Phân phối chương trình BT THPT của chương

Một phần của tài liệu Vectơ riêng dương của toán tử lõm chính quy đều (3) (Trang 60)

8. Cấu trúc luận văn

2.1. Phân phối chương trình BT THPT của chương

2.1.1. Định hướng đổi mới chương trình SGK và PPDH vật lý THPT

- Chương trình môn vật lý cấp THPT được xây dựng trên cơ sở chương trình chuẩn vật lý cấp THPT ban hành quyết định số 16/2006 ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nên quán triệt tất cả các nguyên tắc, yêu cầu của việc xây dựng chương trình vật lý THPT từ quan điểm xây dựng chương trình, định hướng đổi mới mục tiêu, nội dụng, phương pháp dạy học

và kiểm tra, đánh giá.

- Chương trình môn vật lý cấp THPT quán triệt mục tiêu giáo dục thường xuyên cấp THPT, bảo đảm phù hợp với học sinh của GDTX, phù hợp với điều kiện thực tế của GDTX (về GV, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, thời gian học,....).

- Đối với GDTX, do đặc điểm của người học nên những kiến thức trong chương trình vật lý GDTX cấp THPT được xem xét và lựa chọn, đảm bảo nguyên tắc: cơ bản, tinh giản và thiết thực cho việc nhận thức đúng các hiện tượng trong tự nhiên, trong cuộc sống và lao động sản xuất hàng ngày.

- Chương trình vật lý Bổ túc THPT đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống của môn học, tiếp cận được với chương trình THPT. Ngoài ra còn nhằm củng cố cho người học những kiến thức cần thiết, phổ thông để sau khi học hoàn thành chương trình có thể tiếp tục học ở các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp.

2.1.1.1. Về nội dung

Xuất phát từ đặc điểm của HS nên chương trình vật lý GDTX cấp THPT được vận dụng theo định hướng sau:

- Giảm yêu cầu đối với một số nội dung, kiến thức lý thuyết quá phức tạp đối với HS của GDTX.

- Tăng yêu cầu đối với một số nội dung thiết thực, ôn tập, luyện tập, thực hành.

- Bổ xung, thay thế một số kiến thức, bài toán thực tế cho phù hợp với đối tượng GDTX.

2.1.1.2. Về phương pháp dạy học (PPDH)

- Các PPDH vật lý GDTX cấp THPT phải phát huy vai trò chủ động, khai thác kinh nghiệm của người học, coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, sử dụng các phương tiện hiện đại và CNTT để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học.

- Khi thay đổi mỗi chủ đề, mỗi GV cần xuất phát từ kinh nghiệm, vốn hiểu biết và đặc điểm nhận thức của HS như thuyết trình, đàm thoại hay phát vấn nêu vấn đề.

- Tăng cường phương pháp tìm tòi nghiên cứu, phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, tạo tình huống để HS phát hiện ra vấn đề (thắc mắc, hoài nghi) và tự phát biểu ý kiến, suy nghĩ của mình.

- Rèn luyện từng bước cho HS các kỹ năng thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin. Các kỹ năng này dần dần phải trở thành thói quen làm việc khoa học của HS.

- Coi trọng phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình trong dạy học vật lý.

- Sử dụng hợp lý hình thức và phương pháp học tập theo nhóm để rèn luyện cho HS cách thức ứng xử và cộng tác trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao: tổ chức được việc phân công trong nhóm; biết trao đổi thông tin, thảo luận và tranh luận, trong đó mạnh dạn nêu lên và bảo vệ ý kiến riêng cũng như cầu thị, tôn trọng ý kiến của người khác.

- Tổ chức tham quan học tập, tạo điều kiện để HS quan sát trực tiếp trong tự nhiên và trong lao động sản xuất hàng ngày.

2.1.1.3. Về trang thiết bị dạy học

Vật lý là một trong những môn khoa học thực nghiệm rất cần trang thiết bị dạy học. Khi thực hiện chương trình vật lý mới và sử dụng SGK vật lý mới, GV cần tổ chức cho HS tự tổ chức các thí nghiệm đơn giản để HS tự phát hiện vấn đề, tự rút ra kết luận dưới sự hướng dẫn, gợi ý của GV.

Trong khi điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học nói chung và thiết bị dạy học vật lý nói riêng của GDTX trước mắt còn nhiều khó khăn, GV có thể mượn của các trường phổ thông hoặc tự tìm kiếm các trang thiết bị đơn

giản, sẵn có ở địa phương để tổ chức cho HS làm thí nghiệm; sử dụng PMDH hỗ trợ cho quá trình giảng dạy.

2.1.1.4.Về đánh giá kết quả học tập

Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS cần căn cứ vào mục tiêu của môn học, vào chuẩn kiến thức và kỹ năng của từng bài, từng chương, từng lớp.

Mục đích đánh giá không chỉ đánh giá kiến thức của HS, mà còn đánh giá cả kỹ năng thực hành, kỹ năng vận dụng kiến thức đã học không chỉ trong học tập mà cả trong cuộc sống. Các hình thức và phương pháp đánh giá đa dạng, bao gồm :

- Quan sát, theo dõi HS trong giờ học.

- Kiểm tra bài cũ, kiểm tra viết 15 phút, kiểm tra một tiết và cuối học kỳ. - Đánh giá kỹ năng, tác phong và thái độ trong thực hành thí nghiệm vật lý của HS qua mỗi bài thực hành đã được quy định trong chương trình.

- Phối hợp kiểm tra bằng trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan. - Chú ý bảo đảm đánh giá công bằng, công khai và khách quan.

2.1.2. Phân phối chương trình của chương

Từ những định hướng đổi mới chương trình SGK và PPDH, dựa vào mục tiêu dạy học môn vật lý trong nhà trường. Việc đổi mới chương trình và SGK phải tạo điều kiện tốt cho việc áp dụng các PPDH.

Chương “Mắt và các dụng cụ quang học” thuộc chương VII, SGK vật lý lớp 11- Cơ bản, gồm: 8 tiết lý thuyết, 1 tiết bài tập, 1 tiết thực hành.

Bảng 2.1: Phân phối chương trình chương “Mắt và các dụng cụ quang học”

Tiết Bài Tên Bài

53 28 Lăng kính 54 29 Thấu kính mỏng 55 29 Thấu kính mỏng (tiếp)

56 30 Giải bài toán về hệ thấu kính 57 31 Mắt 58 32 Kính lúp 59 33 Kính hiển vi 60 34 Kính thiên văn 61 Bài tập

62 35 Thực hành: Xác định tiêu cự của thấu kính phân kỳ

Để quán triệt tinh thần việc đổi mới nói trên trong môn vật lý THPT, một số định hướng mới có thể thực hiện ngay trong tình hình còn rất nhiều khó khăn chưa khắc phục được:

+ Sử dụng các PPDH truyền thống theo tinh thần phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS.

+ Chuyển từ phương pháp nặng về sự diễn giảng của GV sang phương pháp nặng về tổ chức cho HS hoạt động để tự lực chiếm lĩnh kiến thức và kỹ năng.

+ Tăng cường học tập cá nhân, phối hợp một cách hài hoà với học tập hợp tác.

+ Coi trọng việc bồi dưỡng phương pháp tự học.

+ Coi trọng việc rèn luyện kỹ năng ngang tầm với truyền thụ kiến thức. + Tăng cường làm thí nghiệm vật lý trong dạy học.

+ Đổi mới cách soạn giáo án.

Một phần của tài liệu Vectơ riêng dương của toán tử lõm chính quy đều (3) (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)