3.3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Thuận Thành, huyện Phổ
Yên, tỉnh Thái Nguyên
3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên.
3.3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.
3.3.2. Nguồn nước và tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại địa bàn xã
3.3.2.1 Nguồn nước tại địa bàn xã Thuận Thành.
3.3.2.2 Thực trạng môi trường nước sinh hoạt tại địa bàn xã Thuận Thành.
+ Tiến hành khảo sát tại tất cả các thôn trên địa bàn xã. + Đánh giá chất lượng nguồn nước tại xã.
3.3.3. Nguyên nhân có thể gây ô nhiễm nguồn nước tại xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
3.3.4. Đề xuất một số giải pháp cung cấp nước sinh hoạt tại xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Khảo sát thực địa
- Phương pháp khảo sát thực địa rất cần thiết giúp người nghiên cứu có cách nhìn tổng quan và sơ bộ về khu vực nghiên cứu, đồng thời kiểm tra tính chính xác cũng như những tài liệu, số liệu đã thu thập được, từ đó đưa ra nhận xét chung về vùng nghiên cứu.
+ Tiến hành khảo sát tại tất cả các thôn trên địa bàn xã
+ Đánh giá chất lượng nguồn nước dựa vào các yếu tố cảm quan như mùi vị, màu sắc, dấu vết lạ, chất lượng xây dựng và hiện trạng sử dụng.
3.4.2. Phương pháp thống kê
* Thu thập thông tin sơ cấp
- Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu chưa từng được công bốở bất cứ tài liệu nào, người thu thập có được thông qua tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nghiên cứu bằng những phương pháp khác nhau như: Tìm hiểu, quan sát thực tế, đánh giá bằng phiếu điều tra,…
- Phỏng vấn người dân về chất lượng nước sinh hoạt của gia đình. + Phỏng vấn người dân xã Thuận Thành bằng bộ câu hỏi chuẩn bị sẵn. + Đối tượng phỏng vấn: Người dân (85 hộ gia đình của 14 thôn thuộc địa bàn xã Thuận Thành, không phân biệt nghề nghiệp,tuổi tác, trình độ).
* Thu thập thông tin thứ cấp
+ Thu thập tài liệu, số liệu vềđiều kiện tự nhiên, dân số, văn hóa, kinh tế,… xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
+ Thu thập các số liệu, tài liệu liên quan tới vấn đề nước sinh hoạt.
+ Thu thập các tài liệu liên quan tới vấn đề nước sinh hoạt qua sách báo, các nguồn tin chính thức trên internet…
+ Tổng hợp số liệu từ cán bộ các thôn đã điều tra dưới sự giúp đỡ của cán bộ môi trường xã.
* Phương pháp xử lý số liệu
- Các kết quả thu thập được thống kê thành các bảng, sơđồ, hiệu chỉnh hợp lý và đưa vào báo cáo chủ yếu sử dụng 2 phần mềm Microsoft Word để soạn thảo báo cáo và Microsoft Excel để xử lý số liệu và vẽ biểu đồ.
- So sánh với QCVN 02:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.
3.4.3. Tham khảo ý kiến chuyên gia.
Đề tài có tham khảo ý kiến đánh giá của thầy giáo Nguyễn Ngọc Anh và một số chuyên viên thuộc phòng Tài nguyên môi trường huyện Phổ Yên.
3.4.4. Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm
* Lấy mẫu: Tiến hành lấy mẫu theo quy định của TCVN 6663-11:2011 - Chất lượng nước. Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm.
- Thu thập mẫu nước giếng điển hình tại một số địa điểm của xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
- Chuẩn bị dụng cụ: đựng mẫu trong chai nhựa có nắp đậy kín. Chai nhựa
được rửa sạch bằng chất tẩy rửa, tráng bằng nước sạch, tráng bằng cồn 900 sau
đó tráng lại bằng nước cất. - Tiến hành lấy mẫu:
+ Tháo hết ống dẫn của vật liệu nhựa,cao su khỏi ống dẫn sao cho khoảng cách từ mạch nước ngầm đến vị trị lấy mẫu nước là gần nhất.
+ Dùng khăn giấy lau sạch miệng ống lấy nước.
+ Bật bơm giếng cho nước chảy bỏ từ 3 - 5 phút để loại bỏ phần nước lưu trữở đường ống.
