Chương IV Bàn luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực trí tuệ và một số chỉ số sinh học của học sinh trường trung học phổ thông Hàm Long, tỉnh Bắc Ninh (Trang 82)

4.1. Bàn luận về các chỉ số nghiên cứu

4.1.1. Năng lực trí tuệ

Năng lực trí tuệ liên quan đến nhiều hiện tượng tâm lý nên việc nghiên cứu trí tuệ được coi là công việc của các khoa học liên ngành, phải có sự tham gia của các nhà sinh lý học, tâm lý học, y học, toán học...Trong những năm gần đây đã có nhiều tác giả nghiên cứu năng lực trí tuệ của học sinh bằng test Raven và thu được nhiều kết quả có ý nghĩa [24], [25], [36], [41], [43], [51], [52],...

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, năng lực trí tuệ của học sinh trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi ở mức trí tuệ trung bình (IQ = 101,97). So sánh với chỉ số IQ của học sinh thành phố Hà Nội [41], [43], thì năng lực trí tuệ của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn. So sánh với chỉ số IQ của học sinh ở một số vùng nông thôn Hà Tây [25] thì mức độ chênh lệch không đáng kể. Vì hai trường học này trước đều thuộc địa bàn huyện Quế Võ (nay mới chuyển về trực thuộc thành phố Bắc Ninh). Huyện Quế Võ là một trong những huyện nghèo của tỉnh Bắc Ninh nên dân trí còn thấp, mức sống chưa cao, đầu tư cho giáo dục còn hạn chế, người dân chưa thực sự quan tâm đến sự phát triển của con mình.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi còn cho thấy, năng lực trí tuệ của học sinh tăng dần theo tuổi (phù hợp với nghiên cứu của tác giả Tạ Thuý Lan [36], Trần Thị Loan [43]). Đặc biệt có hiện tượng chỉ số IQ tăng nhiều ở tuổi học sinh cuối cấp (15 và 18 tuổi). Điều này phù hợp với thực tế cũng vì năng lực trí tuệ một phần phụ thuộc vào vốn tích luỹ kiến thức. Các em học sinh cuối cấp được rèn luyện nhiều các kỹ năng như khả năng tư duy, phân tích, tổng hợp để đưa ra kết luận chính xác. Mặt khác, các em lại có hướng và mục tiêu phấn đấu nhằm tích luỹ kiến thức để thi vào trường chuyên, lớp chọn, vào lớp

83

10 hay đại học, cao đẳng. Có lẽ vì thế năng lực trí tuệ của các em tăng lên rõ rệt. Nhận xét này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả [36], [43].

So sánh chỉ số IQ của học sinh nam và nữ trong cùng một độ tuổi, chúng tôi thấy không có sự khác biệt rõ rệt. ở lứa tuổi nhỏ (12, 13 tuổi) học sinh nữ có chỉ số IQ cao hơn nam nhưng đến lứa tuổi lớn hơn (15, 18 tuổi) thì chỉ số IQ của nam lại cao hơn nữ. Điều này phù hợp với quy luật, vì trong quá trình phát triển của trẻ thì nữ thường phát triển sớm hơn nam đến tuổi dậy thì có sự phân hoá rõ ràng, lúc này nam lại phát triển nhanh hơn nữ.

Đặc biệt, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, học sinh ở tuổi 16, 17 thuộc khối lớp 10, 11 có chỉ số IQ cũng như một số chỉ số sinh học khác hầu như đều thấp hơn so với lứa tuổi khác. Điều này có thể được giải thích do thái độ học tập và rèn luyện của các em có phần giảm khi vừa đỗ tốt nghiệp lớp 9. Đây chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và thể lực của các em.

Theo kết quả nghiên cứu, sự phân bố học sinh theo các mức trí tuệ có dạng phân phối chuẩn. Điều này khẳng định, sự phát triển trí tuệ của đối tượng nghiên cứu không nằm ngoài qui luật phát triển chung. Trong đó số học sinh có chỉ số IQ ở mức trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất 50,73%. Số học sinh có chỉ số IQ ở mức trên trung bình (24,01%) chiếm tỷ lệ thấp hơn số học sinh có chỉ số IQ dưới mức trung bình (25,25%). Trong cùng một độ tuổi, sự phân bố học sinh nam và nữ theo chỉ số IQ có sự khác nhau. Tuy nhiên, sự chênh lệch này không có ý nghĩa thống kê. Điều này phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả [13], [36], [43]. Tuy nhiên, điểm đáng quan tâm là sự tồn tại tỉ lệ học sinh ở mức trí tuệ VII (ngu đần) cao hơn so với các kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Thị Loan [43]. Điều này cho thấy, cần phải quan tâm hơn đến giáo dục để phát triển khả năng hoạt động trí tuệ của trẻ em nông thôn một cách thích hợp.

