Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm bệnh sán dây Taenia hydatigena ở chó tại thành phố Thái Nguyên, t ỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng chống. (Trang 33)

Nguyễn Thị Kỳ (1994) [8] cho biết: so với các nhóm giun sán khác thì sán dây ít được nghiên cứu hơn, nên những hiểu biết về thành phần loài sán dây còn chưa được đầy đủ.

Việc nghiên cứu sán dây ở Việt Nam được bắt đầu từ hơn 1 thế kỷ trước. Năm 1870, Cande J. lần đầu tiên mô tả loài sán dây Diphyllobothrium

latum tìm thấy ở người Nam Bộ (Việt Nam). Sau đó 10 năm mới xuất hiện các công trình nghiên cứu lẻ tẻ về một vài loài sán dây gây bệnh cho người. Từđó, việc nghiên cứu về thành phần sán dây ở người được chú ý hơn, rồi mở rộng phạm vi nghiên cứu sang một sốđộng vật nuôi và một sốđộng vật hoang dã.

Năm 1914, Casaux đã phát hiện được ở gan người hai nang sán Cysticercus

tenuicollis ca loài sán Taenia hydatigena ký sinh ở chó.

Năm 1925, Houdemer tiến hành nghiên cứu ký sinh trùng ở thú nuôi và thú hoang Bắc Bộ cũng phát hiện thấy ấu trùng Cysticercus tenuicollis và loài sán Dipylidium caninum, đồng thời tác giảđã bổ sung thêm các loài trong đó

có loài Taenia hydatigena và Taenia pisiformis.

Năm 1963, Trịnh Văn Thịnh đã có công trình tổng kết được hầu hết những nghiên cứu trước đó, trong đó tác giảđã đề cập đến ấu trùng Coenurus

Kết quả kiểm tra 130 chó tại thành phố Huế của Lê Hữu Nghị và Nguyễn Văn Duệ (2000) [18] cho thấy: chó nhiễm sán dây rất sớm, giai đoạn sơ sinh đến một năm tuổi đã nhiễm với tỷ lệ cao. Tỷ lệ nhiễm Dipylidium

caninum là 13,07%.

Nghiên cứu của Phạm Sỹ Lăng từ năm 1982 – 1985 cho thấy: trong 138 chó bị bệnh sán dây có 101 chó nhiễm Dypilidium caninum, chiếm tỷ lệ 73,91%. Chó con từ 27 – 30 ngày tuổi đã bị nhiễm sán. Chó nuôi ở thành phố chủ yếu bị

bệnh sán dây do Dypilidium caninum (dẫn theo Phạm Sỹ Lăng, 2002 [13]). Theo Nguyễn Hữu Hưng và Cao Thanh Bình (2009) [5], kiểm tra 597 mẫu phân chó tại thành phố Cần Thơ, có 95 mẫu nhiễm sán dây (15,91%). Chó nhiễm sán dây Dipylidium caninum ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ nhiễm biến động từ

14,78 – 16,58%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm bệnh sán dây Taenia hydatigena ở chó tại thành phố Thái Nguyên, t ỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng chống. (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)