Tiến hành thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Vectơ riêng dương của toán tử lõm chính quy đều (3) (Trang 103)

8. Cấu trúc luận văn

3.5. Tiến hành thực nghiệm sư phạm

3.5.1. Diễn biến thực nghiệm sư phạm.

Sau đây, chúng tôi phân tích tiến trình dạy từng bài cụ thể đã diễn ra trong quá trình thực nghiệm sư phạm.

* Bài: Kính Hiển Vi

Lớp ĐC: Do GV cộng tác soạn giáo án và dạy theo đúng nội dung SGK và theo PPDH truyền thống, GV đóng vai trò chủ đạo trong việc truyền thụ kiến thức. Cụ thể là:

- Khi dạy đơn vị kiến thức công dụng và cấu tạo của kính hiển vi, GV sử dụng phương pháp thông báo, kết hợp đàm thoại đưa ra các câu hỏi cho HS trả lời. Do điều kiện phòng học nhỏ, HS phân ra theo các nhóm đông nên khi nêu xong công dụng và cấu tạo kính hiển vi, GV phát mỗi nhóm hoặc 2 nhóm một kính hiển vi để nghiên cứu qua về cấu tạo và quan sát một vật nhỏ như: sợi tóc hoặc một hạt bụi... Với phương pháp dạy này lớp học còn trầm, HS chưa trả lời được hết các câu hỏi, chưa hiểu được bản chất về cấu tạo kính hiển vi, chưa vẽ được đường truyền của tia sáng qua một hệ quang học, HS thụ động lĩnh hội kiến thức.

- Qua việc trả lời các câu hỏi, quan sát các vật nhỏ qua kính hiển vi và xây dựng công thức số bội giác. Chúng tôi thấy HS tiếp thu bài một cách thụ động, lúng túng khi vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề. HS đã biết cách điều chỉnh kính hiển vi khi ngắm chừng ở điểm cực cận và ở vô cực nhưng không quan sát được đường đi của các tia sáng, lúng túng khi vẽ ảnh của một vật thật qua kính hiển vi.

Chúng tôi nhận thấy: lớp học còn trầm, HS không sôi nổi phát biểu xây dựng bài, một số HS không tập trung ngồi nói chuyện hoặc làm việc riêng,

HS không biết trao đổi làm việc theo nhóm, không thấy ưu nhược điểm của KHV được thiết kế như trong bài học.

Lớp TN: Chúng tôi tiến hành giảng dạy theo phương pháp sử dụng PMDH, mô phỏng ý tưởng thiết kế của HS. Với mục tiêu cụ thể đặt ra khi soạn giảng bài học. Chúng tôi tập trung chủ yếu vào việc tổ chức hoạt động của HS ở mảng kiến thức xây dựng các phương án thiết kế dụng cụ quang bổ trợ cho mắt, giúp mắt quan sát các vật rất nhỏ mà không thể quan sát được bằng mắt thường hay bằng kính lúp. Cụ thể là:

- Khi kiểm tra bài cũ, chúng tôi yêu cầu HS nhắc lại một số dụng cụ quang đã học, nêu đặc điểm tạo ảnh của các dụng cụ quang đó. Mục đích là để HS nhớ lại và tập trung vào các quang cụ vừa nêu, tạo điều kiện thuận lợi khi lựa chọn các quang cụ để thiết kế các phương án.

- Khi trình bày kiến thức cấu tạo KHV, chúng tôi sử dụng phương pháp nêu vấn đề kết hợp với đàm thoại và sử dụng PMDH, mô phỏng phương án thiết kế cấu tạo KHV đơn giản của HS. GV chia lớp thành các nhóm, thường xuyên định hướng và gợi mở vấn đề bằng phiếu học tập. Để HS có thể nêu ra các phương án thiết kế và thảo luận ưu nhược của từng phương án. Từ đó HS sẽ thấy được ý tưởng thiết kế của mình đã được mô phỏng.

- Khi đưa ra các phương án thiết kế để chọn một hệ quang cụ giúp quan sát các vật rất nhỏ, chúng tôi sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp sử dụng phần mềm thí nghiệm ảo. HS quan sát được đường truyền của tia sáng qua dụng cụ quang thứ nhất cho ảnh đã được phóng đại lên. Sau đó, qua dụng cụ quang thứ hai là một kính lúp cho ảnh ảo có góc trông lớn hơn nhiều so với góc trông trực tiếp vật. Từ đó, HS thảo luận và đưa ra ưu, nhược điểm của các phương án và lựa chọn phương án tôi ưu nhất. Bên cạnh đó HS còn được quan sát ảnh của vật rất nhỏ qua KHV. Sau đó, GV cho HS quan sát KHV thực tế, GV phân tích cấu tạo từng bộ phận.