84

Nghiên cứu sự phân bố theo các mức trí tuệ của học sinh, chúng tôi thấy, tỷ lệ học sinh có mức trí tuệ trên trung bình ở khối THCS thấp hơn so với khối THPT. Tỷ lệ học sinh có mức trí tuệ dưới trung bình cao hơn bậc THPT. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Thị Loan [43]. Học sinh khối THPT ở mức trí tuệ VII (chiếm tỉ lệ 0,78%) thấp hơn khối THCS (chiếm tỉ lệ 2,38%). Như vậy, năng lực trí tuệ của trẻ đang từng bước được nâng cao cùng với sự phát triển của xã hội. Hơn nữa, chúng tôi nghĩ có hiện tượng này do bậc THCS chưa có sự chọn lọc, ở bậc THPT học sinh có chỉ số IQ cao hầu hết đã được chọn vào các trường chuyên. Đặc biệt, học sinh THPT đã trải qua kì thi tuyển sinh lớp 10 nên có sự lựa chọn kĩ hơn so với học sinh THCS.

4.1.2. Khả năng ghi nhớ

Kết quả nghiên cứu cho thấy, khả năng ghi nhớ của học sinh tăng dần theo lớp tuổi. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả [15], [19], [43].

Khả năng ghi nhớ có liên quan với quá trình hoàn thiện về cấu trúc và chức năng của các tế bào thần kinh, cũng như quá trình hình thành đường liên hệ giữa chúng với nhau và giữa những cấu trúc thần kinh liên quan với chức năng tiếp nhận và duy trì thông tin trong não bộ. Do đó hệ thần kinh của các em học sinh từ 12 - 18 tuổi là giai đoạn đang phát triển và hoàn thiện dần về chức năng. Kết quả nghiên cứu về hình ảnh điện não đồ của các tác giả [13] cho thấy, trong giai đoạn từ 12 - 18 tuổi các sóng điện não đồ phát triển hoàn chỉnh hoá dần dần. Mức độ phát triển của nhịp α tại thuỳ chẩm phụ thuộc vào năng lực trí tuệ của trẻ. Vì vậy, khả năng ghi nhớ của các em trong giai đoạn này cũng thay đổi theo lớp tuổi.

So sánh với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Loan [43] thì khả năng ghi nhớ của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Võ Văn Toàn [13] về sự thay đổi hình ảnh điện não đồ. Theo tác giả thì các sóng phát triển hoàn chỉnh lúc 18 tuổi. Trong giai

85

đoạn dậy thì (từ 12 - 15 tuổi) nhịp α tại thuỳ chẩm không ổn định. Có lẽ, cũng chính vì vậy mà khả năng ghi nhớ và tập trung chú ý của trẻ giảm đi đôi chút. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, trong cùng một độ tuổi khả năng ghi nhớ của học sinh nam và học sinh nữ không có sự khác biệt. ở cả nam và nữ trí nhớ thị giác thường tốt hơn trí nhớ thính giác. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Thị Loan [43]. Điều này có thể liên quan đến quá trình hình thành trí nhớ hình tượng. Thực tế đối tượng học sinh của chúng tôi là thế hệ học sinh đã được áp dụng những phương pháp dạy học mới, với nhiều giáo cụ trực quan, sách giáo khoa có nhiều hình vẽ sinh động. Do đó học sinh quen với việc quan sát đối tượng rồi phân tích, tổng hợp và đưa ra kết luận. Có lẽ, vì vậy mà khả năng nhớ bằng quan sát tốt hơn qua việc nghe. Điều này cho thấy, cần phát huy phương pháp dạy học tích cực giúp học sinh có khả năng ghi nhớ nhanh hơn.

4.1.3. Khả năng chú ý

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, khả năng chú ý của học sinh tăng dần từ 12 - 18 tuổi. Độ tập trung chú ý, độ chính xác chú ý và tốc độ chú ý của học sinh thấp nhất là lúc 12tuổi, cao nhất là lúc 18 tuổi. Kết quả tương tự có thể thấy trong nghiên cứu của các tác giả khác [35].

