Xu hướng chọn hệ thống từ vựng Error! Bookmark not defined.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng đối với thơ mới ( Qua thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Bích Khê) (Trang 83)

3.1.1.1. Từ láy

Trong Thơ mới, sự cảm nhận thế giới bằng mọi giác quan, khả năng thấu hiểu những điều tinh tế, huyền diệu trong thế giới vạn vật đã thể hiện sinh đọng trên hệ thống từ láy trong các bài thơ của các tác giả. Nếu so sánh với Thế Lữ, Huy Cận hay Nguyễn Bính ngay ở những bài thơ cảm nhận cảnh sắc thiên nhiên, chúng ta thấy không ai sử dụng từ láy đến mức như Xuân Diệu. Dưới ảnh hưởng của thơ ca tượng trưng Pháp, một trường phái luôn đề cao tính nhạc trong thơ, Xuân Diệu luôn chú tâm đến việc hiện đại hóa nhịp điệu câu thơ của mình. Chính vì ý thức đó mà Xuân Diệu đã tạo ra chất nhạc phong phú, đặc sắc và mới mẻ trong các thi phẩm của mình:

Cho chuếnh choáng mùi hương, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi

Những dòng thơ như một làn sóng ngôn từ cứ dâng lên dào dạt. Từ “cho” được điệp lại với mức độ tăng tiến dần như nhấn mạnh một trạng thái thỏa mãn của cảm xúc khi kết hợp với các từ láy “chuếnh choáng” – “đã đầy” – “no nê”. Ta thấy cảm xúc ấy như một lớp sóng cứ càng ngày càng dâng cao, càng ngày càng vỗ mạnh, đẩy cảm xúc lên đến tột đỉnh:

Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!

Tới đây, ta thấy thi nhân như một con ong đã hút no nê mật ngọt của xuân sắc, của cuộc đời rồi và đang lảo đảo bay đi.

Trong thơ ông, ta bắt gặp vô vàn các từ láy: “chơi vơi”, “chót vót”, “chon von”, “đong đưa”, “hiu hắt”, “hây hây”, “lơi lả”, “lộng lẫy”, “lòa xòa”, “lung linh”, “lim dim”, “lơ thơ”, “lững thững”, “lướt thướt”, “mơn mởn”, “mỏng manh”, “mơ màng”,

84

“nõn nà”, “thướt tha”, “thấp thoáng”, “thất thểu”, “thờ thẫn”, “phơn phớt”, “ràng rịt”, “rạng rỡ”, “quấn quýt”, “vướng víu”... Trong thơ Xuân Diệu, có khi ta bắt gặp những đoạn thơ, khổ thơ xuất hiện khá nhiều các từ láy khác nhau:

Con đường nhỏ nhỏ gió siêu siêu Lả lả cành hoang nắng trở chiều

(Thơ duyên –Xuân Diệu)

Có khi trong một dòng thơ mà có đến hai, ba từ láy:

- Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu.

- Cho chuếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng.

- Tôi khờ khạo lắm, ngu ngơ quá.

- Huy hoàng trăng rộng nguy nga gió.

- Đường rạo rực, thì thào rối rắm.

Trong thơ Xuân Diệu có nhiều từ láy mang ý nghĩa tạo hình nhằm gợi lên trạng thái cụ thể của đối tượng. Đó là mây nhè nhẹ, gió hiu hiu giữa một buổi chiều nắng nhạt vấn vương, giăng mắc tình yêu của một tâm hồn đa cảm, đó có thể là không gian con đường mùa thu nhỏ nhỏ thơ mộng... Dù là đối tượng nào đi chăng nữa thì hầu hết các loại từ láy trong thơ Xuân Diệu đều trở thành trọng tâm ý nghĩa của dòng, của câu thơ. Xét về mặt ngữ âm, những từ láy này tạo nên chất nhạc của lời thơ Xuân Diệu.

Bích Khê cũng là người sử dụng nhiều kỹ thuật về ngôn từ. Đấy là một điều mới, sự thành công của ông. Thơ Bích Khê muốn cho người đọc thấy được sự cách tân kỹ thuật ngôn từ trở thành nghệ thuật mang lại cái mới mẻ. Cái mới mẻ của Bích Khê là tạo ra ấn tượng thị giác rất là mạnh. Trong xã hội lúc bấy giờ chưa có truyền hình, chưa có các phương tiện nghe nhìn nhưng Bích Khê đã đưa thơ mình đến một trình độ thơ thị giác, vượt trước thời đại của ông.

