Theo kết quả nghiên cứu của Dalimi A. và cs (2006) [30], kiểm tra 83 chó
ở các tỉnh phía tây của Iran cho thấy: có 38,55% chó nhiễm Dipylidium caninum;
53,01% chó nhiễm Taenia hydatigena; 7,23% chó nhiễm Taenia ovis; 4,82% chó
nhiễm Multiceps multiceps; 13,25% chó nhiễm Echinococcus granulosus.
Theo kết quả nghiên cứu của Yotko K. và cs (2009) [31], tỷ lệ nhiễm
loài Taenia hydatigena của chó ở vùng Tây Bắc Bulgaria là 47,85%.
Một nghiên cứu khác của Xhaxhiu D. và cs (2010) [36] từ năm 2004 – 2009: mổ khám 111 chó từ các vùng ngoại ô Tirana của Albania để kiểm tra giun sán đường tiêu hóa, phát hiện được 3 loài sán dây là Dipylidium caninum (65,8%);
Taenia hydatigena (16,2%); Echinococcus granulosus (2,7%).
Tuzer E. và cs (2010) [34] đã nghiên cứu hiệu quả của thuốc Praziquantel tiêm để điều trị sán dây ở chó. Tác giả đã tiến hành thí nghiệm trên 26 chó nhiễm sán dây, trong đó có 14 chó nhiễm Dipylidium caninum, 8
chó nhiễm Taenia spp, 2 chó nhiễm Echinococcus granulosus và 2 chó nhiễm cả hai loài Dipylidium caninum, Taenia spp. với liều 0,1 ml/ kg thể trọng. Thí nghiệm được theo dõi chặt chẽ, nhốt riêng từng chó để kiểm tra sự thải phân. Kết quả, sau 2 hoặc 3 ngày dùng thuốc không thấy mẫu phân nào dương tính, không có phản ứng phụ nào xảy ra, hiệu quả tẩy trừ là 100%.
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, vật liệu, thời gian, địa điểm nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
- Chó nuôi tại TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. - Bệnh sán dây Taenia hydatigena ở chó.
* Vật liệu nghiên cứu:
- Mẫu phân mới thải của chó (xét nghiệm tìm đốt sán dây Taenia
hydatigena).
- Chó ở các lứa tuổi (mổ khám tìm sán dây Taenia hydatigena).
- Bệnh phẩm gồm các đoạn ruột non của chó bị bệnh sán dây Taenia -
hydatigena.
- Kính hiển vi quang học có gắn máy ảnh, lamen, lam kính, các hoá chất và dụng cụ thí nghiệm: 1 kính lúp 10 lọđựng hóa chất 10 chén câu (chén nhuộm) 5 cốc thủy tinh 1 ống đong 2 giá đựng tiêu bản 5 bộ đĩa petri nhỏ
Hóa chất gồm: thuốc nhuộm carmin, cồn (từ 70o đến 100o), nước cất, xylen, Baume - canada.
3.1.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
* Thời gian nghiên cứu: từ ngày 9/6/2014 – 24/11/2014
* Địa điểm nghiên cứu:
- Đề tài được thực hiện ở các xã, phường của thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (xã Quyết Thắng, xã Đồng Bẩm, phường Quang Trung).
- Địa điểm xét nghiệm mẫu:
+ Phòng thí nghiệm Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
+ Phòng ký sinh trùng - Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật.
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán dây Taenia hydatigena ở chó tại TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên tại TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
- Sự phân bố các loài sán dây ký sinh ở đường tiêu hóa chó tại một số địa phương thuộc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó tại các
địa phương.
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó theo tuổi. - Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó theo tính biệt.
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó theo các tháng.
3.2.2. Nghiên cứu bệnh học bệnh sán dây Taenia hydatigena ở chó
- Thời gian hoàn thành vòng đời và tỷ lệ ấu trùng Cysticercus
tenuicollis phát triển được thành sán dây trưởng thành.
- Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của chó bị bệnh sán dây Taenia
hydatigena do gây nhiễm.
- Bệnh tích đại thể ở đường tiêu hóa chó do sán dây Taenia
3.2.3. Nghiên cứu và đề xuất biện pháp phòng chống bệnh sán dây Taenia hydatigena ở chó
3.2.3.1. Thử nghiệm thuốc tẩy sán dây cho chó
- Xác định hiệu lực của thuốc tẩy sán dây chó trên diện hẹp
- Xác định hiệu lực của thuốc tẩy sán dây chó trên diện rộng
3.2.3.2. Đề xuất một số biện pháp phòng chống bệnh sán dây Taenia hydatigena gây ra trên chó ở thành phố Thái Nguyên
3.3. Bố trí thí nghiệm và phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Bố trí điều tra và phương pháp xác định tình hình nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó
3.3.1.1. Bố trí điều tra tình hình nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó
Thu thập mẫu sán dây ở đường tiêu hoá của chó theo phương pháp lấy mẫu phân tầng. Mẫu được thu thập tại các xã, phường thuộc TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Cụ thể như sau:
Địa phương (xã, phường) Số chó mổ khám (con) Số mẫu phân xét nghiệm (mẫu) Đồng Bẩm 112 118 Quang Trung 79 87 Quyết Thắng 98 123 Tổng 289 328
3.3.1.2. Phương pháp xác định tình hình nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó * Phương pháp mổ khám, thu thập sán dây ở chó.
