1. Thu thập, thống kê, tổng hợp thông tin chuyển tuyến
Việc thu thập các số liệu thống kê báo cáo chuyển tuyến thực hiện theo các biểu mẫu do Bộ Y tế quy định.
Các số liệu thống kê bao gồm:
a) Thông tin về chuyển người bệnh đi các tuyến (chuyển lên tuyến trên, chuyển cùng tuyến và chuyển về tuyến dưới) của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
b) Thông tin về nhận người bệnh từ các tuyến chuyển đến (tuyến dưới chuyển lên, cùng tuyến chuyến đến, tuyến trên chuyển về).
2. Quy định về chế độ báo cáo chuyển tuyến:
a) Báo cáo hằng tháng: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổng hợp báo cáo hằng tháng theo mẫu quy định của Bộ Y tế (mẫu kèm theo).
b) Báo cáo định kỳ 6 tháng, hằng năm theo mẫu quy định của Bộ Y tế (mẫu kèm theo).
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế gửi báo cáo về Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh).
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải gửi báo cáo về cơ quan quản lý y tế các Bộ.
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế, thuộc Bộ, ngành (trừ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải), cơ sở y tế tư nhân được xếp tương đương tuyến huyện trở lên đóng trên địa bàn gửi báo cáo về Sở Y tế.
66 c) Sở Y tế, cơ quan quản lý y tế của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ c) Sở Y tế, cơ quan quản lý y tế của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải tổng hợp và báo cáo công tác chuyển tuyến về Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) để tổng hợp báo cáo hằng năm.
3. Mẫu báo cáo chuyển tuyến a) Báo cáo định kỳ hằng tháng:
* Tổng hợp thông tin chuyển người bệnh đi các tuyến: Là bảng tổng hợp ghi chép thông tin người bệnh chuyển đi các tuyến, được ghi chép hàng ngày tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trước khi chuyển người bệnh đi các tuyến.
Bao gồm các thông tin:
- Thông tin hành chính về người bệnh; - Khoa/ phòng nơi chuyển người bệnh; - Chẩn đoán khi chuyển viện;
- Hình thức chuyển tuyến; - Lý do chuyển tuyến.
Hình thức chuyển tuyến gồm:
- Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên liền kề (theo trình tự). - Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên không qua tuyến liền kề (không theo trình tự).
- Chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới.
- Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cùng tuyến.
Lý do chuyển tuyến:
- Chuyển người bệnh đi các tuyến theo yêu cầu chuyên môn.
- Chuyển theo nguyện vọng của người bệnh hoặc đại diện hợp pháp của người bệnh.
- Chuyển về tuyến dưới khi người bệnh đã được chẩn đoán xác định, được điều trị qua giai đoạn cấp cứu, tình trạng bệnh đã thuyên giảm, có thể tiếp tục điều trị ở tuyến dưới.
* Tổng hợp thông tin người bệnh từ các tuyến chuyển đến:
Là bảng tổng hợp ghi chép thông tin người bệnh từ các tuyến chuyển đến, được ghi chép hàng ngày tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi làm thủ tục
67 tiếp nhận người bệnh đồng thời được rà soát bổ sung thông tin định kỳ hàng tiếp nhận người bệnh đồng thời được rà soát bổ sung thông tin định kỳ hàng tháng khi người bệnh ra viện.
Bao gồm các thông tin:
- Thông tin hành chính về người bệnh;
- Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển người bệnh đến; - Chẩn đoán của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh; - Các hình thức chuyển tuyến;
- Lý do chuyển tuyến;
- Chuyển đúng tuyến chuyên môn kỹ thuật; - Chuyển vượt tuyến chuyên môn kỹ thuật;
- Chẩn đoán khi ra viện;
- Ghi chú về sai sót chuyên môn, chẩn đoán khác biệt giữa tuyến chuyển và tuyến nhận người bệnh.
b) Báo cáo định kỳ 6 tháng, hằng năm:
Là báo cáotình hình chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh 6 tháng, hằng năm, gồm 2 bảng:
* Bảng tổng hợp tình hình người bệnh chuyển đi các tuyến: Phân tích tình hình chuyển tuyến của từng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã chuyển người bệnh đến.
Ví dụ: Trong 6 tháng từ 01/01/2013-30/6/2013 tình hình chuyển người bệnh từ Bệnh viện đa khoa tỉnh X lên Bệnh viện Bạch Mai:
Tổng số ca chuyển tuyến: 570 ca; trong đó Bảo hiểm y tế: 250 ca (43,8%); * Bảng tổng hợp tình hình người bệnh chuyển đến trong 6 tháng hoặc cả năm.