Phòng và trị bệnh sán dây Taenia hydatigena ở chó

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm bệnh sán dây Taenia hydatigena ở chó tại thành phố Thái Nguyên, t ỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng chống. (Trang 27)

2.1.5.1. Điều trị bệnh

+ Trước hết phải tiêu diệt sán dây: Để tẩy sán dây cho chó phải dùng thuốc hướng ký sinh trùng, không độc đối với ký chủ. Nên chọn thuốc có hiệu lực cao đối với sán dây, tức là phải loại thải được cả các đốt thân và đốt đầu của sán dây, nếu đốt đầu vẫn còn sót lại, chỉ sau một thời gian ngắn, nó sản sinh các đốt thân thành con sán hoàn chỉnh mới; đồng thời thuốc ít nguy hiểm

đối với chó, giá thành hợp lý và dễ dùng nhất. + Phải ngăn chặn để chó không tái nhiễm.

+ Phải tăng cường sức đề kháng của chó: cho ăn nhiều, đủ dinh dưỡng, khoáng và vitamin. Giữ gìn vệ sinh tốt, dùng thuốc chữa các triệu chứng nếu có.

Theo Phạm Khắc Hiếu (2009) [4], hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc mới có tác dụng tốt và có nhiều chủng, loại, nhất là thuốc chống các loài sán dây thuộc giống Taenia và ging Dipylidium.

* Các dẫn xuất của Isoquinolin và Benzazephin.

Cho đến nay, các thuốc nhóm này là những thuốc chống sán dây có hiệu quả nhất, ít độc nhất.

+ Praziquantel: Là dẫn xuất của pirazino – Iso quinolin - Cơ chế tác dụng:

Tác dụng diệt sán dây nhanh. Thuốc làm co thắt ngay lập tức các cơ

của sán, tiếp đó là liệt và chết. Thuốc còn làm tổn thương lớp vỏ bọc của sán. Thuốc đặc biệt tốt với sán trưởng thành, cũng tác dụng tốt với các ấu trùng.

- Dược động học:

Hấp thu tốt, nhanh ở ruột. Từ máu lại qua niêm mạc ruột để vào ống ruột. Thuốc nằm ẩn trong các tuyến Lieberkun. Niêm mạc ruột và các chất tiết

ở ruột bao bọc lấy đầu con sán, tẩm thuốc lên đầu sán, như vậy tốt hơn những thuốc tác dụng theo hướng lumen (khoang), tức là thuốc ở trong lòng ống ruột.

Thuốc phân bố đồng đều ở tất cả các tổ chức khí quan, thuốc vượt qua hàng rào máu – não. Các dạng phân hủy của thuốc được thải qua nước tiểu.

- Tác dụng phụ: thuốc ít độc. Ở chó dùng liều gấp 40 lần liều điều trị

cũng chỉ gây nôn là dấu hiệu nặng nhất. Sử dụng được cho gia súc có chửa.

+ Espirantel: Tác dụng diệt sán dây rất tốt, đặc biệt sán dây ở các loài ăn thịt.

Ở chó liều gấp 90 lần liều điều trị cũng không gây độc Liều lượng: 5,5mg/kg thể trọng.

* Các Salicilanilid

+ Niclosamid:

- Cơ chế tác dụng: Niclosamid ức chế quá trình phosphoryl hóa trong cơ thể sán. Thuốc có tác dụng tốt đối với các loài thuộc giống Taenia và

giống Dipylidium.

- Dược động học: hấp thu kém ở ruột. Phần đã hấp thu cũng nhanh phân hủy, thải trừ nhanh.

- Tác dụng phụ: ở chó liều gấp 3 lần liều điều trị đã gây thoái hóa gan và suy thận.

Tuzer E. và cs (2010) [34] đã nghiên cứu hiệu quả của thuốc Praziquantel tiêm để điều trị sán dây ở chó. Tác giả đã tiến hành thí nghiệm trên 26 chó nhiễm sán dây, trong đó có 14 chó nhiễm Dipylidium caninum, 8

chó nhiễm Taenia spp, 2 chó nhim Echinococcus granulosus và 2 chó nhiễm cả hai loài Dipylidium caninum, Taenia spp. với liều 0,1 ml/ kg thể trọng. Thí nghiệm được theo dõi chặt chẽ, nhốt riêng từng chó để kiểm tra sự thải phân. Kết quả, sau 2 hoặc 3 ngày dùng thuốc không thấy mẫu phân nào dương tính, không có phản ứng phụ nào xảy ra, hiệu quả tẩy trừ là 100%.

