Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 30)

* Lấy mẫu: Tiến hành lấy mẫu theo quy định của TCVN 6663-11:2011 - Chất lượng nước. Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm.

- Thu thập mẫu nước giếng điển hình tại một số địa điểm của xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

- Chuẩn bị dụng cụ: đựng mẫu trong chai nhựa có nắp đậy kín. Chai nhựa

được rửa sạch bằng chất tẩy rửa, tráng bằng nước sạch, tráng bằng cồn 900 sau

đó tráng lại bằng nước cất. - Tiến hành lấy mẫu:

+ Tháo hết ống dẫn của vật liệu nhựa,cao su khỏi ống dẫn sao cho khoảng cách từ mạch nước ngầm đến vị trị lấy mẫu nước là gần nhất.

+ Dùng khăn giấy lau sạch miệng ống lấy nước.

+ Bật bơm giếng cho nước chảy bỏ từ 3 - 5 phút để loại bỏ phần nước lưu trữở đường ống.

+ Quan sát các yếu tố màu nước, tốc độ chảy đến khi diễn biến khá đều

đặn thì bắt đầu hứng chai lấy mẫu vào dòng chảy từ đầu vòi để tránh sai số trong quá trình lấy mẫu. Lấy đầy mẫu từ từđể tránh xuất hiện bọt khí trong bình chứa.

+ Đối với mẫu lấy để phân tích hoá lý thì cho nước vào đầy chai và đậy nắp kín. Đối với mẫu phân tích vi sinh vật thì lấy gần đầy chai (chừa một khoảng không khí để vi sinh vật thở) và đậy nắp kín.

- Bảo quản mẫu: Bảo quản mẫu trong túi đen, nhanh chóng chuyển về

- Phân tích mẫu: Vận chuyển lên phòng thí nghiệm của khoa Tài nguyên và môi trường, Viện Khoa học sự sống - Đại học Thái Nguyên để tiến hành phân tích.

- So sánh với QCVN 02:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích STT Chỉ tiêu

phân tích

Phương pháp phân tích Bảo quản

1 Màu sắc Cảm quan -

2 Mùi vị Cảm quan -

3 pH Máy đo pH Meter F-51 Ở nhiệt độ phòng nên đo ngay hoặc không để quá 24 giờ

4 Fe TCVN 6177:1996 Chất lượng nước. Xác định sắt bằng phương pháp trắc phô thông dùng 1,10-phenontrolin

Ở nhiệt độ từ 0-40C bảo quản không quá 1 tuần

5 Độ cứng TCVN 6224:1996 Chất lượng nước. Xác định tổng lượng canxi và magie bằng phương pháp chuẩn độ EDTA.

Ở nhiệt độ từ 0-40C bảo quản không quá 1 tuần

6 Coliform TCVN 6187-1:1996 Chất lượng nước. Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform, và vi khuẩn coliform chịu nhiệt và Escherichia coli giả định. Phần 1: Phương pháp màng lọc.

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội 4.1.1. Điu kin t nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình Vị trí địa lý

Thuận Thành là xã nằm phía Nam huyện Phổ Yên có tổng diện tích tự

nhiên 563,38 ha. Có địa giới hành chính tiếp giáp như sau: - Phía Bắc giáp xã Tân Phú

- Phía Tây giáp xã Trung Thành - Phía Nam giáp Tp. Hà Nội

- Phía Đông Nam giáp tỉnh Bắc Giang

Nằm trên trục Quốc lộ 3, có địa hình thuận lợi để chu chuyển hàng hóa sang các nơi khác, có bề mặt bằng phẳng đã thu hút được nhiều vốn đầu tư, xây dựng các khu công nghiệp, tạo thế mạnh cho huyện Phổ Yên phát triển.

Địa hình

Thuận Thành là xã thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc nhưng lại mang đặc điểm của địa hình vùng đồng bằng Bắc Bộ, có địa hình tương đối bằng phẳng, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam ven sông Cầu và sông Công.

Với địa hình tương đối bằng phẳng cần bố trí sử dụng đất sao cho phù hợp với điều kiện địa hình của xã.

4.1.1.2. Thời tiết, khí hậu, thủy văn

Thời tiết, khí hậu

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

- Nhiệt độ:

Nhiệt độ trung bình năm là: 23,30C, tất cả các tháng trong năm nhiệt độ bình quân đều trên 150C, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm tương đối cao

(tháng có nhiệt độ cao nhất so với tháng có nhiệt độ thấp nhất chênh lệch nhau tới 140C ).