+ Quan sát các yếu tố màu nước, tốc độ chảy đến khi diễn biến khá đều
đặn thì bắt đầu hứng chai lấy mẫu vào dòng chảy từ đầu vòi để tránh sai số trong quá trình lấy mẫu. Lấy đầy mẫu từ từđể tránh xuất hiện bọt khí trong bình chứa.
+ Đối với mẫu lấy để phân tích hoá lý thì cho nước vào đầy chai và đậy nắp kín. Đối với mẫu phân tích vi sinh vật thì lấy gần đầy chai (chừa một khoảng không khí để vi sinh vật thở) và đậy nắp kín.
- Bảo quản mẫu: Bảo quản mẫu trong túi đen, nhanh chóng chuyển về
- Phân tích mẫu: Vận chuyển lên phòng thí nghiệm của khoa Tài nguyên và môi trường, Viện Khoa học sự sống - Đại học Thái Nguyên để tiến hành phân tích.
- So sánh với QCVN 02:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích STT Chỉ tiêu
phân tích
Phương pháp phân tích Bảo quản
1 Màu sắc Cảm quan -
2 Mùi vị Cảm quan -
3 pH Máy đo pH Meter F-51 Ở nhiệt độ phòng nên đo ngay hoặc không để quá 24 giờ
4 Fe TCVN 6177:1996 Chất lượng nước. Xác định sắt bằng phương pháp trắc phô thông dùng 1,10-phenontrolin
Ở nhiệt độ từ 0-40C bảo quản không quá 1 tuần
5 Độ cứng TCVN 6224:1996 Chất lượng nước. Xác định tổng lượng canxi và magie bằng phương pháp chuẩn độ EDTA.
Ở nhiệt độ từ 0-40C bảo quản không quá 1 tuần
6 Coliform TCVN 6187-1:1996 Chất lượng nước. Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform, và vi khuẩn coliform chịu nhiệt và Escherichia coli giả định. Phần 1: Phương pháp màng lọc.
Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình • Vị trí địa lý
Thuận Thành là xã nằm phía Nam huyện Phổ Yên có tổng diện tích tự
nhiên 563,38 ha. Có địa giới hành chính tiếp giáp như sau: - Phía Bắc giáp xã Tân Phú
- Phía Tây giáp xã Trung Thành - Phía Nam giáp Tp. Hà Nội
- Phía Đông Nam giáp tỉnh Bắc Giang
Nằm trên trục Quốc lộ 3, có địa hình thuận lợi để chu chuyển hàng hóa sang các nơi khác, có bề mặt bằng phẳng đã thu hút được nhiều vốn đầu tư, xây dựng các khu công nghiệp, tạo thế mạnh cho huyện Phổ Yên phát triển.
• Địa hình
Thuận Thành là xã thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc nhưng lại mang đặc điểm của địa hình vùng đồng bằng Bắc Bộ, có địa hình tương đối bằng phẳng, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam ven sông Cầu và sông Công.
Với địa hình tương đối bằng phẳng cần bố trí sử dụng đất sao cho phù hợp với điều kiện địa hình của xã.
4.1.1.2. Thời tiết, khí hậu, thủy văn
• Thời tiết, khí hậu
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
- Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình năm là: 23,30C, tất cả các tháng trong năm nhiệt độ bình quân đều trên 150C, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm tương đối cao
(tháng có nhiệt độ cao nhất so với tháng có nhiệt độ thấp nhất chênh lệch nhau tới 140C ).
- Lượng mưa:
Lượng mưa trung bình năm là 1.400 mm, tuy nhiên lượng mưa phân bố
không đều do chịu sự chi phối chung của chế độ mưa vùng Đông Bắc Bộ, có những đặc trưng sau:
- Lượng bốc hơi và độ ẩm:
Là vùng có lượng bốc hơi lớn, lượng bốc hơi trung bình nhiều năm là 985 mm. + Lượng bốc hơi trung bình tháng: 84 mm.
+ Lượng bốc hơi tháng cao nhất (tháng 5): 99,9 mm. + Lượng bốc hơi tháng cao nhất (tháng 3): 52,7 mm
Nhìn chung chênh lệch lượng bốc hơi giữa các tháng trong năm ít hơn so với chênh lệch lượng mưa.
Độẩm không khí trung bình năm là 82%, cao nhất là 85%, tháng 12 có độ ẩm thấp nhất là 50%.
