Nhiễm từ các nguồn khác

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 62)

Khu vực họp chợ trong địa bàn xã Thuận Thành cũng là những nguyên nhân đáng lưu ý. Rác thải từ khu chợ chủ yếu là túi nilon, rau củ quả dập nát, thối, hỏng,… vứt bừa bãi. Tuy đã có xe chở rác đến thu gom nhưng còn rất thưa thớt chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu hiện tại.

4.4. Để xuất một số biện pháp kiểm soát môi trường nước sinh hoạt trên

địa bàn xã

Để nâng cao chất lượng nước sạch sinh hoạt tại xã Thuận Thành trong thời gian tới cho người dân phải có hệ thống đồng bộ về tổ chức kỹ thuật, quản lý, ởđây tôi xin đưa ra một số giải pháp như sau:

4.4.1. Bin pháp tuyên truyn giáo dc

Hiện nay ý thức và trình độ hiểu biết của người dân còn thấp nên đó cũng là một trong nhưng nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng. Do vậy biện pháp tuyên truyền giáo dục nâng cao hiểu biết của người dân có một ý nghĩa quan trọng trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường hiện nay. Các biện pháp tuyên truyền giáo dục có thể áp dụng các hình thức cụ thể như sau:

- Sử dụng phổ biến các phương tiện truyền thông đại chúng để nâng cao ý thức người dân như: Tuyên truyền qua radio, loa phát thanh ở các thôn (xóm), tờ

rơi,…

- Tổ chức các hoạt động như: Ngày môi trường, ngày nước sạch,…

- Tuyên truyền để người dân hiểu rõ mối quan hệ giữa môi trường và sức khỏe con người.

- Cần tuyên truyền rộng rãi và hướng dẫn để người dân tham gia vào việc xây dựng các công trình xử lý nước trước khi đưa vào sử dụng.

- Tuyên truyền để người dân nắm rõ tầm quan trọng của nước và tác hại của ô nhiễm nguồn nước với sức khỏe để từ đó họ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

4.4.2. Bin pháp pháp lut và chính sách

Để bảo vệ nguồn nước thì cơ qua nhà nước quản lý cần có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân một cách phù hợp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất cụ thể như sau:

- Nhà nước cần quan tâm nhiều hơn trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ

quản lý môi trường tại các địa phương cũng như mở các lớp tập huấn cho các cán bộ và người dân để nâng cao trình độ của họ.

- Hỗ trợ kinh phí cho các hộ gia đình để xây dựng các bể Biogas và hệ

thống cung và thoát nước sinh hoạt tại các địa phương.

- Xây dựng những dự án cung cấp nước cho các địa phương để trong tương lai 100% các hộ gia đình đều được sử dụng nước sạch.

- Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình nhằm tăng dân số một cách hợp lý sẽ làm giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường và ổn định nhu cầu cung cấp nước sinh hoạt trên toàn xã góp phần nâng cao tỉ lệ cấp nước sạch cho người dân.

- Đưa ra các quy định cụ thể về BVMT nói chung và nguồn nước nói riêng. Có các chính sách khen thưởng và xử phạt các hành vi vi phạm về

BVMT.

4.4.3. Bin pháp k thut

- Quy hoạch các hệ thống, nhà máy cung cấp nước sạch về tận các địa phương.

- Quy hoạch hệ thống thoát và xử lý nước thải:

Hiện nay trên địa bàn xã chưa có hệ thống thoát nước thải hợp vệ sinh, vì vậy, cần xây dựng hệ thống nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi… Hệ thống cần xây dựng một cách hợp lý, đúng quy hoạch.

- Giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước mặt nhờ các loài thực vật thủy sinh như

bèo, rau muống…

- Trong sản xuất nông nghiệp phải có chế độ tưới nước, bón phân phù hợp. tránh việc sử dụng bừa bãi thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Nên áp dụng các biện pháp sinh học trong sản xuất nông nghiệp nhằm bảo vệ môi trường.

- Khai thác nguồn nước ngầm đúng kỹ thuật nhằm cung cấp nguồn nước hợp vệ sinh cũng như bảo vệ nguồn nước tránh bị ô nhiễm.