Tự do và thành thực là điều kiện giúp Bích Khê tìm con đường riêng cho mình. Trong nghệ thuật, trong thơ, hình thức chính là sự hiện diện nghệ thuật riêng biệt của từng nghệ sĩ. Không có cái hình thức đó thì chẳng có bao giờ có nghệ thuật. Nếu nhà

85

thơ là “con chim ngứa cổ hót chơi”như Xuân Diệu định nghĩa thì Bích Khê là con chim hót có ý thức, muốn tìm cho mình mộy giọng riêng, một giọng khác. Chiêm nghiệm cả cuộc đời thơ của Bích Khê đó là cuộc hành trình của ngôn từ. Mỗi bài thơ được toả sáng bởi những thao tác ngoạn mục của ngôn từ. Vì vậy mà Đỗ Lai Thuý trong Mắt thơ đã xem Bích Khê là “Sự thức nhận ngôn từ”. Điều đó quả không sai. Và hơn hết, Bích Khê còn xứng đáng với danh hiệu : “Nhà thơ đỉnh cao của nghệ thuật

ngôn từ” [63].

Với ý thức cách tân, Bích Khê không thôi tìm tòi và sáng tạo với mong muốn: Đường kiến trúc nhịp nhàng theo điệu mới

Của lời thơ lóng đẹp. Hạt châu trong Hạt châu trong ngời nhỏ giọt vô lòng

Tràn âm hưởng như chiều thu sóng nắng

Ông đã “điều binh khiển tướng” những con chữ, đưa ngôn ngữ thơ tiến gần đến

những bộ môn nghệ thuật khác. Ngoài kiến trúc là điêu khắc: Chữ điêu khắc, vũ đạo, nhiếp ảnh, mỹ thuật... Và như thế, giữa cái nhìn thấy và cái không nhìn thấy như: Bóng

ý lặng lờ lên; những dáng hình thanh khí.

Giữa mông mênh đã làm nên một hỗn hợp đẹp xô bồ say dậy trong cái tương quan huyền bí được tạo nên bởi sự “nhất thể hóa các giác quan”. Hơn ai hết, Bích Khê đã phát hiện ra cái đẹp trong cái hỗn độn [64]:

Mộng?

Thiên tài?

Trên hỗn độn khỏa thân. Đẹp tỷ mỷ, hỡi rung động truyền thần. (Duy tân)

86

Với Bích Khê, việc sử dụng từ láy dùng nhiều nhưng riêng những từ chỉ tính chất nhục cảm cũng đã cho người đọc thấy được tài năng của ông. Nhà thơ đã sử dụng rất tài tình các từ láy mang tính biểu cảm cao khi diễn tả cảm xúc của mình:

Suối tóc mát nhúng trong vùng mộng tuyết Ta tê mê, ta gẩy điệu tỳ bà

Đâu đôi mắt mùa thu xanh tợ ngọc Vú non non, da dịu dịu, êm êm

(Mộng cầm ca)

Các từ láy “tê mê”, “non non”, “dịu dịu”, “êm êm”, “rờn rờn” là những từ láy bộ phận và láy toàn phần. Những từ láy ấy không chỉ có khả năng gợi dậy cái sức sống, sức mê hoặc trong đối tượng thân thể trẻ trung của người phụ nữ mà còn thể hiện rất ấn tượng cả những làn khoái lạc, những cảm giác say mê của nhân vật trữ tình trước đối tượng ấy. Điều này được thể hiện khá rõ trong bài thơ Tranh lõa thể:

Cho tôi nàng! Cho tôi nàng! Tất cả... Tôi miên man uống lại mộng quỳnh dao Cho đê mê, chới với hồn lên cao

Một tinh cầu sẽ tan ra biển lệ

Các dây thần kinh cảm giác của thi nhân cùng rung lên như một cung đàn muôn bậc trước vẻ đẹp nguyên sơ nhất của con người: sửng sốt trước sự xuất hiện đột ngột của một tòa nghiêm động “lồ lộ”, rồi “run run”, “miên man”, đê mê tận hưởng trong khát khao đến chới với... Các từ láy đã giúp nhà thơ diễn tả một cách tinh tế những cảm giác phức tạp, những sắc độ rung động tinh vi nhất trong tâm hồn nhà thơ trước vẻ đẹp lõa thể của giai nhân.