Để tìm sán dây ký sinh ở hệ tiêu hoá, tiến hành mổ khám chó theo phương pháp mổ khám phi toàn diện cơ quan tiêu hoá, thu thập mẫu sán dây ký sinh ở ruột của chó (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2008) [12].
Sán dây sau khi thu thập được làm chết tự nhiên trong nước lã, sau khi làm sạch bằng nước cất, bảo quản trong cồn 700. Phân loại sơ bộ các loài sán dây đã thu thập được dưới kính lúp và kính hiển vi, căn cứ vào hình thái, cấu tạo của sán dây trưởng thành theo khoá định loại của Phan Thế Việt và cs (1977), Nguyễn Thị Kỳ (2003). Việc xác định chính xác thành phần loài sán dây ở đường tiêu hoá chó được thực hiện ở Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật.
* Định loài sán dây: Định loài sán dây theo hệ thống phân loại của Schulz và Gvozdev (1970) trên tiêu bản nhuộm carmin (Phan Thế Việt và cs, 1977 [28]; Nguyễn Thị Kỳ, 2003) [10].
- Làm tiêu bản tạm thời (làm tiêu bản trong): Sử dụng hỗn hợp dung dịch gồm: glyxerin + axit lactic + nước cất theo tỷ lệ 1:1:1
- Làm tiêu bản cố định:
Quy trình nhuộm như sau:
+ Tách mẫu: tách những sán mà cơ thể có đầy đủ các bộ phận (đầu, cổ, thân). + Chọn những mẫu đẹp nhất có cấu tạo đầy đủ (đầu, cổ, thân, đốt già) + Rửa mẫu trong nước cất với thời gian 10 – 15 phút.
+ Ép mẫu: đặt mẫu vào giữa hai lam kính để ép cho mẫu thẳng, các mẫu khác làm tương tự, đặt các mẫu chồng lên nhau, ngâm trong nước với thời gian 15 phút, sau đó mở ra từ từ.
(Trường hợp mẫu tươi: thu mẫu, rửa nhẹ nhàng cho sạch, gắp từng con đặt cẩn thận lên lam kính cho thẳng rồi đặt lam kính khác lên; tiếp tục với những mẫu khác như vậy. Sau đó đặt chồng lên nhau trong một chậu nhựa có nắp đậy, cho cồn 70o vào ngập mẫu, để trong 10 ngày, sau đó nhấc ra cho vào chậu nước 5 – 10 phút để sán tự bong ra, gắp cho vào cồn 70o, sau 1 tuần đem nhuộm).
+ Mẫu sán lấy ra từ cồn 700 được cho vào thuốc nhuộm Carmin từ
10 – 15 phút, rồi chuyển sang cồn 700, 800, 960, 1000 với thời gian 15 – 30 phút (tùy kích thước từng mẫu); rồi làm trong bằng xylen.
+ Chuẩn bị lamen và lam kính, nhỏ 1 – 2 giọt Baume - Canada lên lam kính, sau đó lấy que gắp gắp sán đặt lên giọt Baume - Canada, đậy lamen lên. Sau một ngày đem ra soi kính hiển vi.
+ Sau khi làm xong mẫu, điền đầy đủ thông tin về mẫu lên lam kính.
* Phương pháp thu thập mẫu phân, xét nghiệm và đánh giá tỷ lệ nhiễm sán dây (sử dụng trong thí nghiệm 2 và thí nghiệm 3).
- Phương pháp thu thập mẫu phân:
Việc thu thập mẫu được tiến hành ngẫu nhiên tại các hộ nuôi chó. Số
mẫu phân được lấy ở 3 xã, phường của thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (phường Quang Trung, xã Đồng Bẩm, xã Quyết Thắng). Mẫu phân chó mới thải ra được thu thập ngẫu nhiên vào các buổi sáng, để trong lọ nhựa có nắp hoặc túi nilon buộc kín.
- Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm sán dây:
Xét nghiệm phân chó tìm đốt sán theo phương pháp lắng cặn Benedek (1943): Cho từng mẫu phân vào cốc thuỷ tinh, thêm 5 - 10 lần nước lã sạch, khuấy tan rồi để yên 15 - 20 phút cho lắng xuống, gạn nước trên đi, lại cho nước vào, khuấy tan cặn, để lắng lại rồi gạn... Làm đi làm lại nhiều lần cho đến khi nước trong suốt, cho cặn vào đĩa petri, đặt trên tờ giấy màu đen để quan sát bằng mắt thường và kính lúp tìm các đoạn và các đốt sán dây. Nếu có đốt sán thì dùng bút lông khời ra. Những mẫu phân tìm thấy đốt sán dây
được xác định là có nhiễm, ngược lại là không nhiễm.
* Phương pháp xác định cường độ nhiễm sán dây:
Cường độ nhiễm sán dây qua mổ khám được xác định bằng số lượng sán dây ký sinh/chó bằng phương pháp mổ khám, thu thập và đếm số lượng sán ký sinh ở mỗi chó.
Cường độ nhiễm sán dây qua xét nghiệm phân được xác định bằng cách đếm số lượng đốt sán dây/lần thải phân (soi kính lúp, đếm tất cả những
đốt sán phát hiện trong mẫu).
3.3.2. Phương pháp bố trí theo dõi và xác định tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó theo tuổi
* Phương pháp bố trí theo dõi:
Nội dung này chỉ thực hiện trên những chó xác định được tuổi. Tuổi chó được xác định qua phỏng vấn chủ nuôi kết hợp quan sát răng chó. Số mẫu xác định tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia hydatigena theo tuổi như sau:
Tuổi chó (tháng) ≤ 6 > 6 - 12 > 12
Số lượng mẫu 109 106 74
Tổng 289
* Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm sán dây theo tuổi chó
Mổ khám, thu thập và định loài sán dây ký sinh ởđường tiêu hóa chó ở
các lứa tuổi khác nhau được tiến hành theo phương pháp như đã trình bày ở
mục 3.3.1.2.
3.3.3. Phương pháp nghiên cứu bệnh học bệnh sán dây Taenia hydatigena trên chó gây nhiễm
* Phương pháp gây nhiễm xác định thời gian hoàn thành vòng đời của sán dây Teania hydatigena trên chó gây nhiễm:
Thí nghiệm 1 : Bố trí gây nhiễm cho 4 chó 3 tháng tuổi, khỏe mạnh và không có sán dây ký sinh (nhốt trong cũi và xét nghiệm phân hàng ngày trong 1 tuần). Tiến hành gây nhiễm sán dây Taenia hydatigena cho chó bằng cách cho mỗi chó ăn 60 ấu trùng Cysticercus tenuicollis. Nuôi nhốt mỗi chó trong một cũi riêng. Sau 15 ngày, bắt đầu xét nghiệm phân chó hàng ngày để xác
định thời gian có đốt sán dây trong phân chó. Sau 30 ngày kể từ khi có đốt sán trong phân thì tiến hành mổ khám tìm sán dây trong ruột chó.
* Phương pháp nghiên cứu triệu chứng lâm sàng và bệnh tích đại thể
do sán dây gây ra ở chó gây nhiễm:
- Triệu chứng lâm sàng được thống kê qua quan sát những biểu hiện sinh lý của chó sau gây nhiễm.
- Bệnh tích đại thểđược xác định bằng cách quan sát những tổn thương
ởđường tiêu hoá do sán dây gây ra.
3.3.4. Phương pháp nghiên cứu biện pháp phòng chống bệnh sán dây Taenia hydatigena gây ra ở chó tại thành phố Thái Nguyên
3.3.4.1. Bố trí thí nghiệm và phương pháp đánh giá hiệu lực tẩy sán dây cho chó tại tỉnh Thái Nguyên
* Bố trí thí nghiệm
- Thử nghiệm trên diện hẹp:
Thí nghiệm 2 : Thử nghiệm thuốc tẩy sán dây cho chó thí nghiệm
được thực hiện ở 20 chó nhiễm sán dây nặng (qua xét nghiệm phân) theo sơ đồ sau: Lô thí nghiệm Tên thuốc và liều lượng Số chó dùng thuốc (con) Thời gian
xét nghiệm phân sau tẩy
(ngày)
Lô I Niclosamid
(100 mg/kg TT) 5 15
Lô II Niclosamid
(120 mg/kg TT) 5 15
Lô III Praziquantel
(10 mg/kg TT) 5 15
Lô IV Praziquantel
- Sử dụng thuốc tẩy sán dây cho chó trên diện rộng:
Thí nghiệm 3: Khi đã có kết quả thử nghiệm trên chó thí nghiệm, chúng tôi dùng thuốc tẩy sán dây cho 80 chó theo sơđồ sau:
Địa phương (xã) Tên thuốc và liều lượng Số chó dùng thuốc (con) Thời gian xét nghiệm phân sau tẩy (ngày) Quyết Thắng Niclosamid (100 mg/kg TT) 20 15 Praziquantel (10 mg/kg TT) 20 15 Đồng Bẩm Niclosamid (120 mg/kg TT) 20 15 Praziquantel (12 mg/kg TT) 20 15
* Phương pháp đánh giá hiệu lực tẩy sán dây của thuốc Niclosamid và Praziquantel
Trên diện hẹp:
- Nếu thấy số lượng đốt sán dây bình quân/lần thải phân không giảm so với trước khi dùng thuốc thì đánh giá thuốc không có hiệu lực đối với sán dây.