4.4.4. Bin pháp kinh tế

Các biện pháp kinh tế được sử dụng khá hiệu quả trong các hoạt động quản lý vĩ mô và vi mô đối với nền kinh tế. Trong quản lý và bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng thì các biện pháp kinh tế cũng đem lại những lợi ích nhất định. Thực chất của biện pháp kinh tế là dùng những lợi ích vất chất để kích thích chủ thể thực hiện những hoạt động có lợi cho cộng đồng. Các biện pháp kinh tế được áp dụng trong việc kiểm soát môi trường nước sinh hoạt của xã như:

- Người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác thì còn phải khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại theo quy định của luật này và các luật khác có liên quan.

- Người đứng đầu tổ chức cá nhân, cán bộ, công chức nhà nước lợi dụng chức quyền, quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức, công dân, bao che cho người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc thiếu trách nhiệm

để xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường trầm trọng thì tuy theo tính chất, mức độ vi phạm thì bị kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì còn phải bồi thường theo quy định của pháp luật( Điều 127. Xử lý vi phạm

luật bảo vệ môi trường 2005) [6].

4.4.5. Bin pháp tng hp

Cần có những giải pháp tổng thể, đồng bộ về nhân lực, chính sách,

bền vững trong hoạt động quản lý nguồn nước và đảm bảo cho người dân nông thôn sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, bên cạnh sự đầu tư hỗ trợ, xây dựng mô hình cấp nước cho dân, Nhà nước phải có những chủ trương, kế hoạch cụ thể để

thể chế hoá các chức năng, nhiệm vụ cũng như trách nhiệm của tổ chức, cơ

quan, đơn vị dịch vụ cấp nước và có sự thống nhất, chấp thuận của đối tượng hưởng lợi.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu và đánh giá chất lượng môi trường nước sinh hoạt tại xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên tôi rút ra một số kết luận sau:

Trên địa bàn xã tuy đã có nước máy nhưng quy mô còn nhỏ chưa đáp ứng

đủ nhu cầu sử dụng nước sạch cho người dân trong xã chỉ chiếm khoảng 9%.

Đa số người dân vẫn sử dụng giếng khoan là chính chiếm khoảng 73% và nước giếng đào chiếm khoảng 18%.

Qua phân tích chất lượng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn xã về cơ bản

đảm bảo hợp vệ sinh thông qua các chỉ tiêu sau: pH, Fe, Độ cứng, Coliform đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 02:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt. Theo ý kiến của người dân thì chất lượng nước nơi đây có chất lượng nước tốt không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Hiện trạng quản lý chất lượng nước sinh hoạt nông thôn còn mang

nặng tính chất tự phát. Việc xử lý nước thải hầu hết là chưa thực hiện, người dân thường cho nước thải chảy tự do ra vườn, việc làm này gây ảnh hưởng trực tiếp

đến vệ sinh môi trường và lâu dài ảnh hưởng đến nguồn nước dưới đất, chưa có cấp chính quyền địa phương.

Tuy hiện nay nguồn nước có chất lượng tốt nhưng đang đứng trước các nguồn gây ô nhiễm như:

- Ô nhiễm do chất thải của các hộ gia đình. - Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt.

- Ô nhiễm do chất thải từ hoạt động nông nghiệp. - Ô nhiễm do chất thải từ hoạt động công nghiệp. - Ô nhiễm do rác thải từ khu chợ.

5.2. Đề nghị

Từ kết quả nghiên cứu trên nhằm nâng cao cũng như bảo vệ nguồn nước sinh hoạt ở xã Thuận Thành tôi đưa ra một số kiến nghị sau:

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra các sai phạm và có biện pháp tiến hành xử lý kịp thời.

- Thường xuyên quan trắc đánh giá hiện trạng môi trương nước sinh hoạt

để có biện pháp bảo vệ nguồn nước tốt nhất.

- Xây dựng mới hoặc mở rộng quy mô của nhà máy nước Sông Công để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường noi chung mà môi trường nước nói riêng.

- Tuyên truyền sâu rộng và phổ biến để vận động người dân vào xây dựng các hệ thống công trình cấp và thoát nước tập trung làm người dân hiểu rõ trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia vào sử dụng nước sạch và quẩn lý công trình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoài An, Thế giới khát nước sạch đến mức nào, http://vneconomy.vn/20120321041144579P0C99/the-gioi-khat-nuoc-sach- toi-muc-nao.htm

2. Nguyễn Tuấn Anh (chủ biên), Đỗ Thị Lan, Nguyễn Thế Hùng (2008),

Giáo trình phân tích môi trường NXB Nông Nghiệp Hà Nội

3. Bộ y tế (2009), QCVN 02:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về

chất lượng nước sinh hoạt.

