8. Cấu trúc luận văn
2.2. Đặc điểm nhận thức của học sinh BTVH THPT
2.2.1. Đặc điểm chung của các Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc
Tỉnh Vĩnh Phúc có 7 Trung tâm GDTX cấp huyện, một Trung tâm GDTX tỉnh. Chức năng chủ yếu của các Trung tâm GDTX là dạy Bổ túc kiến thức văn hoá cho các HS và học viên từ lớp 10 đến lớp 12, tạo cơ hội học tập
cho thanh thiếu niên và những người lớn tuổi không có điều kiện học ở các trường phổ thông.
Ngoài ra ở một số Trung tâm còn tổ chức học văn hoá kết hợp với học nghề, mở các lớp Tin học, Ngoại ngữ và một số lớp học đào tạo hệ Cao đẳng và Đại học thông qua việc liên kết với các trường Cao đẳng, Đại học.
* Cơ sở vật chất
Các Trung tâm GDTX đã có nhà điều hành, phòng học chức năng, phòng học đã có đầy đủ nhưng chưa được khang trang. Các Trung tâm GDTX còn chật chội và phải cơi nới, lớp học và bàn ghế không đủ tiêu chuẩn quy cách. Bên cạnh đó có một số Trung tâm đã được đầu tư xây dựng và nâng cấp nên đã từng bước tiếp cận được các yêu cầu hoạt động theo chức năng của Trung tâm GDTX.
* Về trang thiết bị:
Các Trung tâm đều đã có phòng đựng thiết bị dạy học, phòng thư viện và phòng MVT. Nhưng các thiết bị còn thiếu nhiều, đa phần đã cũ và không đồng bộ. Việc bố trí sắp xếp một số dụng cụ thí nghiệm chưa hợp lý, không có hướng dẫn sử dụng cụ thể. Chỉ có phòng đựng thiết bị của tất cả các môn học, thiếu phòng học bộ môn, chưa có người phụ tá lắp ráp và chuẩn bị thí nghiệm theo đúng nghĩa người phụ trách thí nghiệm. Một số PTDH như MVT, máy chiếu powerpoint, đèn chiếu đã có, PMDH chưa có.
* Về đội ngũ giáo viên:
Mỗi Trung tâm có một Ban Giám đốc và đội ngũ GV các bộ môn. Các GV đều có trình độ đạt chuẩn trở lên, tâm huyết với nghề. Ở các Trung tâm mỗi môn học chỉ có một hoặc hai GV nên việc trao đổi kinh nghệm, học tập chuyên môn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó các Trung tâm vẫn còn thiếu GV
một số bộ môn (Hoá) nên phải hợp đồng GV ở các trường THPT đến giảng dạy. Trình độ tin học văn phòng của các GV còn rất hạn chế, Một số GV còn chưa biết sử dụng máy vi tính.
2.2.2. Đặc diểm nhận thức của học sinh BTVH THPT
- Do đặc điểm đặc thù nên các Trung tâm GDTX không tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 10 mà chỉ áp dụng hình thức xét tuyển. Vì vậy, các Trung tâm tiến hành tiếp nhận hồ sơ của tất cả các HS đã có đủ thủ tục hồ sơ như giấy chứng nhận tốt nghiệp Trung học cơ sở, học bạ... Đối tượng HS thường là đã thi tuyển vào lớp 10 ở trường THPT, THPTBC nhưng không đỗ, một số HS là các cán bộ các cơ quan hoặc cán bộ chủ chốt của các xã (Chủ tịch, Phó chủ tịch xã, Công an viên, Bí thư đoàn xã...).
- Về chất lượng đầu vào: từ phương thức xét tuyển như trên nên chất lượng đầu vào không cao. Đa phần là HS có học lực yếu, trung bình và có hạnh kiểm trung bình. Số HS là cán bộ đi học thì đã nhiều tuổi, có gia đình, bận công tác, có ít thời gian học tập, kiến thức cơ bản đã được học từ rất lâu nên đã quên. Vì vậy có nhiều hạn chế trong quá trình học tập.
HS của các Trung tâm đa phần nhận thức chậm, kiến thức cấp dưới nắm không chắc và đã mai một nhiều. Trình độ nhận thức không đồng đều, có nhiều hạn chế nên HS chưa có định hướng giá trị của học tập đối với nghề nghiệp, công việc trong tương lai do đó động cơ học tập chưa có, không quyết tâm vượt qua khó khăn, dễ thì học, vui thì học còn khó khăn là bỏ học ngay.
- Bên cạnh đó còn một số học viên là cán bộ cơ quan và các xã chưa có điều kiện thoát ly công việc hoàn toàn để đi học, họ vừa học vừa tham gia công tác nên ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập. Ngày đi làm tối đi học, thời gian học lại hai năm ba lớp nên ảnh hưởng nhiều đến việc tiếp thu kiến thức. Về trình độ tin học còn rất hạn chế, phần lớn các học viên còn chưa
được sở dụng MVT. Có một số học viên tham gia các lớp học tin học văn phòng, nhưng việc sử dụng MVT còn rất kém.