Phân tích những bảng câu hỏi, phiếu điều tra. Sau đó tổng hợp thống kê các số
liệu được lấy từ phiếu điều tra và các tài liệu sẵn có. Từđó so sánh, đưa ra nhận xét về ảnh hưởng của công tác quy hoạch và đưa ra các giải pháp khắc phục.
PHẦN IV
KẾT QUẢ THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA CỤM CÔNG NGHIỆP AN KHÁNH I ĐẾN BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT XÃ AN KHÁNH - ĐẠI TỪ VÀ GIẢI PHÁP 4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên xã An Khánh 4.1.1.1. Vị trí địa lý Hình 4.1: Vị trí địa lý xã An Khánh
Xã An Khánh nằm ở phía Đông Nam của huyện Đại Từ và phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên. Trung tâm xã cách trung tâm huyện Đại Từ 15 km. Có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.452,46 ha. Đến hết 31/12/2013 dân số xã là 5.879 người. Bao gồm 17 xóm.
Địa giới của xã tiếp giáp với các đơn vị hành chính sau:
- Phía Bắc giáp xã Cù Vân huyện Đại Từ và xã Cổ Lũng huyện Phú Lương. - Phía Nam giáp xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên.
- Phía Đông giáp xã Sơn Cẩm- huyện Phú Lương và xã Phúc Hà, thành phố Thái Nguyên.
- Phía Tây giáp xã Cù Vân.
4.1.1.2. Địa hình
Địa hình, địa mạo khu vực quy hoạch có đặc trưng của vùng đồi núi trung du. Địa hình xã nghiêng dần từ Tây sang Đông.
Đặc điểm địa hình đa dạng là tiền đề phát sinh nhiều loại đất khác nhau và sựđa dạng hóa các cây trồng.
Tuy nhiên, địa hình phức tạp cũng gây khó khăn không nhỏ đến khả năng sử
dụng đất cho mục đích nông nghiệp như hạn hán, úng lụt cục bộ, thiết kếđồng ruộng, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, cải tạo đồng ruộng…khó khăn trong việc bố trí các công trình quy hoạch, xây dựng giao thông thủy lợi.
4.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu của An Khánh mang đặc trưng của miền núi phía Bắc, thích hợp cho sự
phát triển đa dạng về sinh học, có điều kiện để phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,9oC. Mưa chia thành hai mùa rõ rệt, lượng mưa có sự chênh lệnh rõ rệt giữa mùa mưa và mùa khô, lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa mưa. chiếm tới 80% lượng mưa trung bình trong cả năm
4.1.1.4. Thuỷ văn
Do điều kiện địa hình đồi núi dốc, vào mùa mưa dòng chảy có tốc độ và lưu lượng lớn. Lưu lượng nước và tốc độ dòng chảy thay đổi theo mùa. Mùa khô nước cạn, mùa mưa dễ gây lũ lụt, sạt lở tại vùng ven và thượng nguồn sông suối. Xã có một số ao hồ: Hồ Dộc Bị, hồ ông Khe Dong, để lấy nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản của nhân dân.[10]
4.1.2. Đánh giá hiện trạng Kinh tế - Xã hội
4.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế
- Cơ cấu kinh tế năm 2013 là: Nông nghiệp 90,3%; Thương mại - dịch vụ 3,4%; Công nghiệp-TTCN: 6,3%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 10 triệu
đồng/người/năm.
- Tổng sản lượng lương thực có hạt: 3.735 tấn. Năng suất lúa bình quân : 53,9 tạ/ha. Đến cuối năm 2013, đàn trâu: 423 con; đàn lợn 2.526 con; Đàn gia cầm 48.826 con, thủy sản 29 tấn.
- Tổng diện tích chè hiện có 78 ha, trong đó chè kinh doanh 64 ha năng suất đạt 105 tạ/ha, chè kiến thiết cơ bản là 14 ha.
4.1.2.2. Các vấn đề về xã hội.
Số dân của xã năm 2009 là 5.688 người – 1.409 hộ. Đến cuối năm 2013 là 5.879 người – 1.745 hộ. Tổng số lao động là 3.689 lao động.
Bảng 4.1: Biến động dân số giai đoạn 2009-2013 STT Năm Số hộ Số Khẩu Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên(%) Tỷ lệ tăng dân số cơ học(%) 1 2009 1.409 5.688 0,994 0,103 2 2010 1.451 5.721 1,09 0,121 3 2013 1.596 5.740 1,29 0,034 4 2012 1.664 5.786 1,37 0,137 5 2013 1.745 5.879 1,46 0,153 Nguồn: UBND xã An Khánh
Như vậy theo phương pháp tính toán cơ bản dân số An Khánh giai đoạn 2009- 2013 có tỷ lệ:
+ Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là : 1,2%. + Tỷ lệ tăng dân số cơ học là : 0,11 %.
- Lao động: Người dân trong xã chủ yếu làm nông nghiệp. Dân số trong độ tuổi lao động khoảng: 3.950 người chiếm 61,2% dân số xã. [10]
4.1.2.3. Các vấn đề về văn hóa
Thực hiện tốt nếp sống văn minh, các khu dân cư luôn chấp hành các quy ước, hương ước đề ra, tích cực tham gia xây dựng làng xã văn hoá. Có 2 trường đạt chuẩn quốc gia trong đó trường mầm non đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1 năm 2010, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1 năm 2006.
- Tỷ lệ tốt nghiệp đạt 100%.
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học THPT (bổ túc, học nghề) đạt 75%. - Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 16,7% .
- Toàn xã hộ nghèo đế hết năm 2013 là 205 hộ; chiếm 11,69 %.
4.1.3. Hiện trạng sử dụng đất năm 2013
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 Đơn vị tính: ha Thứ tự Chỉ tiêu Mã Hiện trạng năm 2013 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 1.452,46 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 1159.28 79,80 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 585.02 40,28 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 420.64 28,96 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 364.39 25,09 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 56.25 3,87 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 164.38 11,32 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 549.10 37,80 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 549.10 37,80 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 25.16 1,73
2 Đất phi nông nghiệp PNN 286.48 19,72
2.1 Đất ở OTC 69.08 4,76
2.1.1 Đất ở nông thôn ONT 69.08 4,76
2.2 Đất chuyên dùng CDG 194.00 13,36
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 0.18 0,01 2.2.4 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp CSK 94.52 6,51
2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 99.30 6,84
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0.20 0,01
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 3.12 0,21
2.5 Đất sông suối mặt nước chuyên dùng SMN 20.08 1,38
3 Đất chưa sử dụng CSD 6.70 0,46
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 5.89 0,41
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 0.81 0,05
Nguồn: UBND xã An Khánh
4.1.3.1. Nhóm đất nông nghiệp
Diện tích đất lâm nghiệp 549,10 ha chiếm 37,80% diện tích tự nhiên trong đó toàn bộ là đất rừng sản xuất.
Đất sản xuất nông nghiệp diện tích 585,02 ha chiếm 40,28% diện tích tự nhiên. Trong đó đa số diện tích là trồng lúa (62,23%), trồng cây lâu năm (chè, cây ăn quả là 28,19%), hoa màu (9,57%).
Đất thủy sản chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong đất nông nghiệp.