Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực trí tuệ và một số chỉ số sinh học của học sinh trường trung học phổ thông Hàm Long, tỉnh Bắc Ninh (Trang 28)

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Chọn mẫu nghiên cứu

Đối tượng được chọn để nghiên cứu trong đề tài là học sinh có độ tuổi từ 12 – 18 tuổi ở các lớp khác nhau của trường THCS Phương Liễu và trường THPT Hàm Long. Học sinh của các lớp được chọn một cách ngẫun nhiên. Đối tượng nghiên cứu đều ở trạng thái khỏe mạnh, không có dị tật về hình thể và các bệnh mãn tính, trạng thái tâm sinh lý bình thường.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số

2.2.2.1. Nghiên cứu về trí tuệ

Trí tuệ được xác định bằng phương pháp trắc nghiệm, sử dụng test khuôn hình tiếp diễn chuẩn của Raven loại dành cho người lớn [1], [2]. Test Raven gồm 60 khuôn hình, chia thành 5 bộ A, B, C, D, E, mỗi bộ gồm 12 khuôn hình có cấu trúc theo nguyên tắc độ khó tăng dần từ 1 đến 12 trong mỗi bộ. mỗi bộ có nội dung khác nhau.

- Bộ A: Thể hiện tính liên tục, trọn vẹn của cấu trúc. Khi làm các bài tập này nghiệm thể cần bổ sung các phần còn thiếu. Kết quả cho phép đánh giá các quá trình tư duy phân biệt các yếu tố cơ bản của cấu trúc, vạch ra mối quan hệ giữa chúng, đồng nhất hoá phần còn thiếu của cấu trúc và đối chiếu chúng với các mẫu trong bài tập.

- Bộ B: Thể hiện sự giống nhau, tính tương đồng giữa các cấu hình. Nghiệm thể cần nghiên cứu phân biệt dần các yếu tố để tìm ra sự tương đồng, sự giống nhau giữa các cặp hình

- Bộ C: Thể hiện tính tiếp diễn, logic của sự biến đổi cấu trúc, phù hợp với nguyên tắc phát triển, rất phong phú theo chiều ngang và chiều thẳng đứng

- Bộ D: Thể hiện sự thay đổi vị trí logic các hình. Sự thay đổi này xảy ra theo hướng nằm ngang hoặc theo chiều dọc.

29

- Bộ E: Xác định khả năng phân tích cấu trúc các bộ phận, bộ này phức tạp nhất, muốn giải được nó yêu cầu nghiệm thể phải huy động tư duy, phân tích, tổng hợp.

Mỗi học sinh (nghiệm thể) được phát một phiếu điều tra (phụ lục 1) và một quyển test Raven. Người điều tra (trắc nghiệm viên) yêu cầu nghiệm thể ghi đầy đủ thông tin cá nhân trên phiếu điều tra. Sau khi nghe hướng dẫn cách làm bài, các nghiệm thể làm bài một cách độc lập theo trình tự từ bộ A đến bộ E, từ bài 1 đến bài 12. Thời gian làm bài không hạn chế, song trên thực tế không có nghiệm thể nào làm bài quá 60 phút. Sau khi làm xong, phiếu điều tra của các nghiệm thể được thu lại để xử lí kết quả.

Cách tính điểm được thực hiện theo khoá chấm điểm của Raven. Mỗi bài tập trả lời đúng được 1 điểm, số điểm tối đa là 60 điểm. Căn cứ vào điểm test của mỗi nghiệm thể, tính chỉ số IQ theo công thức của D.Wechsler [14]

IQ=X X SD  x15+100 Trong đó: SD: là độ lệch chuẩn

X: là điểm trắc nghiệm cá nhân

X : là điểm trắc nghiệm trung bình trong cùng một độ tuổi

Trên cơ sở chỉ số IQ, có thể phân loại thành 7 mức trí tuệ bảng 2.2 Bảng 2.2. Phân loại chỉ số IQ và mức trí tuệ

STT Điểm IQ Mức trí tuệ Phân loại

1 ≥130 I Rất xuất sắc

2 120- 129 II Xuất sắc

3 110- 119 III Thông minh

4 90- 109 IV Trung bình

5 80- 89 V Tầm thường

6 70- 79 VI Kém

30

2.2.2.2. Nghiên cứu về trí nhớ

Trí nhớ ngắn hạn được xác định bằng phương pháp Nechaiev

Trí nhớ thị giác ngắn hạn được nghiên cứu bằng cách sử dụng một bảng số (20cm x 40cm) trên đó có viết 12 số có 2 chữ số, ghi đậm, rõ ràng. Thứ tự các số không sắp xếp theo một quy luật nhất định, không trùng nhau, không chẵn chục. Trắc nghiệm viên phổ biến cách làm cho nghiệm thể, sau đó cho nghiệm thể quan sát bảng số trong 30 giây để nghiệm thể cố gắng ghi nhớ và không được chép lại trong khi quan sát. Hết 30 giây quan sát trắc nghiệm viên cất bảng số, nghiệm thể có thời gian 30 giây để ghi lại các số đã nhớ được không cần theo thứ tự. Quá trình làm hoàn toàn độc lập.

