2. Sữa chúa và phương pháp Thu hoạch sữa ong chúa
2.1. Sữa ong chúa là gì?
- Tuyến họng của ong thợ có thể tiết ra một loại dịch thể đặc gọi là sữa ong vì đây chính là thức ăn của ong chúa nên còn gọi là sữa ong chúa. Y học cổ truyền gọi là phong nhũ tinh. Sữa ong chúa có màu trắng sữa hơi vàng, nửa trong suốt, vị chua rất giàu dinh dưỡng. Sữa ong chúa là chất dinh dưỡng đặc biệt quý được thu thập từ mật hoa, chất đạm và nhiều sinh tố bởi những con ong thợ cùng với tuyến họng của nó tạo thành sữa ong chúa và đây cũng là thức ăn giúp con ong chúa sống lâu hơn những con ong thợ đến 40 lần.
- Sản phẩm sữa ong chúa được coi là cao cấp và quý nhất trong các sản phẩm từ ong vì nó chứa chất dinh dưỡng có giá trị tuyệt vời gồm 22 amino acids cần thiết cho hoạt động của cơ thể và nhiều hàm lượng sinh tố quan trọng như B1, B2, B5, B6, biotin, folic acids, B12, inositol và cholin. Ngoài ra sữa ong chúa còn chứa còn chứa một số Vitamin A, C, D và E cùng với những khoáng chất như canxi, đồng, chất sắt, photpho, kali, silic, lưu huỳnh hầu hết là những chất dinh dưỡng cần thiết và là thức ăn tuyệt vời dùng để trị bệnh và làm đẹp da. 2.2. Thành phần và tác dụng của sữa chúa
- Sữa chúa do ong thợ ở giai đoạn 5 - 8 ngày tuổi tiết ra. Sữa chúa ở dạng đặc quánh, mầu trắng ngà có vị hơi ngọt và chua.
Thành phần của sữa chúa tươi: - Hàm lượng nước: 60,05% - Vật chất khô: 39,95%
- Trong vật chất khô của sữa chúa thì protein chiếm 12,34%; lipit 5,16%; chất khử oxy 12,49%; tro 0,82%; chất chưa xác định chiếm khoảng 2,84%. pH : 4,3 - 4,8%.
- Trong 100 gam sữa chúa có 1,2 - l,8mg vitamin B1; 6 - 28mg vitaminB2; 2,2 - 50mg vitamin B6; 0,5 - 15 mg vitamin B12; 48 - 125mg vitamin PP và 104 - 200mg axit pantotenic. Vitamin nhóm B cần cho sự chuyển hoá của cơ thể, axit pantotenic giúp cho việc hình thành tế bào mới. Ngoài ra sữa chúa còn có các chất khoáng, các hoocmôn sinh trưởng kích thích hoạt động sinh lý, sữa chúa còn có tính diệt khuẩn và kháng khuẩn. Sữa chúa có tác dụng bồi dưỡng sức khoẻ, đồng thời có thể chữa được các bệnh chậm lớn của trẻ em, các bệnh tim mạch của người già như xơ cứng động mạch, huyết áp cao và huyết áp thấp, đau thắt từng cơn, bệnh đái đường, thần kinh suy nhược...Vì sữa chúa là loại sản phẩm quý hiếm nên đã có thời người ta chỉ bán cho những người có tiêu chuẩn đặc biệt.
2.3. Cách tạo ra sữa ong chúa
Quá trình phát triển của con ong và tạo ra ong chúa
Trứng Ấu trùng Nhộng Trưởng thành Tuổi
thọ Ong chúa Ngày 1 – 3 Ngày 4 – 9 Ngày 10 – 15 Ngày 16 6 – 7 năm Ong thợ Ngày Ngày 4 – 9 Ngày 10 – 20 Ngày 21 2 – 3 tháng
1 – 3
- Cuộc đời của một con ong bắt đầu từ trứng ong sau đó là ấu trùng và thành con nhộng để rồi sau đó trở thành con ong. Trứng sau khi dẻ được 3 ngày sẽ biến đổi thành một ấu trùng nhỏ xíu, sau đó ấu trùng này được ấu thợ cho ăn suốt 6 ngày liền và nhờ vậy ấu trùng đã trở lên to gấp mấy trăm lần so với ban đầu. Sau đó ấu trùng biến đổi thành con nhộng và cuối cùng thành con ong.
* Sự khác biệt giữa ong chúa và ong thợ
- Ấu trùng được chọn để biến thành ong chúa: được cho ăn sữa ong chúa 6 ngày liền để sau 16 ngày sau nó phát triển thành 1 con ong chúa, sau đó ong chúa vẫn được tiếp tục ăn sữa ong chứa suốt đời và nhờ vậy nó sống lâu đến 6 – 7 năm.
- Ấu trùng trở thành ong thợ: chỉ được ăn sữa ong chúa 3 ngày đầu rồi chuyển qua ăn mật ong và phấn hoa 3 ngày kế đó. Vì ăn ít sữa ong chúa cho nên sau 21 ngày sau đẻ nó mới phát triển thành con ong thợ, sau đó con ong thợ chỉ được ăn mật ong và phấn hoa đến suốt đời và nó song trung bình 2 – 3 tháng rồi chết.
- Qua sự so sánh ở trên cho chúng ta thấy, tuy rằng cùng một loại trứng giống nhau, cùng là một loài ấu trùng giống nhau nhưng nếu ấu trùng nào được cho ăn sữa ong chúa 6 ngày thay vì 3 ngày sẽ trở thành ong chúa và bởi vì nó được tiếp tục sữa ong chúa suốt đời cho nên tuổi thọ của nó cao gấp nhiều lần so với các con ong thợ.
- Theo các nghiên cứu cho thấy, khi các ấu trùng được chọn lựa làm ong chúa thì các lỗ ong được ong thợ tạo ra lớn hơn các lỗ ong của ong thợ. Những ổ ong lớn này được gọi là ổ ong chúa hay mũ chúa sẽ được ong thợ nhả đầy sữa ong chúa vào đó để ấu trùng có đủ sữa ong chúa ăn tối thiểu 6 ngày liền. Trong những tổ ong tự nhiên hoặc những tổ ong nuôi để lấy mật thì số lượng mũ chúa rất ít khoảng 5 – 10 cái mỗi năm vì vậy sữa ong chúa lấy được ở các mũ chúa này chỉ khoảng 5 – 10gr mỗi năm mà thôi. Trong khi đó những tổ ong nuôi để Thu hoạch sữa ong chúa có thể sản xuất ra 2 – 3 kg sữa ong chúa mỗi năm. Bởi
vì loài người đã tìm ra cách khiến cho ong thợ phải nhả đầy sữa ong chúa vào các mũ chúa giả suốt ngày này qua ngày khác