Phạm Sỹ Lăng (1992) cho biết: tẩy cho 67 trường hợp chó nhiễm sán dây, thấy tỷ lệ sạch sán và khỏi bệnh đạt 85% khi dùng Yomesan (còn có tên là Niclosamid (dẫn theo Phạm Sỹ Lăng và cs, 2009 [15]).

Theo Phạm Đức Chương và cs (2003) [2]: cơ chế tác dụng của Niclosamid là ức chế sự hấp thu đường và ngăn cản quá trình phosphoryl hóa trong ty lạp thể của sán dây. Sự phong tỏa chu trình Krep dẫn đến tích lũy acid lactic và giết chết sán. Sự kích thích quá mức hoạt động của adenosine triphosphate (ATP) của ty lạp thể có thể liên quan đến tác dụng của Niclosamid với sán dây. Sán dây chết và bị nát trong đường tiêu hóa trước khi rời ký chủ, vì vậy không tìm thấy đầu và đốt sán trong phân gia súc được tẩy.

Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [11], để tẩy sán dây có thể dùng: - Arecolin, uống hoặc trộn thức ăn liều 0,002 – 0,003 g/kgTT. Trước khi cho uống thuốc cho chó nhịn đói 16 – 20 giờ. Đểđề phòng con vật nôn mửa có thể cho uống 1 – 2 giọt dung dịch iod trước khi cho uống Areconlin 15 – 20 phút.

- Arecolin, tiêm dưới da liều 0,02 – 0,05g (tương đương 4 – 10 ml dung dịch arecolin 0,5%). Nếu cần, có thể tiêm nhắc lại sau 1 giờ.

Bùi Thị Tho (2003) [25] cho biết: Arecolin là ancoloid có trong hạt cau, hạt cọ. Cơ chế tác dụng của thuốc là làm tê liệt hệ thần kinh trung ương của sán, nhất là đầu và các đốt chưa thành thục. Sán bị tê liệt không bám vào ruột và được bịđẩy ra ngoài theo phân.

Vương Đức Chất và Lê Thị Tài (2004) [1] cũng cho biết:

- Niclosamide: dạng bột màu vàng, cho uống với liều 80 – 100 mg/kgTT. Thuốc chỉ cho uống một nửa liều vào buổi sáng khi chưa cho ăn. Sau đó 1 giờ cho uống nốt nửa liều còn lại. 3 giờ sau khi uống thuốc mới cho

ăn bình thường, sau 6 – 10 giờ sán bị chết và theo phân ra ngoài. Sau 20 ngày nếu vẫn phát hiện thấy đốt sán trong phân chó phải tẩy lại lần 2 theo đúng quy trình như lần đầu.

- Lopatol: thuốc do hãng CIBA (Thụy Sĩ) sản xuất. Thuốc có hiệu lực cao tẩy sán dây cho chó, mèo (tẩy sán sạch 80 – 85%), an toàn, không gây phản ứng

phụ. Có thể dùng cho chó từ 3 tuần tuổi. Thuốc có thể uống trực tiếp hay trộn với một ít thức ăn. Chỉ uống một lần, liều 50mg/kg TT. Cho chó uống khi đói và sau đó 1 – 2 giờ cho ăn uống bình thường, không phải kiêng hay nhịn ăn. Nếu chưa sạch sán có thể tẩy lại lần 2 sau một tuần như quy trình lần đầu.

- Mebendazol: cho chó uống với liều 80 – 100mg/kg TT. Thuốc chia làm 3 lần uống trong 3 ngày để tẩy sán dây.

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [14], nguyên tắc điều trị là tẩy sán kết hợp với điều trị hội chứng viêm ruột do sán gây ra cho vật bệnh. Để điều trị

triệu chứng có thể dùng các loại thuốc sau:

- Điều trị viêm ruột: Biseptol, Trimethoxazol 24%, chống nôn: Atropin 1% , chống chảy máu ruột: vitamin K.