Nghiên cứu trí nhớ thính giác ngắn hạn cũng thực hiện tương tự như trí nhớ thị giác ngắn hạn, chỉ khác thay việc nhìn vào bảng số bằng việc nghe đọc 12 số.Trắc nghiệm viên đọc chậm, to, rõ ràng 12 số cho nghiệm thể nghe 3 lần, 12 số đọc khác với 12 số trong bảng số. Sau đó yêu cầu nghiệm thể ghi lại những số đã nhớ được.

Đánh giá kết quả số chữ số ghi đúng trong thời gian 30 giây của nghiệm thể, mỗi chữ số đúng được tính 1 điểm.

2.2.2.3. Nghiên cứu về khả năng chú ý

Khả năng chú ý được xác định bằng phương pháp Ochan Bourdon.

Chúng tôi nghiên cứu 2 chỉ tiêu của chú ý là: độ tập trung, độ chính xác. Mỗi nghiệm thể được phát một phiếu trắc nghiệm Ochan Bourdon (phụ lục 2). Nghiệm viên phổ biến cách làm cho nghiệm thể, yêu cầu các em rà soát và gạch vào một loại chữ cái nhất định theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới trong 5 phút.

Căn cứ vào kết quả rà soát của nghiệm thể xác định các chỉ số sau:

- Độ tập trung chú ý (T) được thể hiện bằng số chữ cái gạch đúng trong một phút.

31

- Độ chính xác chú ý được tính theo công thức: A= T

TS

Trong đó A: là độ chính xác chú ý

T: là tổng số chữ cái gạch đúng trung bình trong một phút S: là số chữ bỏ sót trung bình trong một phút

2.2.2.4. Nghiên cứu về phản xạ cảm giác - vận động

Dụng cụ đo là máy vi tính với phần mềm đồ hoạ theo phương pháp của Đỗ Công Huỳnh và cộng sự [24].

Đo thời gian phản xạ cảm giác - vận động: nghiệm thể ngồi thoải mái trước màn hình máy vi tính, đặt ngón tay thuận lên phím Enter của bàn phím, mắt nhìn lên màn hình. Khi thấy đèn xanh trên màn hình chuyển sang đèn đỏ thì nhấn nút Enter với tốc độ nhanh nhất để đèn trở lại màu xanh. Thao tác này được lặp lại 5 lần theo thứ tự quy định trên máy.

Đo thời gian phản xạ thính giác - vận động, được thực hiện ngay sau khi đo thời gian phản xạ thị giác - vận động bằng cách nhấn tiếp nút Enter, các thao tác được tiến hành tương tự, chỉ khác là tín hiệu đèn đỏ được thay bằng tín hiệu âm thanh là tiếng kêu “tit” trên máy.

Các kết quả được tính riêng cho mỗi lần đo và trung bình cho cả 5 lần đo của mỗi nghiệm thể

2.2.2.5. Nghiên cứu trạng thái cảm xúc

Trạng thái cảm xúc của đối tượng xác định bằng phương pháp tự đánh giá CAH

Trắc nghiệm gồm 30 câu hỏi đánh giá trạng thái cảm xúc theo các mặt: Sức khoẻ, tính tích cực, tâm trạng.

Trắc nghiệm viên phát phiếu cho đối tượng nghiên cứu. Yêu cầu đối tượng đọc kỹ từng trạng thái cảm xúc trong bảng và tự đánh giá mức độ trạng thái cảm xúc của mình theo thang điểm từ 1 đến 9 bằng cách dùng bút khoanh tròn vào điểm số tương ứng.

32

Điểm số được tính theo tổng số điểm của các nhóm câu hỏi theo biểu hiện của trạng thái cảm xúc:

- Nhóm C (thể hiện trạng thái cảm xúc về sức khoẻ) gồm các câu: 1, 2, 7, 8, 13, 14, 19, 20, 25, 26.