- Lượng mưa:

Lượng mưa trung bình năm là 1.400 mm, tuy nhiên lượng mưa phân bố

không đều do chịu sự chi phối chung của chế độ mưa vùng Đông Bắc Bộ, có những đặc trưng sau:

- Lượng bốc hơi và độ ẩm:

Là vùng có lượng bốc hơi lớn, lượng bốc hơi trung bình nhiều năm là 985 mm. + Lượng bốc hơi trung bình tháng: 84 mm.

+ Lượng bốc hơi tháng cao nhất (tháng 5): 99,9 mm. + Lượng bốc hơi tháng cao nhất (tháng 3): 52,7 mm

Nhìn chung chênh lệch lượng bốc hơi giữa các tháng trong năm ít hơn so với chênh lệch lượng mưa.

Độẩm không khí trung bình năm là 82%, cao nhất là 85%, tháng 12 có độ ẩm thấp nhất là 50%.

Thủy văn

Thuận Thành có lượng mưa trung bình tương đối lớn (1.400 mm/năm), có sông Cầu, sông Công chảy qua, là nguồn nước tương đối mặt phong phú, rất quan trọng cho việc phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

4.1.1.3. Thổ nhưỡng và các đặc điểm đất đai

Theo bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/25.000 huyện Phổ Yên, trên địa bàn xã Thuận Thành có các loại đất chính sau:

- Đất phù sa được bồi đắp hàng năm: Phân bốở phía Nam và Tây Nam của xã, có độ dốc nhỏ hơn 3%, có diện tích 125,0 ha chiếm 22,14% tổng diện tích tự

nhiên. Đất có địa hình bằng phẳng, là loại đất tốt, hiện chủ yếu sử dụng vào mục

đích sản xuất nông nghiệp.

- Đất phù sa không được bồi đắp hàng năm: có diện tích 152,68 ha, chiếm 26,86% tổng diện tích tự nhiên, độ dốc nhỏ hơn 3%, phân bố ở phía Bắc và

Đông Bắc của xã, là đất thích hợp cho trồng lúa và một số cây ngắn ngày khác, chủ yếu đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp.

- Đất phù sa có tầng loang nổ đỏ vàng: phân bố ở phía Tây Bắc của xã, có diện tích 118,5 ha chiếm 20,98% tổng diện tích tự nhiên, đất có độ dốc nhỏ hơn 3%, là loại đất thích hợp cho trồng lúa và một số cây trồng ngắn ngày khác.

- Đất bạc màu: Phân bốở trung xã, có diện tích 43,75 ha chiếm 7,75 % tổng diện tích tự nhiên.

- Đất dốc tụ: Phân bố ở phía Bắc của xã, có diện tích 18,5 ha chiếm 3,32% tổng diện tích tự nhiên. Đây là đất được hình thành do sự tích tụ của các sản phẩm phong hóa trên cao đưa xuống, đất có độ phì tương đối khá, thích hợp cho trồng lúa và cây ngắn ngày.

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ: Phân bố ở phía Tây Nam xã, có diện tích 62,5 ha chiếm 11,07% tổng diện tích tự nhiên, là loại đất thích hợp cho trồng cây công nghiệp ngắn ngày như cây mía, cây lạc, cây thuốc lá…

Tài nguyên đất của Thuận Thành đa dạng, đất bằng và tốt thuận lợi cho trồng trọt và phát triển công nghiệp.

Bảng 4.1: Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của xã Thuận Thành giai đoạn 2011 - 2013

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh ( % ) Số lượng Cơ cấu (% ) Số lượng Cơ cấu (% )

