Nhạc tính trong Thơ mới

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng đối với thơ mới ( Qua thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Bích Khê) (Trang 97)

Nhạc tính là một trong những đặc trưng cơ bản để phân biệt ngôn ngữ thơ với ngôn ngữ văn xuôi. Đó là một phần không thể thiếu của thơ mọi thời đại. Ở mỗi thời kì, mỗi trào lưu và mỗi tác giả, nhạc tính lại có sự biểu hiện ít nhiều khác nhau. Trong thơ cổ điển, nhạc tính được tạo nên bằng phương tiện ngôn ngữ, ở cách phối hợp giữa các thanh bằng với thanh trắc do đó nó mang tính qui định, bị giới hạn nhiều hơn, chưa kể là âm thanh và ý nghĩa bị tách ra mỗi thứ một đường. Đến thơ lãng mạn, với lối viết tự do, các nhà thơ mới đã bộc lộ những cảm xúc cá nhân. Còn với các nhà thơ tượng trưng, âm nhạc không chỉ là phương tiện biểu hiện mà nó còn là một đối tượng khám phá của thơ ca. Do quan niệm thơ ca không miêu tả, kể lể dài dòng mà chủ yếu là ám gợi nên tính nhạc trong thơ tượng trưng có ý nghĩa độc đáo, có khi người đọc chưa chú ý vào lời thơ mà đã bị mê hoặc bởi âm nhạc.

Có lẽ các nhà Thơ mới tìm đến thơ tượng trưng Pháp một phần là do có “sự gặp gỡ của những tâm hồn trí thức bất mãn với xã hội đau buồn, chán nản, u uất khi phong trào cách mạng của quần chúng bị thất bại hoặc bị khủng bố, đàn áp dữ dội” . “Thơ ca Pháp đã có ảnh hưởng rõ rệt vào Thơ mới trong cách gieo vần, cách ngắt nhịp, lối bắc cầu, cách làm cho ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu, lối diễn tả băng những cảm giác tinh tế...” [10].

Nhà thơ tượng trưng chủ nghĩa đặc biệt chú ý tới âm nhạc, họ chịu ảnh hưởng của nhạc sĩ Đức Sáclơ Vacsne (người viết một lúc viết cả nhạc, thơ, vũ). Năm 1886, Edouard Dujardins cho ra tạp chí mang tên Vacne (Revue Wargnerienne) để làm rõ quan hệ của phái tượng trưng với âm nhạc của Vácne [36, tr.58].

Từ thực tế đó, Brunetière trong Tạp chí hai thế giới ra ngày 1 tháng 11 năn 1888 đã chia văn học Pháp từ sau thế kỉ XVII ra ba giai đoạn, tương ứng với ba nghệ thuật khác nhau: trường cổ điển với phong cách mang tính chất kiến trúc, trường lãng mạn

98

muốn cạnh tranh với hội họa, cuối cùng trường tượng trưng muốn cạnh tranh với âm nhạc.

Khi nói đến nhạc tính trong thơ là muốn nói đến những yếu tố tác động ngoài ngữ nghĩa, những yếu tố tạo nên bởi cái vỏ âm thanh của từng từ ngữ cùng với sự kết hợp âm thanh giữa nhiều từ ngữ theo những nhu cầu biểu cảm mà người làm thơ muốn tạo ra cho người đọc, người nghe. Văn bản thơ là một dạng văn văn bản nghệ thuật có cấu trúc đặc biệt. Bên ngoài những chỗ “lặng” , “những khoảng trắng bị bỏ trống” trên không gian của từng trang thơ được các nhà thi pháp học gọi là sự thiếu liên tục của văn bản mà thực chất là dưới mạch nổi của lưu lượng ngôn từ vẫn ẩn chứa một mạch ngầm liên tục của cảm xúc và tư duy, văn bản thơ còn là một “kiến trúc đầy âm vang”. Xưa nay, dù thơ có vần hay không có vần, cổ điển hay hiện đại, thơ phương Đông hay thơ phương Tây, hễ cứ đọc lên là người nghe nhận ra sự trầm bổng nhịp nhàng của kết cấu thanh âm và hệ thống ngữ điệu. Không chỉ ở thời kì đầu khi lời ca rời khỏi làn điệu để thực hiện sự tồn tại độc lập của mình mà đến tận bây giờ và mãi về sau, nhạc điệu vẫn đóng vai trò “linh hồn” của thơ [40].

Văn bản thơ ngập tràn chất nhạc bởi hình thức, cấu tạo ngữ âm đặc biệt và cách xử lí âm thanh hợp lí của lời thơ. Tính nhạc, chất nhạc hay nhạc điệu đều là khái niệm chỉ tiết tấu đặc biệt vang vọng của ngôn từ thơ. Thơ không phải là nhạc, song cái đẹp của âm thanh được mô tả trong thơ ca theo cách riêng của nó. Cái làm nên thần sắc âm nhạc cho thơ chính là nhạc cảm tinh tế của nhà thơ. Mọi hình thức liên kết âm thanh trong thơ bao giờ cũng chịu sự chi phối của cảm xúc và mối liên hệ giữa nhịp điệu cuộc sống và âm điệu tâm hồn: “Âm thanh, nhịp điệu, vần cũng là một bộ phận của hình tượng... Nhạc điệu của thơ không phải là nhạc điệu chỉ ở lỗ tai nghe, đúng hơn, nó thông qua lỗ tai nghe mà đi đến tâm hồn. Bài thơ cố gắng diễn đạt cái nhạc điệu tinh vi quí báu trong tâm hồn, diễn đạt thông qua một nhạc điệu mà lỗ tai ưa thích. Bài thơ không thể đua với những âm thanh trong tự nhiên, trong tạo vật được” [56].

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng đối với thơ mới ( Qua thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Bích Khê) (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)