- Qua quan sát quá trình học tập của các HS trong giờ học, chúng tôi thấy HS rất sôi nổi, tích cực tham gia phát biểu, thảo luận để tìm ra phương án tối ưu. Vì trong quá trình giảng dạy GV chủ động cho HS tự lực chiếm lĩnh kiến thức, tự thiết kế, nêu các phương án và thảo luận nhờ sự gợi ý của GV và trợ giúp của PMDH. PMDH đã mô phỏng hình ảnh chân thực chính xác về đối tượng nghiên cứu.

Như vậy tiến trình đã soạn giảng là hợp lý và tiết học đã đạt được mục tiêu đề ra, qua đó giúp HS hiểu bài hơn, năm kiến thức chắc chắn hơn, có niềm tin vào những kiến thức mình đã lĩnh hội.

Nhận xét chung: Với phương pháp học này, tạo cho HS hứng thú học tập, phát huy được năng lực sáng tạo, khả năng tự học. HS thấy được những ý kiến mình đưa ra được thảo luận, trao đổi, kiểm nghiệm ngay trong giờ học. Qua đó HS thấy ý kiến của mình được tôn trọng, được khẳng định và thấy mình tự tin hơn. Nhờ những hình ảnh trực quan của PMDH hiển thị trên màn hình giúp HS hiểu bài một cách chắc chắn hơn, nắm được bài ngay tại lớp.

Như vậy, đối với HS Bổ túc văn hoá THPT GV cần lưu ý:

Để động viên HS tích cực tham gia đề xuất ý kiến xây dựng bài, GV cần lựa chọn các câu hỏi có nội dung không quá rộng, qúa khó hoặc chung chung mà cần lựa chọn câu hỏi mang tính định hướng cao, gần với sự suy nghĩ của HS, HS có thể đưa ra được câu trả lời. HS BTVH nhận thức chậm nên GV phải thường xuyên định hướng vấn đề. Tôn trọng ý kiến của HS đưa ra, động viên HS không sợ sai mà cần mạnh dạn nêu ra ý kiến của mình.

* Bài: Kính Thiên Văn

- Lớp ĐC:

+ GV cộng tác soạn giáo án và giảng dạy theo đúng nội dung chương trình SGK. GV sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp thông báo, cho HS đọc SGK và trả lời một số câu hỏi.

+ Do chưa có KTV nên GV chỉ có thể mô tả và cho HS xem ảnh một số KTV.

+ Như vây, HS phải công nhận về công dụng và cấu tạo KTV, còn mơ hồ về hình dạng và cấu tạo của nó. HS chỉ biết KTV khúc xạ, không được mở rộng KTV phản xạ có cấu tạo như thế nào.

+ Chúng tôi thấy: không khí lớp học không có thay đổi nhiều so với tiết trước, lớp vẫn trầm, chỉ có một nhóm HS thường xuyên phát biểu xây dựng bài.

- Lớp TN: + Qua tiết học trước HS đã làm quen với tiết học có sử dụng PMDH, làm việc theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề. Qua theo dõi quá trình học tập của các em, chúng tôi nhận thấy các em rất hào hứng, sôi nổi, tác phong làm việc của HS đã bắt đầu quen với cách giải quyết vấn đề, biết thiết kế, dự đoán và kiểm tra các phương án đưa ra, phân tích ưu nhược điểm của từng phương án. Khi quan sát bằng phần mềm mô phỏng HS thấy được ảnh của vật qua hệ quang học, xác định được đâu là ảnh thật và ảnh ảo, lựa chọn các thông số thích hợp để cho ảnh rõ nét.

+ Sau khi phân tích cấu tạo KTV khúc xạ, mở rộng KTV phản xạ. Chúng tôi yêu cầu HS kể một số KTV trong thực tế.

+ Do không có KTV nên chúng tôi cho HS quan sát một số hình ảnh KTV trong nước và nước ngoài.

+ Qua quá trình học tập tạo cho HS khả năng tự học, phát triển năng lực sáng tạo, không khí học sôi nổi, có tính thuyết phục cao, có niềm tin vào các kiến thức đã lĩnh hội, biết cách phân tích và lựa chọn phương án nào là tối ưu nhất.

Chúng tôi thấy rằng: không khí lớp học sôi nổi, tất cả HS phải nghiên cứu tìm hiểu nội dung của bài, tham gia thảo luận nhóm.