Như chúng ta đã biết, tập trung chú ý là khả năng tạo ra các ổ hưng phấn cực đại tồn tại trong từng thời điểm để hình thành các phản xạ định hướng theo nguyên tắc ưu thế. Nó thể hiện mức độ phát triển và khả năng hoạt động của hệ thần kinh trong quá trình phát triển cá thể. Có lẽ, chính vì vậy mà khả năng chú ý của học sinh từ 12 - 15 tuổi thay đổi nhiều hơn, còn từ 16 - 18 tuổi mức độ thay đổi chậm dần. Ngoài phụ thuộc vào sự phát triển và hoàn chỉnh hoá của hệ thần kinh, độ tập trung chú ý còn phụ thuộc vào đặc tính riêng của từng cá thể và trạng thái của từng cơ thể ở các giai đoạn khác nhau. Học sinh từ 15 - 16 tuổi có khả năng chú ý tăng nhanh, có lẽ do cuối cấp các em được rèn luyện nhiều kỹ năng để tập trung cho các kỳ thi chọn lọc và thi vào lớp 10.

86

Các kết quả cho thấy, khả năng tập trung chú ý của học sinh nữ tốt hơn so với học sinh nam. Điều này có thể do đặc điểm của bài trắc nghiệm. Bài test Ochan Bourdon có đặc điểm là đơn giản, lặp lại nhiều, đòi hỏi sức bền chú ý và độ tập trung cao. Có lẽ nữ giới thường có sức bền tốt hơn nam giới nên độ tập trung chú ý và độ chính xác chú ý của học sinh nữ tốt hơn học sinh nam.

4.1.4. Thời gian phản xạ cảm giác – vận động

Phản xạ là nguyên tắc hoạt động cơ bản của hệ thần kinh đảm bảo sự thống nhất giữa cơ thể và môi trường xung quanh. Vì thế, hoạt động phản xạ có liên quan chặt chẽ với sự phát triển của hệ thần kinh. Nhiều kết quả cho thấy, từ 15 tuổi, hệ cơ và hệ thần kinh của trẻ đã hoàn thiện về cấu trúc và chức năng. Tốc độ dẫn truyền của các dây thần kinh hướng tâm và ly tâm đạt mức tối đa như người lớn. Hoạt động của các vùng não bộ nơi tiếp nhận thông tin và xử lí thông tin cũng đã hoàn thiện. Bước sang giai đoạn 16- 18 tuổi, hoạt động của các vùng não bộ đã trở nên ổn định, thể hiện qua hoạt động điều tiết các cơ quan. Trong giai đoạn này, hoạt động của hệ cơ đã ổn định. Các phản xạ định hướng phát triển hoàn chỉnh và ổn định trong một thời gian dài. Có lẽ chính vì vậy mà thời gian thực hiện phản xạ của học sinh giữa các nhóm tuổi liền kề sai khác không đáng kể. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, thời gian phản xạ của học sinh giảm dần theo tuổi. Điều này phù hợp với nghiên cứu của nhiều tác giả [12], [15], [24], [25],...

So sánh thời gian thực hiện phản xạ cảm giác - vận động giữa học sinh nam và học sinh nữ có thể thấy, thời gian phản xạ của học sinh nữ thường dài hơn học sinh nam. Sự khác nhau về mặt thời gian phản xạ theo giới tính cũng có thể thấy trong nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả Tạ Thuý Lan [34], Trần Thị Loan [42], [43], Mai Văn Hưng [26],...

So sánh thời gian phản xạ thị giác với thời gian phản xạ thính giác cho thấy, thời gian phản xạ thị giác dài hơn thời gian phản xạ thính giác, điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đỗ Công Huỳnh và cs [25].

87

4.1.5. Về trạng thái cảm xúc

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trạng thái cảm xúc của đối tượng nghiên cứu đều trên mức trung bình.

