năm 2012
3.1.1. Chiến lược sản xuất kinh doanh
Để khắc phục những khó khăn, tồn tại trong hoạt động SXKD gặp phải năm 2011 công ty đã xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh mới cho năm 2012 và đã được đại hội đồng cổ đông thông qua. Dưới đây là bảng số liệu kết quả kinh doanh năm 2011 và kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012
Bảng 3.1: Kết quả kinh doanh năm 2011
Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện Năm 2011
I. Chỉ tiêu hiện vật 741.299,29
1. Xi măng PCB30 Tấn 495.619,31
2. Xi măng PCB40 Tấn 234.345,07
3. Clinker lò quay Tấn 11.334,91
II. Chỉ tiêu pháp lệnh
- Nộp Ngân sách nhà nước Tr.đồng 19.977,95
III. Chỉ tiêu chủ yếu
1. Tổng doanh thu Tr.đồng 660.999,78
- Doanh thu xi măng, clinker Tr.đồng 656.449,08
- D.T tài chính và hoạt động khác
Tr.đồng 4.550,70
2. Tổng chi phí Tr.đồng 660.819,99
3. Tổng lợi nhuận trước thuế Tr.đồng 179,79
4. Lợi nhuận sau thuế Tr.đồng 14,18
Bảng 3.2: Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012
Chỉ tiêu Đvt Năm 2012
Sản xuất và tiêu thụ (xi măng + clinker) Tấn 800.000
Doanh thu thuần Tr.đ 768.579
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế Tr.đ 6.966
Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 5.225
Tỷ lệ cổ tức % 5
Nộp ngân sách Tr.đ 16.000
Qua bảng số liệu trên cho thấy công ty đã có chiến lược đẩy mạnh kế hoạch sản xuất để tăng khối lượng sản phẩm lên 7,92% chính điều đó sẽ giúp công ty đẩy lợi nhuận sau thuế tăng lên.
3.1.2. Chiến lược về sản phẩm
- Đa dạng hóa sản phẩm xi măng, nâng cao chất lượng sản phẩm. Tăng sản lượng sản xuất và tiêu thụ năm 2012 lên 800.000 tấn, tăng 7,92% so với năm 2011.
- Tập trung quản lý toàn diện trong các lĩnh vực, tối đa hóa lợi nhuận trong kinh doanh, trong đó đẩy mạnh chủng loại sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao.
- Có chiến lược dự trữ nguyên liệu, thành phẩm hợp lý, khoa học nhằm giảm chi phí hàng tồn kho.
- Tiếp tục tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ xi măng đối với những khách hàng đã có và khách hàng tiềm năng trong tương lai.
- Nâng cao năng suất lao động, ổn định chất lượng sản phẩm.
- Ổn định đà phát triển, xây dựng thương hiệu sản phẩm công ty trở thành một thương hiệu mạnh.
3.1.3. Chiến lược đầu tư công nghệ
- Trong năm 2012, tiếp tục đầu tư công nghệ triển khai các bước tiếp theo của Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ đá vôi Đồng Chuỗng.
- Đầu tư chiều sâu công nghệ sản xuất, đầu tư máy móc mới như: máy cắt Plasma, thiết bị phân tích dung động và cân bằng động, máy xúc lật dung tích gầu >3m3, nâng cao năng suất chất lượng và hạ giá thành sản phẩm để đủ sức canh tranh trên thị trường.
3.1.4. Chiến lược đầu tư xây dựng
Trong năm 2012 tổng giá trị đầu tư ước tính: 20,735 tỷ đồng bao gồm các hạng mục, dự án chủ yếu như: Dự án mỏ đá vôi Đồng Chuỗng, xây dựng kè chắn đất, cải tạo đường bê tông nội bộ, và một số dự án khác phục vụ cho SXKD
3.1.5. Chiến lược tài chính
- Chủ động công bố minh bạch thông tin tài chính để cung cấp kịp thời cho các nhà đầu tư để nắm bắt được hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đặc biệt là thông tin về tình hình tài chính của công ty.
- Đề nghị công ty mẹ là tổng công ty công nghiệp mỏ Việt Bắc Vinacomin đứng ra bảo lãnh cho công ty cổ phần xi măng La Hiên vay vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng năm 2012.
- Tìm kiếm các nguồn vốn vay phù hợp để cơ cấu lại nguồn vốn của công ty sao cho hợp lý đồng thời tận dụng tối đa ưu thế của đòn cân nợ.
- Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất kinh doanh, nhằm mục tiêu phát triển công ty ngày càng lớn mạnh.
3.1.6. Chiến lược nhân sự
- Cơ cấu sắp xếp lại lao động, đảm bảo đủ nguồn lực, hợp lý hóa sản xuất.
- Đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân viên chức trong công ty. - Nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ. Sử dụng lao động có chuyên môn nghiệp vụ trong các phòng ban Công ty.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật năng động, có năng lực và trình độ cao, đội ngũ công nhân giỏi.