4. Cục quản lý tài nguyên nước (2006), “Tuyển chọn các văn bản pháp luật về tài nguyên nước”, NXB nông nghiệp, Hà Nội.

5. Phạm Nguyên Khôi (2003), “ Tạp chí nước sạch và vệ sinh môi trường”,

Nhiệm vụ cấp thiết về cung cấp nước sạch cho nhân dân.

6. Luật bảo vệ môi trường 2005 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam khóa XI, lỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005.

7. Nguyễn Ngọc Nông, Đặng Thị Hồng Phương (2006), ‘ Bài giảng luật và chính sách môi trường ’, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

8. Nước đối với đời sống của con người, Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai, http://laocai.gov.vn/sites/sotnmt/thongtinchuyenganh/tainguyennuoc/Trang /20120322102045.aspx

9. Dư Ngọc Thành (2008), ‘ Bài giảng quản lý tài nguyên nước ’, Trường

Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

10.Tình hình ô nhiễm nước ở Việt Nam hiện nay, http://www.sinhphu.vn/Tinh-trang-o-nhiem-nuoc-o-Viet-Nam-hien-

nay_c3_281__422.html

11.Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, “Báo cáo tài nguyên nước và sử dụng tài nguyên nước”.

12.Nguyễn Viết Tôn (2007), “Hiệu quả thiết thực từ chương trình nước sạch”. Tạp chí nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

13. Lê Quốc Tuấn (2013), Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước, Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.

14. Mai Thanh Tuyết (2011), “Ô nhiễm nguồn nước”, http://mekongriver.org

15. Minh Tự (2002), ‘ Tình trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam’, http:/nuocviet.msnboard.net.

16. Thu Trang (2006), “ Tạp trí môi trường và cuộc sống”, không để nguồn nước sạch bị ô nhiễm, Hội nước sạch - Môi trường Việt Nam.

17. UBND xã Thuận Thành,”Thuyết minh dự án nông thôn mới xã Thuận Thành huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015”.

18. Trần Thanh Xuân (2010), “Tài Nguyên nước mặt Việt Nam và những thác thức trong tương lai”, Tổng cục môi trường, Website vea.gov.vn.

Ph lc 1 QUY ĐỊNH KỸ THUẬT Bảng giới hạn các chỉ tiêu chất lượng TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Giới hạn tối đa cho phép Phương pháp thử Mức độ giám sát I II 1 Màu sắc(*) TCU 15 15 TCVN 6185 - 1996 (ISO 7887 - 1985) hoặc SMEWW 2120 A 2 Mùi vị(*) - Không có mùi vị lạ Không có mùi vị lạ Cảm quan, hoặc SMEWW 2150 B và 2160 B A 3 Độđục(*) NTU 5 5 TCVN 6184 - 1996 (ISO 7027 - 1990) hoặc SMEWW 2130 B A 4 Clo dư mg/l Trong khoảng 0,3-0,5 - SMEWW 4500Cl hoặc US EPA 300.1 A 5 pH(*) - Trong khoảng 6,0 - 8,5 Trong khoảng 6,0 - 8,5 TCVN 6492:1999 hoặc SMEWW 4500 - H+ A 6 Hàm lượng Amoni(*) mg/l 3 3 SMEWW 4500 - NH3 C hoặc SMEWW 4500 - NH3 D A 7 Hàm lượng Sắt tổng số (Fe2+ + Fe3+)(*) mg/l 0,5 0,5 TCVN 6177 - 1996 (ISO 6332 - 1988) hoặc SMEWW 3500 - Fe B 8 Chỉ số Pecmanga nat mg/l 4 4 TCVN 6186:1996 hoặc ISO 8467:1993 (E) A 9 Độ cứng tính theo CaCO3(*) mg/l 350 - TCVN 6224 - 1996 hoặc SMEWW 2340 C B 10 Hàm lượng mg/l 300 - TCVN6194 - 1996 (ISO 9297 - 1989) A

