Kinh phí đào tạo

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN CHO LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG LA HIÊN (Trang 69)

- Chi phí đào tạo được công ty dự tính bằng cách:

+ Với hình thức gửi người đi đào tạo tại các trường chính quy, hay thuê giáo viên ngoài về dạy tại Công ty thì công ty liên hệ với các trường, các giáo viên, sau đó phòng tổ chức sẽ ký hợp đồng đào tạo với họ và qua đó dự tính được chi phí đào tạo cần thiết.

+ Với hình thức đào tạo tại công ty thì căn cứ vào quy định của Công ty về chi phí đào tạo cho cán bộ kiêm chức và chi phí tiền lương trả cho công nhân trong thời gian học tập sẽ xác định được chi phí đào tạo theo hình thức này.

- Nguồn cung cấp kinh phí cho công tác đào tạo:

+ Do công ty tự bỏ ra. Nguồn này được trích từ quỹ đào tạo – phát triển mà hàng năm công ty trích lợi nhuận cho quỹ này.

+ Người lao động tự nguyện bỏ tiền ra học nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của mình để tạo cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp.

Bảng 2.11: Kinh phí đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho lao động qua 2 năm 2010 – 2011

STT Hình thức đào tạo Ngành nghề

Tổng kinh phí Biến động 2010 2011 Giá trị (+/-) Tỷ lệ

(%)

Bồi dưỡng nghiệp vụ 1 BD nâng cao trình độ 25.000.000 25.000.000 0 0 2 HL an toàn cán bộ quản lý 13.400.000 13.400.000 0 0

3 Đào tạo khác 5.000.000 5.000.000 0 0

BD ngành nghề nâng bậc 0 1 Vận hành thiết bị 19.000.000 16.000.000 -3.000.000 -15.79 2 Nghề khác 4.000.000 4.000.000 0 0 3 BD thi thợ bậc cao. 11.000.000 22.000.000 11.000.000 100 4 BD thi thợ giỏi. 22.000.000 13.000.000 -9.000.000 -40.91 5 Huấn luyện an

toàn BHLĐ

4.000.000 4.000.000 0 0

6 Huấn luyện an toàn vệ sinh viên

4.000.000 4.000.000 0 0

6 BDCNSX lò quay 20.000.000 20.000.000 0 0

7 BD an toàn điện 8.000.000 2.000.000 -6.000.000 -75.

8 BD thợ hàn 2.000.000 8.000.000 6.000.000 300

9 BD khoan nổ mìn 4.000.000 4.000.000 0 0

10 BD nghiệp vụ bảo vệ 3.000.000 6.000.000 3.000.000 100 Tổng 144.400.00 0 146.400.00 0 2.000.000 1.39 Nguồn: phòng tổ chức nhân sự

Qua bảng số liệu cho ta thấy tổng kinh phí cho công tác đào tạo qua 2 năm đã tăng 1,39% hay tăng 2.000.000 VNĐ, điều đó cho thấy công ty đang có chính sách đầu tư hơn cho công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho lao động, tuy rằng tổng kinh phí cho hoạt động này chưa được lớn, năm

2011 mới chỉ có 146.400.000 VNĐ, với quy mô hiện nay của mình thì nguồn kinh phí cho công tác này còn nhiểu hạn chế, chính vì vậy trong thời gian tới để công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho lao động đạt hiệu quả cao hơn nữa thì công ty cần chú trọng đầu tư nhiều kinh phí hơn.

2.4.6. Môi trường đào tạo, giảng viên đào tạo

Môi trường đào tạo

- Đào tạo tại công ty: với các hình thức đào tạo như dậy kèm, bồi dưỡng thợ giỏi, thi nâng bậc thợ từ bậc 1 tới bậc 5, huấn luyện an toàn viên, an toàn BHLĐ… đều được tổ chức tại công ty, với môi trường làm việc thân quen, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ khá đầy đủ, bên cạnh đó giúp học viên tiết kiệm được chi phí đi lại, ăn ở… nên góp phần nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo hơn

- Đối với hình thức đào tạo ngoài: với những chương trình đào tạo mà công ty còn yếu kém, không đủ điều kiện để tự đảm nhiệm thì công ty có chính sách liên kết, ký hợp đồng thuê các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề chính quy với cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ giảng viên có trình độ để tham ra giảng dậy cho công nhân viên.

Giảng viên đào tạo

- Đối với hình thức đào tạo tại chỗ thì công ty sẽ lựa chọn các cán bộ quản lý, kỹ thuật có kinh nghiệm, chuyên môn, tay nghề cao…để đảm nhiệm công tác giảng dạy.

- Đối với hình thức đào tạo gửi đi các trường chính quy thì công ty sẽ quan tâm nhất vào việc lựa chọn các trường có uy tín, tiếp đó là lựa chọn trường thuận lợi cho việc đi lại học tập của cán bộ công nhân viên và sau cùng là chi phí học tập thấp nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong những năm qua công tác lựa chọn giáo viên của công ty là khá tốt. Tuy nhiên đội ngũ giáo viên chỉ được tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ

sư phạm trong thời gian ngắn nên chưa đủ để họ có nghiệp vụ sư phạm vững vàng. Điều này gây khó khăn trong việc truyền đạt cho học viên

2.4.7. Đánh giá công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho lao động tại công ty cổ phần xi măng la hiên

2.4.7.1. Căn cứ đánh giá

- Đối với cán bộ công nhân viên được cử đi học tại các trường chính quy thì Công ty căn cứ vào bảng điểm kết quả đào tạo sau khóa học của họ để đánh giá trình độ năng lực của họ đạt được sau đào tạo.

