Cương về báo cáo rủi ro tài chính

Một phần của tài liệu việt nam tiến tới minh bạch tài chính (Trang 30)

Bản báo cáo về các rủi ro tài chính cần được trình cùng với ngân sách năm, cung cấp thông tin về tất cả các rủi ro tài chính mang tính vật chất xung quanh các dự toán về thu và chi trong Ngân sách nhà nước. Tính vật chất ở đây có thể có nghĩa là báo cáo tất cả các rủi ro vượt qua một ngưỡng nào đó. Rủi ro có thể tích cực hoặc tiêu cực (chẳng hạn, thu hoặc chi có thể tăng hoặc giảm).

Báo cáo không bao gồm bất cứ rủi ro nào đ∙ được đưa vào ngân sách dự phòng. Nếu có thể, các rủi ro cần được định lượng.

Báo cáo rủi ro cần phải chứa đựng các thông tin được phân tích thành các loại sau: * sự thay đổi trong các giả thiết dự kiến chủ chốt - tác động tài chính của các thay đổi trong các giả thiết chủ chốt làm cơ sở cho dự báo kinh tế vĩ mô (như tác động tới thâm hụt tài chính ngân sách của 1% tăng hoặc giảm trong tăng trưởng GDP, lạm phát, tỷ lệ l∙i suất hoặc tỷ giá hối đoái so với tỷ lệ được nêu trong dự toán ngân sách); và các tác động tài chính ngân sách của các thay đổi về giả thiết làm cơ sở cho dự toán ngân sách về thu và chi (ví dụ thay đổi về thuế suất trung bình, hoặc lương của khu vực nhà nước);

* nghĩa vụ nợ dự phòng - đó có thể gồm các khoản bảo l∙nh, bảo hiểm và bảo đảm; vốn chưa sử dụng; và tranh chấp kiện Chính phủ;

* tính không chắc chắn về quy mô các cam kết chi tiêu đặc thù - khi dự phòng được lập ra trong ngân sách để dùng cho chi vào một khoản chi hoặc một hoạt động, nhưng lại có độ không chắc chắn cao hơn thông thường về chi phí, thì cần phải trình bày rủi ro này một cách riêng rẽ. Chẳng hạn, Chính phủ có thể hứa với những người gửi tiền của các tổ chức tài chính đang gặp khó khăn rằng số tiền gửi của họ sẽ được bảo đảm. Tuy nhiên, khi hoàn chỉnh ngân sách, chi phí cuối cùng về cam kết này trong năm tài chính tới có thể được coi là rất không chắc chắn.

Việc lập một danh sách các bảo l∙nh của Chính phủ dường như không gây ra những khó khăn đặc biệt về kỹ thuật. Quy trình lập một danh sách như vậy có thể như sau:

* Tất cả các Bộ thuộc Chính phủ Trung ương, và các tỉnh được chỉ thị phải soạn thảo một báo cáo về tất cả các bảo l∙nh hoặc bảo đảm đ∙ được các đơn vị này cấp hoặc biết đến. Điều này sẽ đòi hỏi các đơn vị thuộc Chính phủ Trung ương và các tỉnh lần lượt phải thu lượm các thông tin tương tự từ các đơn vị tổ chức cấp dưới của mình;

* Đồng thời, Bộ Tài chính lập một danh sách tất cả các bảo l∙nh và bảo đảm mà Bộ biết để sử dụng như một công cụ kiểm tra chéo các kết quả thu được từ các Bộ và các tỉnh; * Bộ Tài chính lập danh sách chủ, các Bộ và tỉnh được yêu cầu xác nhận danh sách này là một danh sách đầy đủ các khoản bảo l∙nh trong lĩnh vực các đơn vị này phụ trách. Ngoài bản báo cáo về các nghĩa vụ nợ dự phòng, với tư cách là một chuẩn mực tối thiểu, Quy tắc đòi hỏi phải trình bày thông tin về các rủi ro tài chính khác, như rủi ro mà tăng trưởng kinh tế sẽ không cao như dự kiến trong các dự báo kinh tế vĩ mô làm cơ sở cho dự báo ngân sách. Báo cáo rủi ro cần phải bao gồm những thông tin về tác động của các

biến đổi có thể xảy ra trong các dự báo kinh tế vĩ mô- chẳng hạn, tác động xấp xỉ tới thâm hụt tài chính của 1% biến đổi so với dự báo cơ sở về tăng trưởng kinh tế cho năm ngân sách. Chắc sẽ có một số khó khăn về kỹ thuật trong khi soạn lập các thông tin như

vậy về tính nhạy cảm của dự báo kinh tế vĩ mô với các biến số trong giả thiết chủ chốt. Danh sách các yếu tố chính sẽ được đưa vào trong báo cáo về rủi ro tài chính có thể được sử dụng ở Việt Nam được nêu trong Bảng 3. Các nghĩa vụ nợ dự phòng là một loại rủi ro tài chính đặc thù, và như được ghi nhận, chúng cần được đưa vào trong báo cáo này.

Các hoạt động chi gián tiếp từ ngân sách

Tài liệu được cung cấp cùng với ngân sách cho tài khoá 2001 cũng cần phải bao gồm một bản báo cáo về các Hoạt động chi gián tiếp từ ngân sách (HĐCGTTNS) do các tổ chức tài chính công (TCTCC) quản lý. Có thể đạt được điều này bằng cách trước tiên cải thiện tình hình báo cáo của doanh nghiệp nhà nước và cung cấp các báo cáo về các tài khoản của doanh nghiệp cùng với ngân sách năm. Bộ Tài chính phối hợp với từng TCTCC có thể soạn lập một báo cáo khái quát. Báo cáo này trước hết sẽ là một danh sách từng HĐCGTTNS riêng rẽ, trong đó nêu bản chất của HĐCGTTNS và tên tổ chức tiến hành hoạt động này. Việc phân loại HĐCGTTNS được trình bày trong Bảng 4. Đối với ngân sách trong năm sau, báo cáo về HĐCGTTNS có thể được mở rộng bằng cách cung cấp thông tin tối thiểu cho phép đánh giá về mức tài chính ngân sách tiềm năng của mỗi HĐCGTTNS. Chẳng hạn, báo cáo về khoản vay ưu đ∙i cần phải bao gồm ít nhất là số tiền, thời hạn của khoản vay đó và tỷ lệ l∙i suất. Báo cáo cũng có thể được mở rộng cho bất cứ HĐCGTTNS quan trọng nào do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) và doanh nghiệp nhà nước quản lý.

Một phần của tài liệu việt nam tiến tới minh bạch tài chính (Trang 30)