Kết quả hồi quy phân nhóm mẫu theo chỉ tiêu doanhthu thuần

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA DÒNG TIỀN TIỀN VÀ ĐẦU TƯ CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 52)

4. KẾT QUẢ HỒI QUY

4.2.3.Kết quả hồi quy phân nhóm mẫu theo chỉ tiêu doanhthu thuần

Bảng 4.20, 4.22 trình bày hệ số tương quan giữa các cặp biến độc lập, các hệ số này không quá lớn, hệ số VIF được trình bày trong hai bảng 4.21, 4.23 cho hai nhóm công ty là 1.57, 1.87 do đó hiện tượng đa cộng tuyến không ảnh hưởng đến kết quả mô hình.

Bảng 4.20: Tương quan giữa các biến độc lập (nhóm công ty nhỏ) doanhthu 0.6718 0.5018 -0.0373 1.0000 q 0.0342 0.0157 1.0000 tien 0.4411 1.0000 dongtien 1.0000 dongtien tien q doanhthu

Bảng 4.21: Kiểm định đa cộng tuyến (nhóm công ty nhỏ)

Mean VIF 1.57 q 1.01 0.991479 tien 1.37 0.727932 dongtien 1.88 0.531286 doanhthu 2.03 0.492600 Variable VIF 1/VIF

Bảng 4.22: Tương quan giữa các biến độc lập (nhóm công ty lớn)

doanhthu 0.5143 0.6712 -0.0801 1.0000 q -0.0364 0.0080 1.0000

tien 0.6949 1.0000 dongtien 1.0000

dongtien tien q doanhthu

Bảng 4.23: Kiểm định đa cộng tuyến (nhóm công ty lớn)

Mean VIF 1.87 q 1.02 0.984339 doanhthu 1.86 0.538329 dongtien 1.95 0.511691 tien 2.63 0.379616 Variable VIF 1/VIF

Kết quả hồi quy của hai nhóm công ty nhỏ và lớn phân chia theo tiêu chí doanh thu thuần được trình bày trong bảng 4.24 bên dưới.

Bảng 4.24: Kết quả hồi quy theo chỉ tiêu doanh thu thuần Quy mô Nhỏ N = 315 Lớn N = 315

Biến Hệ số P-value Hệ số P-value

Constant -0.9185 0.330 0.1142 0.325 Dòng tiền 1.7075*** 0.000 -0.0090 0.453 Tiền 0.2489*** 0.002 -0.0098 0.753 Hệ số Q -0.8030 0.119 0.0426 0.553 Doanh thu 0.1969*** 0.000 0.0216*** 0.000 R2 0.6248 0.0806 Ghi chú: ***- mức ý nghĩa 1%

Nhóm công ty nhỏ, biến dòng tiền, tiền và các khoản tương đương tiền có hệ số dương 1.7075 và 0.2489, nhưng ở nhóm công ty lớn có hệ số hồi quy của biến dòng tiền và tiền đều âm. Biến doanh thu cũng có hệ số hồi quy ở nhóm công ty nhỏ lớn hơn ở nhóm công ty lớn. Như vậy ở nhóm công ty nhỏ dòng tiền tác động lên đầu tư mạnh hơn so với nhóm công ty lớn trong trường hợp dòng tiền nội bộ và lượng tiền quỹ đầu năm giảm đầu tư trong các công ty ở nhóm quy mô lớn vẫn tăng.

Bài nghiên cứu cũng tiến hành kiểm định sự khác nhau hệ số hồi quy của biến dòng tiền và tiền ở nhóm công ty nhỏ và lớn với cả ba cách đo lường quy mô.