- Nếu thấy đốt sán dây nhưng số lượng bình quân/lần thải phân giảm thì
đánh giá thuốc có hiệu lực nhưng chưa triệt để.
- Nếu không thấy đốt sán dây trong phân thì đánh giá là thuốc có hiệu lực tẩy sán dây triệt để.
Trên diện rộng:
Sau khi đánh giá hiệu lực, độ an toàn của thuốc trên diện hẹp, chúng tôi dùng thuốc cho số lượng chó lớn hơn tại một sốđịa phương. Sau khi dùng thuốc
15 ngày xét nghiệm lại phân, đánh giá hiệu lực tẩy của thuốc tương tự phương pháp đánh giá trên chó thí nghiệm đã trình bày ở trên.
3.3.4.2. Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh sán dây Taenia hydatigena gây ra ở chó tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Dựa trên kết quả nghiên cứu về tình hình nhiễm, kết quả thử nghiệm thuốc điều trị bệnh, xây dựng biện pháp phòng chống bệnh gây ra chó tại thành phố Thái Nguyên.
3.4. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu được được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học (Nguyễn Văn Thiện, 2008).
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán dây Taenia hydatigena gây ra ở
chó tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
4.1.1. Sự phân bố các loài sán dây ký sinh ởđường tiêu hóa chó tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Bằng phương pháp mổ khám chó, thu thập, định loài sán dây ở Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, chúng tôi đã xác định được 5 loài sán dây ký sinh ở
chó thuộc 3 phường, xã thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Sự phân bố các loài sán dây ký sinh ở chó nuôi tại thành phố
Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
STT Thành phần loài sán dây Phân bố (xã, phường) Hệ số thường gặp Đồng Bẩm Quang Trung Quyết Thắng 1 Dipylidium caninum (Linnaeus, 1758). + + + 100 2 Spirometra erinacei-europaei (Rudolphi, 1819) Mueller, 1937 + + + 100 3 Taenia hydatigena (Pallas, 1766) + + + 100 4 Taenia pisiformis (Bloch, 1780) + - + 66,67 5 Multiceps multiceps (Leske, 1780) + - - 33,33 Ghi chú: (+): có phát hiện thấy (-): không phát hiện thấy
Kết quả bảng 4.1 cho thấy:
Đã phát hiện được 5 loài sán dây ký sinh ở chó nuôi tại thành phố Thái Nguyên, đó là các loài: Dipylidium caninum (Linnaeus, 1758), Spirometra
erinacei-europaei (Rudolphi, 1819) Mueller, 1937;Taenia hydatigena (Pallas, Taenia pisiformis (Bloch, 1780), Multiceps multiceps (Leske, 1780).
* Trong 5 loài sán dây thấy ở chó nuôi tại thành phố Thái Nguyên, có 3 loài nằm trong danh sách các loài mà Phan Thế Việt và cs (1977) [28], Nguyễn Thị Kỳ (2003) [10] đã công bố. Đó là: Dipylidium caninum, Taenia
hydatigena và Multiceps multiceps được tìm thấy trên chó Việt Nam.
- Các loài sán dây phát hiện được phân bố phổ biến ở 3 xã, phường thuộc thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên, tần xuất xuất hiện 3/5 loài là 100% (gồm Spirometra erinacei-europaei, Dipylidium caninum, Taenia
hydatigena), 1/5 loài là 66,67% (Taenia pisiformis), và 1/5 loài là 33,33%
(Multiceps multiceps).
4.1.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó tại các địa phương
Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun, sán nói chung và sán dây nói riêng là một chỉ tiêu quan trọng trong công tác nghiên cứu về lĩnh vực ký sinh trùng. Chỉ tiêu này biểu thị sự tồn tại của sán dây với mức độ nhiều hay ít ở chó,
đồng thời biểu thị mức độ nguy hại do sán dây gây ra cho chó.
Mổ khám phi toàn diện cơ quan tiêu hóa của 289 chó tại 3 xã, phường thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi xác định được tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây Taenia hydatygena của chó. Kết quảđược trình bày
Bảng 4.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây Taenia hydatigena
ở chó tại các địa phương Địa phương (xã, phường) Số chó mổ khám