Số lượng Cơ cấu (% ) 2012/ 2011 2013/ 2012 Bình quân Tổng diện tích tự nhiên 563,38 100 563,38 100 563,38 100 1. Đất nông nghip 275,22 48,85 246,62 43,78 244,53 43,40 89,60 99,15 94,25 1.1. Đất sn xut nông nghip 242,80 43,10 220,07 39,06 218,03 38,70 90,63 99,07 94,76 1.1.1. Đất trồng cây hàng năm 209,50 37,18 186,80 33,16 184,86 32,81 89,16 98,96 93,93 1.1.1.1. Đất trồng lúa 158,51 28,13 138,19 24,52 136,32 24,20 87,18 98,65 92,74 1.1.1.2. Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 1.1.1.3. Đất trồng cây hàng năm khác 50,99 9,05 48,61 8,63 48,54 8,62 95,33 99,86 97,57 1.1.2. Đất trồng cây lâu năm 33,30 5,91 33,27 5,91 33,17 5,89 99,91 99,70 99,80 1.2. Đất lâm nghip 4,03 0,72 4,03 0,72 4,03 0,72 100 100 100 1.2.1.Đất rừng sản xuất 4,03 0,72 4,03 0,72 4,03 0,72 100 100 100 1.3. Đất nuôi trng thy sn 28,39 5.04 22,52 4,00 22,47 3,99 79,32 99,78 88,96

2. Đất phi nông nghiệp 286,30 50,82 314,90 55,90 316,99 56,27 109,99 100,66 105,22

2.1. Đất ở 55,79 9,90 55,99 9,94 55,95 9,93 103,36 99,93 101,63

2.2. Đất chuyên dụng 230,51 40,92 258,91 45,96 261,04 46,33 112,32 100,82 106,41

4.1.2. Các ngun tài nguyên 4.1.2.1. Tài nguyên đất 4.1.2.1. Tài nguyên đất

Theo bản đồ thổ nhưỡng huyện Phổ Yên, trên địa bàn xã Thuận Thành có 6 loại đất chính là:

- Đất phù sa được bồi hàng năm: Phân bố ở phía Nam và Tây Nam của xã, có diện tích 125 ha, chiếm 22,14% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Đất phù sa không được bồi có diện tích 151,68 ha, phân bốở phía Bắc và

Đông Bắc của xã, chiếm 26,86% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng phân bố ở phía Tây Bắc của xã có diện tích 118,5 ha chiếm 20,98% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Đất bạc màu có diện tích 43,75 ha, phân bố ở trung tâm xã chiếm 7,75% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Đất dốc tụ phân bốở phía Bắc có diện tích là 18,75 ha, chiếm 3,32% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ phân bốở Tây nam của xã, có diện tích 62,50 ha chiếm 11,07% tổng diện tích đất tự nhiên.

4.1.2.2. Tài nguyên nước

* Nguồn nước mặt:

Thuận Thành có nước mặt tương đối phong phú với lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.400 mm, đây là nguồn nước cung cấp cho các ao, hồ phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong xã. Ngoài ra Thuận Thành còn

được bao bọc bởi sông Công và sông Cầu, đây cũng là nguồn nước quan trọng cho đời sống và sản xuất của nhân dân.

* Nguồn nước ngầm:

Nước ngầm ở đây tương đối dồi dào và có chất lượng tốt, nhưng hiện nay việc khai thác, sử dụng nước ngầm còn nhiều hạn chế.

4.1.2.3.Tài nguyên rng

Hiện tại xã có 4,03 ha đất rừng chiếm khoảng 0,72% tổng diện tích đất tự

nhiên, trong đó toàn bộ là rừng sản xuất góp phần tăng năng thu nhập cho người dân, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo cảnh quan môi trường, hạn chế xói mòn và sạt lởđất .

4.1.2.4. Tài nguyên nhân văn

Thuận Thành có 5.081 nhân khẩu, với tổng số hộ 1.501 hộ, sinh sống tập trung tại 14 xóm. Xã có nguồn nhân lực dồi dào cùng với truyền thống hiếu học cần cù, chịu khó. Đây chính là điều kiện thuận lợi để xã có thể thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.

Các hoạt động văn hoá giáo dục của xã thu hút đông đảo mọi người dân nhiệt tình hưởng ứng như các hoạt động thể dục thể thao, các buổi giao lưu văn hoá giữa các dân tộc trong ngày tết cổ truyền và các ngày lễ lớn của dân tộc.

Với nguồn tài nguyên phong phú của xã thì quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới cần phải quan tâm, chú ý đến phong tục, tập quán, quan hệ làng xóm của các xóm để bố trí sử dụng, đặc biệt là đất ở, đất xây dựng các công trình công cộng, đất xây dựng các công trình văn hóa, phúc lợi, trên địa bàn xã để góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của xã.

