Nhịp điệu Error! Bookmark not defined.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng đối với thơ mới ( Qua thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Bích Khê) (Trang 104)

Ta thấy trong thơ Bích Khê, nhạc điệu còn được thể hiện rõ nét ở lối ngắt nhịp. Nhịp là một phương diện quan trọng của thơ và là một đặc điểm thể hiện rõ tính nhạc trong thơ. Nếu như vần là hình thức liên kết ngoài thì nhịp lại là hình thức liên kết bên trong của câu thơ. Nhịp điệu được cấu tạo nên từ nhiều yếu tố mà trong đó, yếu tố tạo nên nhịp điệu quan trọng nhất ở đây là những chỗ ngừng, chỗ ngắt trong sự phân bố mau thưa đa dạng của chúng, là sự ngắn dài khác nhau của các quãng nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ, đoạn thơ. Những chỗ ngừng, chỗ ngắt trong thơ lại thường gắn liền với vần, với những chỗ ấn tượng do trọng âm qui định (đối với thơ trọng âm) hay do thanh điệu,

105

do âm sắc nổi bật của một âm tiết trong mối tương quan với âm tiết khác đòi hỏi. Như vậy, nhịp điệu là nơi cộng hưởng của những yếu tố bên trong tham gia vào cấu tạo hình thức của một thi phẩm.

Trong thơ 7 chữ, cách ngắt nhịp cổ điển là 4/3, nhưng với Xuân Diệu, ông không đơn thuần sử dụng cách ngắt nhịp này mà đôi khi là sự hoán đổi vị trí nhịp: 3/4 thành 4/3 thật linh hoạt:

Dịu dàng đàn/ những áng tơ xanh Cho gió du dương/ điệu múa cành

(Trăng)

Hay sự chuyển đổi thành nhịp 2/5 hay 5/2 xen 4/3:

Xuân của đất trời/ nay mới đến Trong tôi/ xuân đã đến lâu rồi

(Nguyên đán) Dưới gốc/ nào đâu thấy xác xe Thế mà/ ve đã tắt theo hè.

Chắc rằng/ gió cũng đau thương chứ Gió vỡ ngoài kia/ thu có nghe?

(Ý thu)

Đặc biệt là cách sáng tạo của Xuân Diệu khi ngắt nhịp 4/3 thành 2/2/3, 2/3/2; ngắt nhịp 3/4 thành 2/2/3. Ta có thể kể tới:

Trăng sáng/ trăng xa/ trăng rộng quá Hai người/ nhưng chẳng bớt bơ vơ

(Trăng)

Thong thả/ chiều vàng/ thong thả lại... Rồi đi.../ Đêm xám/ tới dần dần...

106

Nhưng mà/ tôi sẽ chết/ than ôi! Tóc ngời/ mai mốt/ không đen nữa.

(Hư vô)

Nhịp thơ bị chia nhỏ cho thấy sự đứt quãng của mạch cảm xúc hay những quãng ngưng của lòng người nhiều hơn. Trong Giấc ngủ trưa của Huy Cận ta cũng bắt gặp sự chuyển nhịp 2/5, 2/2/3...:

Thức dậy/ nắng vàng ngang mái nhạt Buồn gieo theo bóng lá/ đung đưa Bên thềm./ Ai nấn lòng tôi rộng Cho trải mênh mông/ buồn xế trưa.

Khi cảm xúc dâng lên cao độ, nhà thơ dường như không muốn ngắt câu thơ thành nhịp mà cứ để các đơn vị ngôn từ liên kết với nhau thành một dòng chảy liên tục:

Hái một mùa hoa lá thủa măng tơ Đốt muốn nến sánh mặt trời chói lọi Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối Còn hơn buồn le lói suốt chăm năm

(Giục giã)

Không chỉ trong khuôn khổ từng câu mà lan cả từ câu trên xuống câu dưới, từ khổ trên tràn xuống khổ dưới:

...Ngơ ngác thuyền hoa còn núp lá Và làm sai lỡ nhịp trăng đang Dịu dàng đàn những ánh tơ xanh...