• Thủy văn
Thuận Thành có lượng mưa trung bình tương đối lớn (1.400 mm/năm), có sông Cầu, sông Công chảy qua, là nguồn nước tương đối mặt phong phú, rất quan trọng cho việc phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
4.1.1.3. Thổ nhưỡng và các đặc điểm đất đai
Theo bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/25.000 huyện Phổ Yên, trên địa bàn xã Thuận Thành có các loại đất chính sau:
- Đất phù sa được bồi đắp hàng năm: Phân bốở phía Nam và Tây Nam của xã, có độ dốc nhỏ hơn 3%, có diện tích 125,0 ha chiếm 22,14% tổng diện tích tự
nhiên. Đất có địa hình bằng phẳng, là loại đất tốt, hiện chủ yếu sử dụng vào mục
đích sản xuất nông nghiệp.
- Đất phù sa không được bồi đắp hàng năm: có diện tích 152,68 ha, chiếm 26,86% tổng diện tích tự nhiên, độ dốc nhỏ hơn 3%, phân bố ở phía Bắc và
Đông Bắc của xã, là đất thích hợp cho trồng lúa và một số cây ngắn ngày khác, chủ yếu đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp.
- Đất phù sa có tầng loang nổ đỏ vàng: phân bố ở phía Tây Bắc của xã, có diện tích 118,5 ha chiếm 20,98% tổng diện tích tự nhiên, đất có độ dốc nhỏ hơn 3%, là loại đất thích hợp cho trồng lúa và một số cây trồng ngắn ngày khác.
- Đất bạc màu: Phân bốở trung xã, có diện tích 43,75 ha chiếm 7,75 % tổng diện tích tự nhiên.
- Đất dốc tụ: Phân bố ở phía Bắc của xã, có diện tích 18,5 ha chiếm 3,32% tổng diện tích tự nhiên. Đây là đất được hình thành do sự tích tụ của các sản phẩm phong hóa trên cao đưa xuống, đất có độ phì tương đối khá, thích hợp cho trồng lúa và cây ngắn ngày.
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ: Phân bố ở phía Tây Nam xã, có diện tích 62,5 ha chiếm 11,07% tổng diện tích tự nhiên, là loại đất thích hợp cho trồng cây công nghiệp ngắn ngày như cây mía, cây lạc, cây thuốc lá…
Tài nguyên đất của Thuận Thành đa dạng, đất bằng và tốt thuận lợi cho trồng trọt và phát triển công nghiệp.
Bảng 4.1: Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của xã Thuận Thành giai đoạn 2011 - 2013
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh ( % ) Số lượng Cơ cấu (% ) Số lượng Cơ cấu (% )
Số lượng Cơ cấu (% ) 2012/ 2011 2013/ 2012 Bình quân Tổng diện tích tự nhiên 563,38 100 563,38 100 563,38 100 1. Đất nông nghiệp 275,22 48,85 246,62 43,78 244,53 43,40 89,60 99,15 94,25 1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 242,80 43,10 220,07 39,06 218,03 38,70 90,63 99,07 94,76 1.1.1. Đất trồng cây hàng năm 209,50 37,18 186,80 33,16 184,86 32,81 89,16 98,96 93,93 1.1.1.1. Đất trồng lúa 158,51 28,13 138,19 24,52 136,32 24,20 87,18 98,65 92,74 1.1.1.2. Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 1.1.1.3. Đất trồng cây hàng năm khác 50,99 9,05 48,61 8,63 48,54 8,62 95,33 99,86 97,57 1.1.2. Đất trồng cây lâu năm 33,30 5,91 33,27 5,91 33,17 5,89 99,91 99,70 99,80 1.2. Đất lâm nghiệp 4,03 0,72 4,03 0,72 4,03 0,72 100 100 100 1.2.1.Đất rừng sản xuất 4,03 0,72 4,03 0,72 4,03 0,72 100 100 100 1.3. Đất nuôi trồng thủy sản 28,39 5.04 22,52 4,00 22,47 3,99 79,32 99,78 88,96
2. Đất phi nông nghiệp 286,30 50,82 314,90 55,90 316,99 56,27 109,99 100,66 105,22
2.1. Đất ở 55,79 9,90 55,99 9,94 55,95 9,93 103,36 99,93 101,63
2.2. Đất chuyên dụng 230,51 40,92 258,91 45,96 261,04 46,33 112,32 100,82 106,41
4.1.2. Các nguồn tài nguyên 4.1.2.1. Tài nguyên đất 4.1.2.1. Tài nguyên đất
Theo bản đồ thổ nhưỡng huyện Phổ Yên, trên địa bàn xã Thuận Thành có 6 loại đất chính là:
- Đất phù sa được bồi hàng năm: Phân bố ở phía Nam và Tây Nam của xã, có diện tích 125 ha, chiếm 22,14% tổng diện tích đất tự nhiên.