Clorua(*) hoặc SMEWW 4500 - Cl- D 11 Hàm lượng Florua mg/l 1.5 - TCVN 6195 - 1996 (ISO10359 - 1 - 1992) hoặc SMEWW 4500 - F- B 12 Hàm lượng Asen tổng số mg/l 0,01 0,05 TCVN 6626:2000 hoặc SMEWW 3500 - As B B 13 Coliform tổng số Vi khuẩn/ 100ml 50 150 TCVN 6187 - 1,2:1996 (ISO 9308 - 1,2 - 1990) hoặc SMEWW 9222 A 14 E. coli hoặc Coliform chịu nhiệt Vi khuẩn/ 100ml 0 20 TCVN6187 - 1,2:1996 (ISO 9308 - 1,2 - 1990) hoặc SMEWW 9222 A Ghi chú: - (*) Là chỉ tiêu cảm quan.

- Giới hạn tối đa cho phép I: Áp dụng đối với các cơ sở cung cấp nước.

- Giới hạn tối đa cho phép II: Áp dụng đối với các hình thức khai thác nước của

cá nhân, hộ gia đình (các hình thức cấp nước bằng đường ống chỉ qua xử lý đơn giản như giếng khoan, giếng đào, bể mưa, máng lần, đường ống tự chảy).

Ph lc 2

PHIẾU ĐIỀU TRA PHỎNG VẤN HIỆN TRẠNG NƯỚC SINH HOẠT TẠI XÃ THUẬN THÀNH, HUYỆN PHỔ YÊN, TỈNH

THÁI NGUYÊN

Phần I. Thông tin chung:

1. Họ tên người cung cấp thông tin:... Chữ ký... 2.Nghề nghiệp:...tuổi...giới tính...

trình độ văn hoá...Dân tộc...

3. Địa chỉ: Thôn...Xã Thuận Thành Huyện Phổ Yên Tỉnh Thái Nguyên

4. Sốđiện thoại:...

Phần II. NỘI DUNG PHỎNG VẤN

1. Hiện nay, nguồn nước gia đình Anh (Chị) đang sử dụng là:

Nước máy Giếng khoan ởđộ sâu...m

Giếng đào sâu...m Nguồn khác (ao, sông, suối)...

2. Nguồn nước hiện tại có đủ dùng cho sinh hoạt gia đình hang ngày hay không? Có Không

3. Nguồn nước gia đình sử dụng hiện nay cho ăn uống có vấn đề về: Không có... Mùi... ……….. Vị... Khác...

4. Nguồn nước dùng cho sinh hoạt có được lọc qua thiết bị hoặc hệ thống lọc: Không Có, theo phương pháp

nào………

5. Trong gia đình Ông (Bà), loại bệnh tật nào thường xuyên xảy ra? Bao nhiêu người trong năm?

Bệnh đường ruột...người/năm Bệnh hô hấp... người/năm Bệnh ngoài da... người/năm Bệnh khác...

6. Nước thải của gia đình đổ vào:

Cống thải chung của làng/xã Thải vào ao, hồ... ý kiến khác...

7. Nước thải chăn nuôi của gia đình thải đi đâu?

Bể bioga Hố phân

Thải tự do ra môi trường Nơi khác

8. Theo ông/bà nguồn nào trong hoạt động sản xuất nông nghiệp gây ô nhiễm nguồn nước nhiều nhất?

Phân bón hữu cơ Hóa chất BVTV

Phân bón hóa học Phế phụ phẩm nông nghiệp

Bao bì hóa chất BVTV

9. Ông (bà) có thấy nước giếng có màu hay mùi gì lạ không? Màu/ mùi gì ?

Không có màu\ mùi lạ

Có màu lạ. Màu………..

Có mùi lạ. Mùi………

10. Khi sử dụng nước giếng gia đình có thấy biểu hiện gì lạ không?

Không có biểu hiện gì Có cặn vôi

Có váng Có biểu hiện khác……… 11. Gia đình có được hay kiểm tra chất lượng nước không?

Được kiểm tra thường xuyên Thỉnh thoảng được kiểm tra Không được kiểm tra

12. Địa phương có triển khai chương trình nước sạch không? Không Có

13. Theo ông (bà) chất lượng nước giếng hiện tại như thế nào? Rất tốt Không tốt

Tốt Ý kiến khác

14. Nếu đưa nước máy vào sử dụng ông(bà) có tham gia sử dụng không? Không Có

15. Ý kiến đề xuất

………

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)