- Đối với việc ký hợp đồng thuê các trường, trung tâm về giảng dậy thì công ty phối hợp với các đơn vị hướng dẫn giảng dậy đánh giá kết quả đào tạo thông qua việc tổ chức cho học viên thi cử, thông qua bài thu hoạch, đánh giá thông qua các chứng chỉ đạt được.

- Đối với công nhân được đào tạo theo kiểu kèm cặp tại Công ty thì Công ty đánh giá kết quả đào tạo thông qua việc thi sát hạch cả về lý thuyết, thực hành và tác phong công nghiệp sau mỗi khóa học.

Qua đây ta thấy việc đánh giá hiệu quả đào tạo của Công ty được thực hiện khá tốt.

2.4.7.2. Đánh giá công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho lao động

Bảng 2.12: công tác đào tạo của công ty qua 2 năm 2010 -2011

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011

1. Số lượng người được đào tạo Người 769 835

2. Tỷ lệ đạt yêu cầu % 100 100

3. Tỷ lệ khá giỏi % 40,2 52,4

4. Tổng chi phí cho đào tạo Trđ 971,215 999,719 5. Chi phí đào tạo bình quân/người Trđ 1,26 1,19

2.4.8. Nhận xét về công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho lao động tại công ty cổ phần xi măng La Hiên

2.4.8.1. Thành công trong công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho lao động tại công ty cổ phần xi măng La Hiên

Sau một thời gian thực tập tại công ty cổ phần xi măng La Hiên em nhận thấy công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho lao động bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

- Nhờ công tác đào tạo có hiệu quả đã góp phần đẩy giá trị tổng sản lượng năm 2011 tăng so năm 2010 mặc dù công ty đang có chính sách tinh giảm lao động. Năng suất lao động bình quân đầu người tăng, làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

- Sau nhiều năm đào tạo công ty đã xây dựng được độ ngũ lao động trẻ có trình độ chuyên môn, có tay nghề dã và đang đáp ứng được yêu cầu công việc dần làm chủ được dây chuyền sản xuất mới.

- Công ty luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công nhân viên của mình tham ra đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, cụ thể là số chỉ tiêu đào tạo lớn hơn tổng số lao động rất nhiều, do 1 người trong năm được tham ra nhiều khóa đào tạo, huấn luyện do kiêm nhiệm nhiều vị trí và yêu cầu của công việc.

- Thực hiện chương trình đào tạo đã phần nào kích thích được tinh thần của người lao động, tạo động lực cho họ nâng cao trình độ đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu của công việc, đồng thời là một cơ hội tốt để họ nâng bậc, tăng lương.

- Công tác đào tạo đạt hiệu quả không những giúp công ty tiết kiệm được khoản chi phí tuyển dụng nguồn bên ngoài, mất thời gian tốn kém mà còn tận dụng được tối đa nguồn nội lực hiện có, những người có kinh nghiệm, có thâm niên làm việc, giúp họ yên tâm làm việc cống hiến cho xí nghiệp.

2.4.8.2. Những tồn tại trong công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho lao động tại công ty cổ phần xi măng La Hiên

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho lao động của công ty vẫn còn gặp phải một số hạn chế như sau:

- Công ty chưa xây dựng được cụ thể quy trình đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho lao động đầy đủ và chi tiết theo các bước, chương trình đào tạo còn mang tính chủ quan.

- Việc xác định nhu cầu đào tạo đối tượng đào tạo của công ty còn khá nhiều bất cập, xác định nhu cầu đào tạo còn mang tính chủ quan, dập khuân chưa thực sự xuất phát từ thực tế yêu cầu của công việc, nhu cầu đào tạo của lao động.

- Công ty chưa đa dạng hóa các loại hình, đổi mới phương pháp đào tạo cho phù hợp với điều kiện lao động của công ty nên đã gây không ít khó khăn cho công nhân viên trong việc theo học, gây ảnh hưởng không ít tới chất lượng của đào tạo.

- Nội dung của đào tạo, chất lượng của đào tạo còn chưa thật sự cao, nên qua nhiều đợt đào tạo, một nhân viên có thể tham ra nhiều khóa đào tạo nhưng khả năng hoàn thành tốt công việc còn chưa đồng bộ, dẫn tới việc làm chủ, khai thác hết công suất của dây truyền mới còn gạp nhiều khó khăn.

- Một khó khăn còn tồn tại cho công tác đào tạo nâng cao trình độ cho lao động của công ty là nguồn kinh phí còn hạn hẹp, chưa được đầu tư nhiều nên gây không ít khó khăn cho công việc này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công tác đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo còn chưa được đề cao chú trọng, công ty chưa có bộ phận chức năng đảm nhiệm công tác này, công việc đánh giá còn mang tính chủ quan, chưa bám sát vào thực tế hiệu quả đạt được trước và sau khi đào tạo, chưa xây dựng được các chỉ tiêu

cụ thể để đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn đem lại.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN CHO LAO ĐỘNG

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG LA HIÊN

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN CHO LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG LA HIÊN (Trang 69)