3.5.2.1. Thái độ, tình cảm, tác phong của học sinh:

- Chúng tôi đánh giá các kết quả này bằng việc dùng phiếu điều tra, quan sát diễn biến học tập của HS qua giờ học trên lớp và chuẩn bị bài mới.

+ Mức độ hứng thú: có hứng thú với tiết dạy theo phương pháp này không? không khí học tập thoải mái không?thích học kiến thức này không?

+ Mức độ tích cực: có nhiệt tình tham gia vào hoạt động chiếm lĩnh không? có hăng say phát biểu xây dựng bài không?

+ Thái độ tác phong: có nghiêm túc trong giờ học không?

Bảng 3.2: Bảng tổng hợp kết quả về thái độ, tình cảm, tác phong của HS

Không hứng thú Bình thường Hứng thú Không tích cực Tích cực Không nghiêm túc Nghiêm túc TN 4,8 14,3 81,0 14,3 85,7 7,1 92,9 ĐC 14,3 23,8 61,9 40,5 59,5 31,0 69,0 Mức độ hứng thú (%) Mức độ tích cực (%) Thái độ tác phong (%) Lớp

Qua bảng tổng hợp trên cho thấy: mức độ hứng thú học tập lớp TN cao hơn so với lớp ĐC, số lượng không hứng thú học tập giảm. Do HS ý thức được nhiệm vụ cụ thể của bài học và được tiếp cận với phương pháp học hiện đại, được thảo luận, hợp tác theo nhóm nên mức độ tích cực của lớp TN cao hơn so với lớp ĐC, HS ở lớp TN rất hứng thú học tập và tích cực tham gia xây dựng bài. Về thái độ, tác phong học tập: lớp TN có thái độ nghiêm túc hơn, tác phong nhanh nhẹn vì với phương pháp học này bắt buộc HS phải có ý thức và tác phong hợp tác, có trách nhiệm trong học tập.

3.5.2.2. Chất lượng nắm vững kiến thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức vật lý của HS:

Để có căn cứ cho việc đánh giá chúng tôi đã soạn thảo và tổ chức cho HS làm các bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan với thời gian 15 phút sau khi kết thúc mỗi bài học. Nội dung bài kiểm tra bao gồm các kiến thức cơ bản mà HS phải nắm vững và vận dụng để giải bài tập, qua đó giúp cho chúng tôi một lần nữa thẩm định lại những khó khăn, sai lầm của HS mà chúng tôi dự kiến trước đó, đồng thời kết quả bài kiểm tra là căn cứ đánh giá tư duy vật lý-kỹ thuật và tính sáng tạo của HS sau khi học bài mới, đánh giá tính khả thi của phương pháp dạy học sử dụng PMDH mô phỏng hiện tượng vật lý.

Bài kiểm tra được soạn thảo với nội dung các câu hỏi trắc nghiệm giúp chúng tôi đánh giá khả năng nắm vững kiến thức của HS ở các mức độ sau:

- Nắm được các kiến thức đã học.

- Hiểu các hiện tượng và quá trình vật lý diễn ra như thế nào? - Vận dụng được vào các tình huống quen thuộc.

- Có sáng tạo khi vận dụng vào các tình huống.

* Nội dung bài kiểm tra (phụ lục)

- Kiểm tra công dụng, cấu tạo của KHV, KTV.

- Kiểm tra mức độ nắm vững các công thức tính số bội giác.

- Kiểm tra mức độ vận dụng sáng tạo các kiến thức đã học vào tính số bội giác của các loại kính.

* Nhận xét sơ bộ về kết quả kiểm tra:

Thông qua việc đọc, chấm bài và kết quả điểm kiểm tra ở lớp TN và lớp ĐC, chúng tôi đã sơ bộ rút ra một số nhận xét sau:

Xét về kết quả chung:

- Điểm số của lớp TN nhiều điểm cao hơn, ít điểm thấp, điểm trung bình cao, chủ yếu HS có điểm từ trung bình trở lên. Lớp ĐC có điểm trung bình thấp hơn lớp TN, điểm cao ít, chủ yếu HS có điểm ở mức trung bình.

- Tổng kết và phân tích số liệu: Sau mỗi bài dạy chúng tôi đều cho HS của hai lớp kiểm tra trắc nghiệm, tiến hành chấm bài và xử lý kết quả thu được theo phương pháp thống kê toán học.

Một phần của tài liệu Vectơ riêng dương của toán tử lõm chính quy đều (3) (Trang 103)