Ta có thể liệt kê ra một loạt các từ láy như: “buồn lơi lả”, “hồn đê mê”, “một bàn chân ve vuốt một bàn chân”, “xiêm áo rung rinh”, “buồng xuân hơ hớ”, “nao nao lồng ngực”, “ân tình háo hức”, “hồn va sáng sốt”, “đẹp đê mê”, “run cầm cập”... Cách sử dụng như vậy vừa cụ thể hóa, vừa có tác dụng thể hiện một cách sinh động và có

87

hồn những cảm giác của con người. Những làn khoái lạc đê mê cũng run rẩy, bất lực, đau đơn trước một đối tượng đặc biệt – vẻ đẹp đầy nhục cảm nhưng thanh sơ, tinh khiết của người phụ nữ. Khảo sát một số bài thơ của ông, ta bắt gặp những cách nói, cách kết hợp như vậy: “hoa gây đê mê”, “thơ ngà ngà say”, “thơm tho mùi thịt bắt say ngà”, “màu trăng quấn quýt”, “núi... vấn vương”, “xuân chín nõn nà”, “cây nằm lả tả”, “một chuỗi cười rồ rộ”, “hàm răng anh ánh”, “đôi tuyết lê ấp úng... e dè”, “sữa trăng nhi nhỉ giọt”... Những kiểu kết hợp này khiến cho các sự vật, hiện tượng và con người luôn hiện lên trong trạng thái động, ở trong một sự giao hòa, va chạm và chuyển đổi, biến ảo khôn lường mà sợi dây kết nối chính là vẻ đẹp và những rung cảm mang tính nhục thể.

Từ láy cũng là một trong những thành tố tạo âm điệu khá đắc dụng trong câu thơ Huy Cận. Một số trường hợp, từ láy toàn bộ sẽ tạo ý nghĩa tăng dần (hoặc giảm dần) mức độ, cấp độ hoạt động, sự việc, sắc thái tình cảm…

Nghe trời nặng nặng, nghe ta buồn buồn (...)

Rơi rơi…dìu dịu rơi rơi… (Buồn đêm mưa)

Từ láy “nặng nặng” gợi cảm giác mạnh, gia tăng dần; từ láy “buồn buồn” gợi cảm xúc buồn nhẹ nhưng kéo dài. Từ láy “rơi rơi” lặp lại, gợi cảm giác tăng số lượng hạt mưa và gợi sự liên tưởng âm thanh của tiếng mưa rơi đều đặn. Cả hai từ láy một mô tả tâm cảnh của trời và một mô tả tâm cảm của con người ở mức độ, tưởng như đối nghịch nhưng lại hài hòa trong tâm hồn nhà thơ. Chiều buồn buồn giữa hương sắc tưng

bừng (Họa điệu) -Buồn mưa không định, chỉ ngùi ngùi (Mưa) -Cây không đi mà tình cũng nghiêng nghiêng. (Họa điệu) -Một chiếc linh hồn nhỏ Mang mang thiên cổ sầu (Ê chề) -Xiêu xiêu cúi nhẹ trút buồn tràn (Mưa). Nhà thơ Xuân Diệu thỉnh thoảng cũng sử

dụng kiểu từ láy toàn bộ trong cùng một câu thơ tạo cảm xúc nhẹ nhàng, gợi tả: Con

88

Một số từ láy âm tạo hình ảnh ấn tượng, rõ nét hơn:

- Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu (...)

Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót (Tràng giang)

Tóm lại, chọn lựa và kết hợp từ láy trong thơ Huy Cận tạo cho câu thơ mượt mà, uyển chuyển, lôi cuốn và giàu nhạc điệu, gây ấn tượng tới thị giác, thính giác của chủ thể sáng tạo và đối tượng tiếp nhận.