Bảng 4.25: Kiểm định sự khác nhau của hệ số hồi quy ở 2 nhóm công ty

Biến Chi2(1) p-value

Giá trị thị trường Dongtien 2.98 0.0844* Tien 1.34 0.2472 Tổng tài sản Dongtien 2.9 0.0883* Tien 1.12 0.2895

Doanh thu thuần

Dongtien 3.17 0.0748*

Tien 1.36 0.2436

Ghi chú: *- mức ý nghĩa 10%

Kết quả kiểm định được trình bày trong bảng 4.25, kết quả cho thấy hệ số biến dòng tiền giữa hai nhóm công ty trong cả ba cách phân nhóm quy mô công ty đều khác nhau ở mức ý nghĩa 10%, riêng hệ số của biến tiền thì không có sự khác nhau giữa hai nhóm. Kết quả kiểm định bác bỏ giả thiết 2 được nêu trong

phần 3.2. Như vậy có sự khác biệt về độ nhạy của dòng tiền đầu tư theo quy mô công ty.

Kết quả hồi quy của hai nhóm công ty phân loại theo ba chỉ tiêu trên đều cho kết quả độ nhạy của dòng tiền đầu tư ở nhóm công ty nhỏ mạnh hơn so với nhóm công ty lớn. Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn đối lập với kết quả bài nghiên cứu gốc trước đây, bài nghiên cứu gốc phát hiện các công ty lớn thì nhạy cảm với dòng tiền đầu tư hơn các công nhỏ. Điểm mấu chốt của lời giải thích này là các doanh nghiệp lớn có sự linh hoạt hơn trong quyết định thời gian đầu tư. Các công ty nhỏ hơn thường kinh doanh ít lĩnh vực và có thể phải đối mặt với áp lực cạnh tranh khốc liệt hơn. Họ có thể buộc phải thực hiện đầu tư không phụ thuộc vào số tiền quỹ nội bộ sẵn có, nếu không làm như thế có thể họ buộc phải rời khỏi thị trường. Còn các doanh nghiệp lớn thường có quyền tự quyết lớn hơn để trì hoãn việc đầu tư của họ cho đến khi quỹ nội bộ có sẵn. Vì vậy, trong khi các công ty nhỏ hơn có thể phải đối mặt với chi phí cao hơn khi tiếp cận thị trường vốn bên ngoài so với các doanh nghiệp lớn, nhưng chi phí cơ hội của các khoản đầu tư nói trên thậm chí còn lớn hơn trong trường hợp không có quỹ nội bộ. Chính lý do này dẫn đến một mối quan hệ yếu giữa đầu tư và dòng tiền trong các công ty nhỏ hơn so với các công ty lớn.

Ở Việt Nam, các công ty lớn đa phần là các tập đoàn nhà nước những công ty này có nguồn lực đầu tư từ nhà nước dồi dào hay các công ty có tiềm lực tài chính rất lớn, có danh tiếng và có lịch sử hình thành lâu đời, tạo dựng được niềm tin khá vững chắc nên việc huy động vốn từ các nhà đầu tư bên ngoài dễ dàng hơn chi phí giao dịch cũng thấp hơn. Mặc khác công ty lớn tận dụng tính kinh tế quy mô trong việc vay vốn, kiểm soát khách hàng, cùng với việc các công ty lớn

có tài sản thế chấp có giá trị cao hơn nên các tổ chức tín dụng sẽ ít tốn kém và an toàn hơn khi cho vay ở các công ty lớn, do đó sẽ ưu ái cho các công ty này. Điều này làm cho đầu tư ở các công ty lớn ít phụ thuộc vào quỹ nội bộ của công ty, hệ số hồi quy âm ở biến dòng tiền cho thấy các công ty ở nhóm quy mô lớn có thể tăng đầu tư trong cả trường hợp dòng tiền giảm. Còn các công ty nhỏ khi muốn thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài họ phải chịu chi phí sử dụng vốn cao cũng như chi phí đại diện, chi phí giao dịch cao. Chính những khó khăn này, các công ty nhỏ chủ yếu dựa vào nguồn quỹ nội bộ công ty để đầu tư.

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA DÒNG TIỀN TIỀN VÀ ĐẦU TƯ CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 52)