Như chúng ta đã biết, sự xuất hiện nhu cầu và khả năng thoả mãn nhu cầu của mỗi cá thể được thể hiện qua các trạng thái cảm xúc. Hoạt động cảm xúc là sản phẩm hoạt động của hệ thần kinh. Do vậy, trạng thái cảm xúc sẽ thay đổi theo mức độ phát triển của hệ thần kinh. Giai đoạn 16- 18 tuổi, hệ thần kinh đã phát triển hoàn chỉnh. Hoạt động của hệ thần kinh cấp cao ổn định thì hoạt động cảm xúc cũng trở nên ổn định. Kết quả, những thay đổi về mặt cảm xúc theo giới tính đều không có ý nghĩa. Điều này thể hiện qua kết quả nghiên cứu của chúng tôi và của các tác giả [28],… Chính vì vậy, sự thay đổi các trạng thái cảm xúc trong giai đoạn này chỉ có thể giải thích bằng sự tác động của các yếu tố xã hội lên hoạt động tâm lí của mỗi cá thể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điều cần quan tâm ở đây là hầu hết các chỉ tiêu cảm xúc của học sinh đều giảm dần theo lớp tuổi. Chúng ta đều biết rằng, để đánh giá thực chất kết quả đào tạo của ngành giáo dục, năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã thay đổi hình thức kiểm tra đánh giá kết quả của học sinh thông qua một kì thi tốt nghiệp thật nghiêm túc. Điều này đã tạo áp lực không nhỏ với học sinh. Sự lo lắng kéo dài làm cho học sinh mệt mỏi căng thẳng. Vì thế, các chỉ tiêu cảm xúc của học sinh lứa tuổi 18 thấp hơn so với các lứa tuổi khác.

4.1.6.Về chỉ số vượt khó

Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ số vượt khó (AQ) tăng dần theo lứa tuổi. Học sinh lứa tuổi 12, 13 có chỉ số AQ trung bình thấp hơn mức trung bình chung (147,5) do Viện Peaklearning đưa ra [56]. Chỉ số này tăng vọt ở lứa tuổi 15 (cuối cấp THCS) và lứa tuổi 18 (cuối cấp THPT). Điều này dễ dàng giải thích do học sinh trong giai đoạn này đang chịu áp lực lớn trong việc chuyển cấp. Đặc biệt, chỉ số AQ cao nhất ở lứa tuổi 18. Học sinh lứa tuổi này

88

đã có hệ thần kinh phát triển toàn diện hơn. Các em đã có sự thích ứng và xử lí tình huống tốt hơn các em học sinh lứa tuổi nhỏ.

Khi so sánh chỉ số AQ của học sinh nam và học sinh nữ, ta thấy học sinh nam thường có chỉ số cao hơn học sinh nữ. Điều này có thể giải thích do đặc điểm cấu tạo hệ thần kinh của học sinh nam có sự khác biệt so với học sinh nữ.

4.2. Bàn luận về mối tương quan giữa năng lực trí tuệ với một số chỉ số sinh học và học lực.

4.2.1. Mối tương quan giữa năng lực trí tuệ với các chỉ số sinh học

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, mối tương quan giữa chỉ số IQ với khả năng ghi nhớ là mối tương quan thuận và chặt chẽ. Vì giữa chúng có hệ số tương quan mang giá trị dương, trong đó hệ số tương quan giữa chỉ số IQ với trí nhớ thính giác r = 0,70294, với trí nhớ thị giác r = 0,79813. Điều này có nghĩa là học sinh có chỉ số IQ càng cao thì khả năng ghi nhớ càng tốt, kết quả này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả [37].

Giữa chỉ số IQ với khả năng chú ý có mối tương quan thuận, và chặt chẽ. Cụ thể hệ số tương quan giữa chỉ số IQ với độ tập trung chú ý là r = 0,70518, với độ chính xác chú ý r = 0,28054. Như vậy, giữa chỉ số IQ với độ tập trung chú ý có mối tương quan chặt chẽ hơn độ chính xác chú ý. Trên thực tế một số học sinh có chỉ số IQ thấp mà tốc độ chú ý nhanh nhưng là nhanh ẩu vì độ chính xác và độ tập trung chú ý thấp (số chữ cái bỏ sót nhiều). Một số học sinh có chỉ số IQ cao nhưng tốc độ chú ý không nhanh do các em có thói quen thận trọng trong quá trình làm bài nên độ chính xác chú ý rất cao.

Khi nghiên cứu mối tương quan giữa năng lực trí tuệ với thời gian phản xạ cảm giác - vận động chúng tôi thấy, hệ số tương quan có giá trị âm. Đây là mối tương quan nghịch, điều này có nghĩa là học sinh có chỉ số IQ càng cao thì tốc độ phản xạ càng nhanh. Hệ số tương quan giữa chỉ số IQ với thời gian phản xạ thị giác r = - 0,5587, với thời gian phản xạ thính giác r = - 0,77305.

89

Đây là mối tương quan tuyến tính và chặt chẽ. Một số công trình nghiên cứu của các tác giả [37], [40],...trên đối tượng học sinh, sinh viên cũng có kết luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực trí tuệ và một số chỉ số sinh học của học sinh trường trung học phổ thông Hàm Long, tỉnh Bắc Ninh (Trang 82)