(Trăng)

Xuân Diệu đã sử dụng hình thức bắc cầu (vắt dòng) để làm nổi bật tình ý của bài thơ, một tâm sự dở dang không dứt:

Yêu ngẩn ngơ rồi đau xót xa Số anh là khổ phận anh là

107

Suốt đời nuốt lệ vào trong ngực Đem ái tình dâng kẻ phụ ta

(Muộn màng)

Ngược lại, khi tình cảm đổ vỡ tan nát, nhịp thơ như bị cắt vụn ra, gãy khúc, đứt đoạn:

Thôi/ hết rồi/ còn chi nữa đâu em Thôi/ hết rồi/ gió gác với trăng mềm

(Tương tư chiều)

Hay có khi nhịp này gối lên nhịp kia:

Tôi biết lắm/ trời ơi/ tôi biết lắm! Hỡi lòng dạ/ sâu sa như vực thẳm!

(Dối trá) ... Xao xác tiếng gà Trăng ngà lạnh buốt... Du khách đi. Du khách đã đi rồi! (Lời kỹ nữ)

Đôi lúc, thi sĩ của chúng ta sử dụng nhịp thơ dồn dập, gấp gáp hơn như muốn khuấy động, làm dấy lên một nhịp sống mới, vội vàng, hối hả:

Mau lên chứ/ vội vàng lên với chứ Em/ em ơi!/ Tình non/ đã già rồi

(Giục giã)

Hết ngày/ hết tháng/ hết!/ Em ôi! Kinh hãi không gian/ quặn tiếng còi

(Hết ngày hết tháng)

Nhịp điệu của những câu thơ, rồi những khổ thơ lúc khoan thai, nhẹ nhàng, lúc lại dồn dập, gấp gáp tạo nên một thế giới âm sắc đầy tiếng nhạc. Những bản nhạc hay đến tê người tùy theo cảm xúc của người nghệ sĩ. Một trong những hướng tìm tòi tạo

108

nên nét nhạc độc đáo cho thơ Xuân Diệu là sự chuyển nhịp trong câu. Sự chuyển nhịp, kể cả đảo nhịp có tác dụng phá vỡ nguyên tắc ngắt nhịp cứng nhắc của câu thơ truyền thống đồng thời.

Nhịp thơ mang tính đặc trưng cho từng thể thơ, mỗi thể thơ lại có cách ngắt nhịp khác nhau. Trong Thơ mới, nhịp thơ được thể hiện một cách phong phú và đa dạng với sự hỗ trợ đắc lực của thể thơ tự do. Từ đó, nhịp thơ phản ánh rõ được nhịp điệu của tâm hồn, nhịp điệu của mỗi cá nhân trong những tâm trạng, cảm xúc khác nhau mà không còn lệ thuộc vào sự gò ép của niêm, luật trong một số thể thơ bắt buộc số câu chữ.

Với Bích Khê, cách ngắt nhịp trong thơ ông luôn thể một cá tính sáng tạo, tìm tòi:

Lam nhung ô/ màu lưng chừng trời; Xanh nhung ô/ màu phơi nơi nơi. Vàng phai nằm im/ ôm non gầy; (…)

Chàng ơi/ hồn say trong mơ màng, Hồn ta/ hay là hồn tình lang ? Non Yên tên bay/ ngang muôn đầu… Thâm khuê oan gì/ giam xuân sâu ? Ai xây/ bờ xanh/ trên xương người ? Ai xây/ mồ hoa/ chôn đời tươi ?

Bài thơ có ba khổ thơ, nhưng ở mỗi khổ lại có một nhịp thơ riêng. Ở khổ 1, hai câu đầu bài thơ là nhịp 3/4, bốn câu cuối khổ lại chuyển sang nhịp 4/3. Ở khổ hai, hai câu đầu là nhịp 4/3, sang đến câu ba là nhịp 2/2/3, câu bốn trở lại nhịp 4/3, câu năm, câu sáu lại trở về nhịp 2/2/3. Đến khổ thơ cuối, hai câu đầu chuyển sang nhịp 2/5 rất lạ và khác hẳn với các nhịp thơ trước, câu ba, câu 4 chuyển sang nhịp 4/3, hai câu cuối khổ lại trở về với nhịp 2/2/3. Ta dễ dàng nhận ra nhịp 4/3 là tiết tấu chủ đạo của bài thơ. Nhưng dựa trên cơ sở nhịp điệu đó, Bích Khê đã có những biến tấu mới lạ.