- Bổ sung các thuốc trợ lực, tăng sức đề kháng cơ thể như:

+ Truyền huyết thanh mặn ngọt đẳng trương: 100 – 150ml/10kgTT/ngày. Glucoza 30%: Tiêm mạch máu với liều 3 – 5 ml/con.

+ B.complex tiêm bắp, liều 3 - 5ml/ngày. + Vitamin B12: chống thiếu máu

Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [11], Vương Đức Chất và Lê Thị

Tài (2004) [1], Lê Thị Tài và cs (2006) [19] đề cập đến một số bài thuốc nam dùng để tẩy sán dây cho chó có hiệu quả cao như:

- Nước sắc hạt cau: hạt cau 100g (giã nhỏ), nước sạch 500ml. Đun sôi, cô đặc còn lại 20 ml, lọc bỏ bã, cho uống liều 5 – 10 ml/kg TT. Trước khi cho uống, cho nhịn ăn 4 – 5 giờ. Sau nửa giờ uống nước sắc hạt cau, cho uống thuốc tẩy (Na2SO4 hoặcMgSO4).

- Hạt bí ngô phối hợp với nước sắc hạt cau: Nhân hạt bí ngô: 50 – 100g, cho chó

ăn vào sáng sớm lúc đói . Hạt cau 60 – 80g cho thêm nước, đun sôi, sắc đặc cho uống, sau khi uống nửa giờ cho uống liều thuốc tẩy (Na2SO4 hoặcMgSO4).

Nước sắc hạt cau có tác dụng làm tê liệt đầu sán, hạt bí ngô có tác dụng làm tê liệt khúc giữa và khúc đuôi con sán. Do đó sự phối hợp này sẽ tẩy sán được triệt

để hơn.

- Tẩy sán theo dược thư của Pháp: Vỏ lựu khô tán vừa phải 60g, nước sạch 1000ml. Ngâm vỏ lựu trong nước khoảng 6 giờ, sau đó sắc còn 300ml, lọc bỏ bã, cho uống vào buổi sáng, chia làm 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 30 phút. Sau khi cho uống liều cuối cùng 2 giờ thì cho uống 1 liều thuốc tẩy.

2.1.5.2. Phòng bệnh

Theo Skajabin (1963), muốn diệt trừ bệnh giun sán thì phải dự phòng có tính chất chủđộng; dùng tất cả các phương pháp cơ giới, vật lý (ánh sáng, nhiệt độ), hóa học (thuốc), sinh vật học (sinh vật nọ tiêu diệt sinh vật kia) để

tiêu diệt giun sán trên cơ thể ký chủ, tiêu diệt giun sán ở tất cả các giai đoạn phát dục (trứng, ấu trùng, giun sán trưởng thành).

Các tác giả Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [7], Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [11]; Vương Đức Chất và Lê Thị Tài (2004) [1]; Tô Du và Xuân Giao (2006) [3]; Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [14], Bùi Quý Huy (2006) [6] đã đề xuất biện pháp phòng bệnh sán dây ở chó như sau:

- Định kỳ tẩy sán dây cho chó 4 lần/năm.

- Diệt KCTG của các loài sán dây bằng cách: thường xuyên tắm cho chó mèo; định kỳ tẩy uế, vệ sinh chuồng, cũi nhốt chó và môi trường xung quanh; hàng ngày dọn chuồng, thu nhặt phân đổ vào hố ủ. Định kì kiểm tra phân phát hiện mầm và theo dõi chó bệnh để tẩy dự phòng.

- Cho chó ăn thức ăn chín, ăn sạch và uống sạch.

- Có chế độ kiểm soát sát sinh chặt chẽ, không cho chó ăn những bộ

- Không thả rông chó mèo, không cho chó bệnh tiếp xúc với bên ngoài

để hạn chế lây nhiễm mầm bệnh.

Theo Valerie Foss (2003) [35], định kỳ phun thuốc diệt ve, rận 2 lần/năm, và cứ 3 tháng lại dùng thuốc tẩy sán dây, không cho chó ăn sống các phủ tạng, khí quan của cừu, lợn, trâu bò…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm bệnh sán dây Taenia hydatigena ở chó tại thành phố Thái Nguyên, t ỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng chống. (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)