- Đất phù sa không được bồi có diện tích 151,68 ha, phân bốở phía Bắc và
Đông Bắc của xã, chiếm 26,86% tổng diện tích đất tự nhiên.
- Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng phân bố ở phía Tây Bắc của xã có diện tích 118,5 ha chiếm 20,98% tổng diện tích đất tự nhiên.
- Đất bạc màu có diện tích 43,75 ha, phân bố ở trung tâm xã chiếm 7,75% tổng diện tích đất tự nhiên.
- Đất dốc tụ phân bốở phía Bắc có diện tích là 18,75 ha, chiếm 3,32% tổng diện tích đất tự nhiên.
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ phân bốở Tây nam của xã, có diện tích 62,50 ha chiếm 11,07% tổng diện tích đất tự nhiên.
4.1.2.2. Tài nguyên nước
* Nguồn nước mặt:
Thuận Thành có nước mặt tương đối phong phú với lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.400 mm, đây là nguồn nước cung cấp cho các ao, hồ phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong xã. Ngoài ra Thuận Thành còn
được bao bọc bởi sông Công và sông Cầu, đây cũng là nguồn nước quan trọng cho đời sống và sản xuất của nhân dân.
* Nguồn nước ngầm:
Nước ngầm ở đây tương đối dồi dào và có chất lượng tốt, nhưng hiện nay việc khai thác, sử dụng nước ngầm còn nhiều hạn chế.
4.1.2.3.Tài nguyên rừng
Hiện tại xã có 4,03 ha đất rừng chiếm khoảng 0,72% tổng diện tích đất tự
nhiên, trong đó toàn bộ là rừng sản xuất góp phần tăng năng thu nhập cho người dân, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo cảnh quan môi trường, hạn chế xói mòn và sạt lởđất .
4.1.2.4. Tài nguyên nhân văn
Thuận Thành có 5.081 nhân khẩu, với tổng số hộ 1.501 hộ, sinh sống tập trung tại 14 xóm. Xã có nguồn nhân lực dồi dào cùng với truyền thống hiếu học cần cù, chịu khó. Đây chính là điều kiện thuận lợi để xã có thể thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
Các hoạt động văn hoá giáo dục của xã thu hút đông đảo mọi người dân nhiệt tình hưởng ứng như các hoạt động thể dục thể thao, các buổi giao lưu văn hoá giữa các dân tộc trong ngày tết cổ truyền và các ngày lễ lớn của dân tộc.
Với nguồn tài nguyên phong phú của xã thì quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới cần phải quan tâm, chú ý đến phong tục, tập quán, quan hệ làng xóm của các xóm để bố trí sử dụng, đặc biệt là đất ở, đất xây dựng các công trình công cộng, đất xây dựng các công trình văn hóa, phúc lợi, trên địa bàn xã để góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của xã.
4.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội của xã Thuận Thành
4.1.3.1. Dân số và lao động
-Trình độ lao động qua đào tạo:
Có: 135 người có trình độ Đại học và trên Đại học; 116 người đạt trình độ Cao đẳng và Cao đẳng nghề; 630 người có trình độ Trung cấp nghề;
273 người có trình độ Sơ cấp nghề;
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn so với tổng số lao động chiếm 35,3%.
- Trên địa bàn xã đa số là dân tộc Kinh. Ngoài ra còn có dân tộc Tày, Nùng.
Về chất lượng dân số trong những năm gần đây chất lượng dân số của xã Thuận Thành không ngừng được cải thiện. Việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu ngày càng được chú trọng, không có thất học, tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông trung học tăng, tỷ lệ đỗĐại học tăng.
Là một xã có các ngành nghề phụ phát triển chậm, việc làm chính là trồng trọt và chăn nuôi, kinh doanh dịch vụ, năng suất lao động chưa cao, không ổn
định, tiềm năng lao động là rất lớn việc khai thác sử dụng lao động còn hạn chế,