109

Với thơ tám chữ trong Thơ mới, hầu hết các nhà thơ đều ngắt nhịp câu thơ ở chữ thứ ba, thứ năm hoặc ít ra cũng ở chữ thứ sáu, nhưng với Bích Khê, ông đã ngắt nhịp ở chữ thứ tư. Làm như thế, tác giả của chúng ta đã chia bài thơ bát cú thành hai nửa tứ ngôn:

Ô nắng vàng thơm/... rung rinh điệu ngọc Những cánh hồng đơm/ những cánh hồng đơm Nhẹ nhàng, nhịp nhàng/ thở đều trong sương Màu trăng không gian/ như gờn gợn sóng Từ ở phương mô/ nhạn mang thơ về Đàn thơ cơ hồ/ lên cung âm điệu

Đàn giây trinh bạch/ khóc mướt trong mơ Đây hồn ngọc thạch/ xanh xao như tờ?

Khảo sát bài thơ ta thấy tác giả ngắt nhịp 4/4, một cách ngắt nhịp mới lạ so với thơ văn trung đại cũng như so với các nhà thơ mới khác. Cách ngắt nhịp này của Bích Khê khiến người đọc có cảm tưởng là hai bài thơ tứ ngôn xếp cạnh nhau... Chính tiết tấu này đã tạo cho thơ Bích Khê một giai điệu “nửa như riêng tây nửa như thuận hòa” mà Hàn Mặc Tử rất tâm đắc. Cách ngắt nhịp này đã tạo nên nhạc tính cho thơ Bích Khê, một thứ nhạc đều đều, nhẹ nhàng mà buồn man mác.

3.2.3. Một số biểu hiện khác của tính nhạc

Thơ ca và âm nhạc là hai bộ môn nghệ thuật rất gần nhau nhưng cũng rất khác nhau. Trong bài Nguyệt Cầm, Xuân Diệu đã đem lại cho chúng ta cảm giác kì diệu,

mới mẻ nhất là về không gian:

Trăng nhập vào giây cung nguyệt lạnh Trăng thương trăng nhớ, hỡi trăng ngần Đàn buồn, đàn lặng ôi đàn chậm

Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân

110

Này lắng nghe em khúc nhạc thơm Say người như rượu tối tân hôn

Ở đây trong nhạc có mùi thơm, có vị rượu. Nhà thơ đã tả âm thanh bằng những cảm giác khác, đưa khứu giác, vị giác vào thính giác. Đến đoạn thơ thứ hai:

Hãy tự buông cho khúc nhạc hường Dẫn vào thế giới của Du Dương

Ở đây nhà thơ cho bản nhạc có màu hường, khéo léo đưa thị giác vào thính giác. Đến đoạn cuối là đoạn hay nhất bài thơ, Xuân Diệu đưa giác quan thứ năm và âm nhạc vào:

Rồi khi khúc nhạc đã ngừng im, Hãy vẫn ngừng hơi nghe trái tim Còn cứ run hoài, như chiếc lá, Sau khi trận gió đã im lìm

Trong các bài thơ của Huy Cận, âm nhạc réo rắt khắp nơi. Đó có thể là tiếng trống kèn của gánh xiếc rong, tiếng lá rơi nhẹ chiều cuối thu, tiếng dơi đập cánh lúc hoàng hôn dần xuống hay tiếng nhạc xuân đang vươn tới chín tầng trời. Nhưng tập trung rõ nét nhất là hai bài thơ: Buồn đêm mưa và Nhạc sầu. Ở Buồn đêm mưa, khúc nhạc mưa là khúc nhạc của tâm can:

Nghe đi rời rạc trong hồn

Những chân xa vắng dặm mòn lẻ loi…

Rơi rơi…dìu dịu rơi rơi…

Trăm muôn giọt nhẹ nối lời vu vơ…

Cách điệp âm, dùng nhiều dấu khiến người đọc có cảm giác như đang nghe tiếng mưa, tiếng hồn vọng lại, não nề, thê thiết. Mưa đã vượt ra khỏi ý nghĩa của sự vật để trở thành “ vật môi giới, cho nội tâm và ngoại cảnh gặp gỡ. Giữa vô thể và hữu thể, mưa là một khiếm thể, một thể không định hình, đang chuyển hóa”. Mưa ngoài trời cũng là mưa trong lòng vậy. Ở bài thơ này Huy Cận sử dụng nhiều thanh bằng, vậy nên

111

người đọc có thể hình dung màn mưa đang buông xuống, vây phủ khắp nhân gian; đó không phải là cơn mưa rào ầm ĩ giữa chiều hè, cũng không phải cơn mưa đông rền rĩ mà đó là cơn mưa phùn - nhẹ nhàng mà dai dẳng, dìu dịu mà lạnh buốt đến tủy xương, giọt khẽ mà thấm suốt hồn người.

Đến với Nhạc sầu, cách liên tưởng của tác giả Huy Cận với âm thanh rất độc đáo:

Ai chết đó ? Nhạc buồn chi lắm thế!

Chiều mồ côi đời rét mướt ngoài đường ; Phố đìu hiu màu đá cũ lên sương.

Sương hay chính bụi phai tàn lả tả?

Thứ nhất, thanh âm liên tưởng trong bài thơ này là tiếng kèn đám ma, thật là hiếm có ai dám biến tiếng kèn đám ma thành thơ! Thứ hai, âm nhạc được nhắc đến chỉ ở 3 câu thơ trong 37 câu của cả bài và vị trí những câu đó nằm ở phần mở đầu và kết thúc thi phẩm. Những câu thơ còn lại miêu tả quang cảnh của đám tang. Thế nhưng, dù không cần nhắc tới thì người đọc vẫn hình dung và nghe rõ âm thanh ấy vang suốt cả bài thơ; bởi hòa với không gian, cảnh vật, con người là tiếng kèn nức nở, bi thảm. Có thế, Huy Cận mới đặt nhan đề là Nhạc sầu. Như vậy, tiếng nhạc song hành cùng hình ảnh mà ở đó, mỗi một hình ảnh gợi lên tương ứng với một sắc âm của bản nhạc sầu bất tận. Đó là giai âm buồn thảm của một buổi chiều đông rét mướt với phố đìu hiu, với cây gãy cành trút lá; đó là giai âm thê lương tiễn biệt người đi về miền lạnh lùng, xa vắng; đó là giai âm tủi sầu của một linh hồn cô độc với mấm mồ hoang lạnh và cõi hư vô xa tắp; đó là giai âm ảo não của buổi chiều vĩnh biệt với tiếng gió buồn thê thiết, với hàng cờ đen và bóng quạ chập chờn; và đó còn là giai âm nức nở của nỗi thương đau với gió đường quạnh quẽ… Ta nhận ra nhiều cung bậc của âm thanh và cảm xúc cũng như ta cảm thấu cấp độ tăng dần của điệu nhạc, của nỗi buồn.

Cách liên tưởng đến những âm thanh khác nhau để tạo thành nhạc điệu trong thơ còn chứa đựng thêm nhiều ý nghĩa sâu xa. Mưa hay tiếng than dài, kèn đám ma hay lời

112

ai than khóc? Bích Khê đã đưa âm nhạc vào thơ một cách tự nhiên, toàn diện, như những tiếng đời, một giàn giao hưởng. Ông vượt hẳn lên cái lãng mạn của Thơ mới để tìm đến một chân trời khác.

Trong Thơ mới, việc sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp cú pháp cũng được nhiều nhà thơ chú ý và chính việc sử dụng biện pháp tu từ này đã tạo chất nhạc trong thơ. Với Bích Khê, ở bài Thi vị có bốn khổ, với 70 âm tiết nhưng có tới 51 âm tiết được lặp lại. Các tiếng “vàng”, “rơi”, “đàn”, “người yêu”, “anh ơi” lặp lại 5 lần. “Rồi”, “tiếng”, “tôi khóc” được lặp lại 4 lần. Cách lặp lại này ngoài nhiệm vụ liên kết còn có chức năng tạo nên giá trị biểu cảm, tạo ra tính nhạc cho bài thơ.