- Nhóm A (thể hiện trạng thái cảm xúc về tính tích cực) gồm các câu như: 3, 4, 9, 10, 15, 16, 21, 22, 27, 28.

- Nhóm H (thể hiện trạng thái cảm xác về tâm trạng) gồm các câu: 5, 6, 11, 12, 17, 18, 23, 24, 29, 30.

Tổng số điểm của 30 câu dùng để xác định trạng thái cảm xúc theo bảng tiêu chuẩn đánh giá sau.

Bảng 2.3. Tiêu chuẩn đánh giá về cảm xúc

STT Mức điểm Tổng điểm Đánh giá

1 Tối đa 270 Rất tốt

2 Trung bình 150 Bình thường

3 Tối thiểu 30 Rất xấu

2.2.2.6. Nghiên cứu chỉ số AQ

Chỉ số AQ được xác định qua hồ sơ AQ (phụ lục), được sáng tạo bởi Tiến sĩ Paul Stoltz - Chủ tịch và Giám đốc điều hành học viện Peak- Công ty tư vấn và nghiên cứu tại San Luis Obispo. Ông là tác giả của tác phẩm nổi tiếng Adversity Quotient và Adversity Quotient @ Work. AQ gồm bốn chỉ số C, O, R, E.

Người nghiên cứu phát cho đối tượng nghiên cứu Hồ sơ AQ. Hồ sơ AQ gồm 20 câu hỏi. Mỗi câu hỏi đều có các mức độ trả lời khác nhau, đạt từ 1 đến 5 điểm. Đối tượng nghiên cứu khoanh tròn câu trả lời của mình trong Hồ sơ AQ, sau đó tổng kết các điểm đạt được vào bảng dưới, rồi tính tổng cho mỗi cột C, O, R, E tương ứng. Chỉ số AQ được xác định thông qua công thức sau: AQ = (C + O + R + E) x 2.

33

Hồ sơ AQ cần hoàn thành trong vòng từ 8 đến 10 phút. Bảng 2.4. Phân loại các chỉ số thành phần của AQ

C O R E 1. 2. 3. 4. 7. 6. 5. 8. 13. 11. 9. 10. 15. 16. 12. 14. 17. 18. 20. 19. Tổng: Tổng: Tổng: Tổng: 2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu 2.2.3.1. Xử lý thô

Xử lý số liệu về nghiên cứu năng lực trí tuệ

Sau khi chấm điểm, trắc nghiệm viên lấy điểm từng bộ bài tập của mỗi cá nhân trừ đi điểm trung bình kỳ vọng của từng bộ và tổng điểm của cá nhân đó. Nếu điểm của một cá nhân trong một bộ sai lệch trong khoảng ± 2, thì dùng được kết quả đó, còn nếu vượt quá ± 2 phải loại bỏ và cho làm lại. Tổng điểm thực trừ đi điểm số kỳ vọng của tất cả các bộ phải ≤ 6 đơn vị.

2.2.3.2.Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê xác suất dùng cho y sinh học

Kết quả mỗi bài trắc nghiệm sau khi được xử lý thô sẽ được nhập vào máy tính theo chương trình Excell, cần đảm bảo độ chính xác trong khi nhập. Sau đó được xử lý bằng toán thống kê xác suất.

Với cỡ mẫu n ≥ 30, chúng tôi đã xác định được các đại lượng sau:

- Giá trị trung bình: X = 1 n i i X n  

34 - Độ lệch chuẩn: SD = 2 1 1 ( ) n i i X X n 

Trong đó: X là giá trị trung bình

Xi là giá trị thứ i của đại lượng X n là số cá thể ở mẫu nghiên cứu - Hệ số tương quan Pearson( r):

r = 1 1 1 2 2 2 2 1 1 1 1 ( )( ) ( ) ( ) n n n i i i i i i i n n n n i i i i i i i i n X Y X Y n X X n Y Y                              Trong đó

Xi: từng giá trị của đại lượng X Yi: từng giá trị của đại lượng Y n: số mẫu có trong công thức

r: hệ số tương quan giữa hai đại lượng X và Y

Sự sai khác của hai giá trị trung bình của hai mẫu ngẫu nhiên khác nhau được kiểm định bằng hàm “ T-test” theo phương pháp Student - Fisher.

Các kết quả nghiên cứu được so sánh với các kết quả nghiên cứu trong những năm gần đây của các tác giả khác.

35

Chương 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực trí tuệ và một số chỉ số sinh học của học sinh trường trung học phổ thông Hàm Long, tỉnh Bắc Ninh (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)