4.1.3. Điu kin kinh tế xã hi ca xã Thun Thành

4.1.3.1. Dân số và lao động

-Trình độ lao động qua đào tạo:

Có: 135 người có trình độ Đại học và trên Đại học; 116 người đạt trình độ Cao đẳng và Cao đẳng nghề; 630 người có trình độ Trung cấp nghề;

273 người có trình độ Sơ cấp nghề;

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn so với tổng số lao động chiếm 35,3%.

- Trên địa bàn xã đa số là dân tộc Kinh. Ngoài ra còn có dân tộc Tày, Nùng.

Về chất lượng dân số trong những năm gần đây chất lượng dân số của xã Thuận Thành không ngừng được cải thiện. Việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu ngày càng được chú trọng, không có thất học, tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông trung học tăng, tỷ lệ đỗĐại học tăng.

Là một xã có các ngành nghề phụ phát triển chậm, việc làm chính là trồng trọt và chăn nuôi, kinh doanh dịch vụ, năng suất lao động chưa cao, không ổn

định, tiềm năng lao động là rất lớn việc khai thác sử dụng lao động còn hạn chế, nhất là sau khi thu hoạch mùa màng xong, số lao động dư thừa là rất lớn không có việc làm gây lãng phí nguồn lao động, việc giải quyết lao động dư thừa trong lúc nông nhàn là vấn đề bức thiết hiện nay.

Bảng4.2. Tình hình số hộ, nhân khẩu và lao động của xã Thuận Thành giai đoạn 2011 - 2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh ( %) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 2011/20 12 2013/201 2 BQ I. Tổng số nhân khẩu Người 5481 100 5537 100 5661 100 101,11 102,05 101,58 II. Tổng số hộ Hộ 1324 100 1338 100 1354 100 101,04 101,21 101,12 1. Hộ nông nghiệp Hộ 1192 90,02 1204 90,01 1210 89,33 101,01 100,50 100,75

2. Hộ phi nông nghiệp Hộ 132 9,98 134 9,99 144 10,67 101,51 107,46 104,44

III. Tổng số lao động 3068 100 3115 100 3167 100 101,53 101,66 101,59

1. Lao động trong nông nghiệp LĐ 1904 62,05 1866 59,89 1798 56,78 98,00 96,36 97,18

2. Lao động phi nông nghiệp LĐ 1164 37,95 1249 40,11 1369 43,22 107,30 109,60 108,44

3. Lao động nam LĐ 1500 48,88 1536 49,31 1537 48,53 102,40 100,07 101,22 4. Lao động nữ LĐ 1568 51,12 1579 50,69 1630 51,47 100,70 103,23 101,96 IV. Một số chỉ tiêu 1. BQNK / hộ Người /hộ 4,14 4,14 4,18 100 100,97 100,48 2. BQLĐ / hộ LĐ/ hộ 2,32 2,33 2,34 100,43 100,43 100,43

4.1.3.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn của xã Thuận Thành

* Giao thông.

Hệ thống giao thông trên địa bàn có:

Tuyến đường Quốc lộ 3 cũ, Quốc lộ 3 mới đi qua địa bàn, có cảng đường thủy nội địa Đa Phúc trên địa bàn có thể giao lưu hàng hóa với các tỉnh phía Bắc.

Có tuyến Đường sắt Hà Thái đi qua địa bàn xã.

- Tỉ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT (đạt 100%);

- Tỉ lệ km đường trục thôn, xóm được bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ

thuật của Bộ GTVT (đạt 20%);

- Tỉ lệđường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa;

- Tỉ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện (đạt 35%).

* Thủy lợi.

- Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh đạt 75%; - Tỉ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa đạt 85%.

Nhìn chung, hệ thống các công trình thủy lợi do xã được quản lý tương đối tốt; công tác vận hành, duy tu, bảo dưỡng thường xuyên, công tác quản lý nguồn nước và môi trường nước được chú trọng, cơ bản đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và đảm bảo tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, khắc phục tình trạng úng lụt cục bộ trong mùa mưa bão.

* Điện.

- Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện đạt 100%; - Tỉ lệ hộ dùng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn đạt 99%.

- Tổng số trạm biến áp 8 trạm với tổng dung lượng 1690 KVA, hệ thống lưới điện hạ thế đảm bảo cung ứng kịp thời nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của nhân dân;

- 100% số hộ dùng điện theo giá bậc thang, xã cơ bản đảm bảo an toàn hành lang lưới điện, phát huy hiệu quả và sử dụng tiết kiệm điện, không để xảy

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)