Trong những sáng tác của mình, Bích Khê còn sử dụng khá thành công điệp ngữ nối tiếp. Đây là dạng điệp mà trong đó các từ ngữ được lặp lại trực tiếp đứng bên nhau nhằm tạo nên ấn tượng mới mẻ có tính chất tăng tiến. Ta sẽ thấy rõ điều này trong khổ thơ sau:

Những cánh hồng đơm, những cánh hồng đơm Nhịp nhàng, nhịp nhàng thở đều trong sương... Thơ bay! Thơ bay vô bàn tay ngà

Thơ ngà ngà say, thơ ngà ngà say (Nhạc – Bích Khê)

Các nhóm chữ đi về, lặp lại, gối chồng lên nhau như những nhịp sóng vỗ bờ tạo nên âm điệu da diết, khắc khoải, triền miên. Bằng sự lặp lại ấy mà vẻ đẹp của nhạc được tượng hình ngay trong nhạc tính của ngôn ngữ thơ. Cũng có khi các từ ngữ được lặp lại ngay ở đầu (điệp từ) các dòng thơ tạo nên một âm hưởng xốn xang:

Ôi khối mộng của hồn thơ chếnh choáng Ôi buồng xuân hơ hớ cánh đào sương Ôi bình vàng ôi chén ngọc đầy hương Ôi hồ nguyệt đọng nhiều trăng lấp loáng

113

Từ “ôi” lặp lại ở đầu dòng thơ cho ta thấy sự tràn đầy về mặt cảm xúc của thi nhân. Nó được ví như một nốt luyến láy trong nhạc điệu vậy. Kiểu điệp này còn xuất hiện trong nhiều bài thơ khác của Bích Khê như Hàn Mặc Tử, Tỳ bà, Hoàng hoa... Một trong những nốt nhấn trong bản nhạc mà người nghệ sĩ Bích Khê đang dạo chơi tạo ra đó là việc sử dụng phép điệp cú:

Đây bát ngát và thơm như sữa lúa

Nhựa đương lên sức mạnh của lòng thương Đây bát ngát và thơm như sữa lúa

Hồn xạ hương phơ phất ở trong sương

Đoạn thơ chỉ có bốn câu thơ, nhưng câu “Đây bát ngát và thơm như sữa lúa” được lặp lại tới hai lần, chiếm một nửa số câu thơ của đoạn.

Tính nhạc trong thơ Bích Khê còn được thể hiện ngay trong những câu thơ trực tiếp nói đến nhạc hoặc từ ngữ chỉ tiếng đàn. Quả thật, thơ Bích Khê dày đặc những câu thơ nói tới nhạc, đó cũng tạo nên một nét đặc trưng rất Bích Khê:

Nàng ơi! Đừng động... có nhạc trong giây Nhạc gây hoa mộng, nhạc ngát trong mây Nhạc lên cung hường, nhạc vô đào mộng Ô nàng tiên nương! – Hớp nhạc đầy hương

(Nhạc) Hồn bay! Hồn bay! Hồn bay!

Ngửa nghiêng tắm mát vàng lay, nhạc hường (Mơ tiên)

Nhạc gầy hương, hương gầy nhạc, lan man (Đồ mi họa)

Thế Lữ đã từng chia sẻ về Xuân Diệu như sau: “Trong những văn thơ của các bạn gửi đến Phong hóa hồi báo còn sống, một hôm chúng tôi nhận được một bài thơ ngắn dưới kí tên Xuân Diệu. Bài thơ ấy tả cái sức huyền diệu, cái lực thần tiên của âm

114

nhạc vang động tới tận tâm hồn. Tác giả thấy hương thơm của hoa, thấy vị say của

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng đối với thơ mới ( Qua thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Bích Khê) (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)