70 Báo cáo thực hiện việc chuyển tuyến của bệnh viện tuyến dưới, khó

Một phần của tài liệu Tài liệu đào tạo Tăng cường năng lực thực hiện công tác chỉ đạo tuyến và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh (Trang 70)

IV. GIAO BAN CHUYỂN TUYẾN:

70 Báo cáo thực hiện việc chuyển tuyến của bệnh viện tuyến dưới, khó

khăn vướng mắc, đề xuất, kiến nghị.

- Người chủ trì nhận xét, kết luận, rút kinh nghiệm, thông báo các chủ trương, chính sách, văn bản, nội dung liên quan đến hoạt động chuyển tuyến.

c) Thành phần:

- Chủ trì: Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người phụ trách chuyên môn hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền.

- Thư ký: Cán bộ chuyên trách chỉ đạo tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

-Đại biểu tham dự:

+ Giám đốc trung tâm đào tạo, chỉ đạo tuyến/ trưởng phòng chỉ đạo tuyến/ hoặc cán bộ phụ trách bộ phận chỉ đạo tuyến của cơ sở khám, bệnh chưa có trung tâm đào tạo chỉ đạo tuyến/ phòng chỉ đạo tuyến

+Trưởng khoa/ phòng/ bộ phận trực thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. 2. Giao ban hằng 6 tháng lần giữa các cơ sở khám bệnh chữa bệnh:

a) Việc giao ban hằng quý giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được ấn định tổ chức định kỳ vào một ngày thuộc tuần đầu, tháng 6 và tháng 12 hàng năm, có thể được tổ chức độc lập hoặc lồng ghép với nội dung khác.

b) Nội dung:

+ Giám đốc trung tâm đào tạo chỉ đạo tuyến/trưởng phòng chỉ đạo tuyến/hoặc cán bộ phụ trách bộ phận chỉ đạo tuyến bệnh viện tuyến trên trình bày báo cáo chuyển tuyến 6 tháng, nhận xét về tình hình tiếp nhận người bệnh từ các tuyến chuyển đến; báo cáo các trường hợp sai sót chuyên môn; chẩn đoán khác biệt của tuyến dưới, cần rút kinh nghiệm, nhận xét về tình hình thực hiện thủ thuật, kỹ thuật chuyên môn của tuyến dưới thông qua bước đầu đánh giá tình hình người bệnh chuyển tuyến.

+ Lãnh đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới báo cáo tình hình chuyển người bệnh đi các tuyến, tiếp nhận người bệnh chuyển đến, đề xuất nhu cầu đạo tạo, chuyển giao kỹ thuật.

+ Thảo luận về sai sót chuyên môn, chẩn đoán khác biệt, kinh nghiệm chẩn đoán, điều trị…

+ Người chủ trì nhận xét, kết luận, rút kinh nghiệm, thông báo các chủ trương, chính sách, văn bản, nội dung liên quan đến hoạt động chuyển tuyến.

Một phần của tài liệu Tài liệu đào tạo Tăng cường năng lực thực hiện công tác chỉ đạo tuyến và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)