn 3 lần so với diện tích đất nông nghiệp trước thu hồi.

Đối với nhóm hộ bị thu hồi dưới 50% tổng diện tích đất, trước khi thu hồi đất diện tích đất nông nghiệp bình quân trên hộ là 7523.15 m2, sau khi thu hồi đất diện tích này giảm xuống còn 6063.69 m2, diện tích đất nông nghiệp sau thu hồi giảm không

đáng kể so với diện tích đất trước thu hồi.

Thu hồi <50% tổng diện tích đất/hộ

Tuy nhiên, thay vào đó đất đai là một tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp, vì vậy việc thu hồi đất sẽ không tránh khỏi những tác động tiêu cực tới đời sống các hộ dân, đặc biệt là những hộ làm nông nghiệp. Để

khắc phục những tác động tiêu cực này ở mức tối thiểu yêu cầu cấp bách đặt ra là phải có những giải pháp kịp thời trước mắt cũng như lâu dài để giải quyết lao động, việc làm nhằm nâng cao thu nhập góp phần ổn định đời sống của người dân sau thu hồi đất.

4.2.2.2. nh hưởng đến ngành ngh

Việc làm cho người trong tuổi lao động ở nông thôn luôn là mối quan tâm của chính quyền địa phương và của mọi hộ gia đình. Tuy nhiên, không phải lúc nào lao

động cũng có việc làm như họ mong muốn, thường việc làm ở nông thôn ít ổn định và mang tính thời vụ cao. Để giải quyết vấn đề về việc làm cho lao động nông thôn ở địa phương, trong những năm qua sự kết hợp chặt chẽ giữa các ban ngành cùng với lực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình xây dựng và phát triển cụm công nghiệp An Khánh 1 đến phát triển kinh tế xã hội tại xã An Khánh - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)