3.1.1.2. Từ gợi ấn tượng về sự tương giao cảm giác

Về cách sử dụng ngôn từ, Xuân Diệu dùng nhiều các từ biểu hiện cảm xúc, cảm giác. Ta có thể kể tới như run, rợn, nức... Chỉ lấy một từ run làm ví dụ đã thấy nó xuất hiện trong thơ của tác giả với tuần suất cao, với nhiều sắc thái ngữ nghĩa và thường có mặt trong câu thơ được nhiều người khen hay: Những luồng run rẩy rung rinh lá (Đây

mùa thu tới), Cành biếc run run chân ý nhi (Thu), Còn cứ run hoài như chiếc lá (Huyền diệu), Chim hôm run rẩy trong tim nhỏ (Núi xa), Trong tiếng gió, ta nghe run nước mắt (Lời Bá Nha), Tất cả rơi run rẩy tựa dây đàn (Dối trá)…

Với nét riêng của một hồn thơ luôn thức nhọn giác quan để sống, để nhận thức, khám phá, sáng tạo, biểu hiện nghệ thuật. Để biểu hiện cảm giác, độ tinh nhạy, sự tương giao của các cảm giác, nhà thơ đã sáng tạo những từ ngữ mới nhằm biểu hiện cái tột cùng, cái quá kích, cỡ của những cảm xúc, cảm giác:

Sao vàng lẻ một, trăng riêng chiếc Đêm ngọc tê ngời, men tới tơ...

(Buồn trăng)

“Tê ngời” là một sáng tạo từ thành công của Xuân Diệu đã biểu hiện được các vẻ ngời ngời tuyệt đỉnh của đêm ngọc được thâu nhận từ các giác quan cực nhạy: xúc giác, thị

89

giác. Ngoài ra, nhà thơ còn dùng lối đảo ngữ, đảo từ, đặt những tính từ chỉ màu sắc, âm thanh lên trước chủ ngữ để đánh mạnh cảm giác, lay động các giác quan:

Long lanh tiếng sỏi vang vang hận

Hoặc:

Huy hoàng trăng lộng, nguy nga gió Xanh biếc trời cao, bạc đất bằng

(Buồn trăng)

Xuân Diệu đã dùng đảo ngữ, đảo từ với một tần số rất cao để khắc sâu các ấn tượng, các tính chất của âm thanh, màu sắc mà các giác quan đã thu nhận được. Các ấn tượng và tính chất đó thường được biểu hiện bằng những từ ngữ có sức đập mạnh vào các giác quan:

Một luồng không khí xô qua mặt Thắm cả đường đi, rực cả đời

(Ngẩn ngơ) Gợi bóng hình những thân thể cơ hàn Với môi tím, với cảnh nghèo vạc mặt

(Tiếng gió)

Trong trường hợp phải có sự lựa chọn dùng từ thì bao giờ Xuân Diệu cũng chọn những từ có sức gợi cảm, có sức lay động các giác quan:

Một tối bầu trời đẫm sắc mây

Cây tìm nghiêng xuống cánh hoa gầy Hoa nghiêng xuống cỏ, trong khi cỏ Nghiêng xuống làn rêu một tối đầy

Ở đoạn thơ trên, Thế Lữ muốn dùng từ “đây”, còn Xuân Diệu lại muốn dùng từ “đầy”. Từ “đây” là đại từ chỉ nơi chốn, nó bị trừu tượng hóa, không còn hình tượng. Còn từ “đầy” là tính từ chỉ sự đầy đặn, nó có hình tượng cà được cảm nhận bằng thị

90

giác. Chọn từ “đầy” là đúng với nét riêng của ngôn ngữ Thơ mới của Xuân Diệu [47, tr.128].

Và trong thơ Bích Khê ta thấy xuất hiện nhiều từ ngữ thể hiện sự tương ứng giữa các giác quan với nhận thức và suy tưởng. Ta bắt gặp “mùi thi vị”, “mùi lăng tẩm”, “mùi kinh sách”, “vị băng trinh”, “màu khoái lạc”, “màu trụy lạc”, “ nhạc vô minh”, “trí thơm tho”, “hương khoái lạc”, “mùi tô hợp hương”, “mộng trắng”... Chính lớp từ được tạo nên từ cảm quan tương ứng này đã giúp tác giả biến thế giới vật chất thành thế giới của tâm tư, thế giới trừu tượng của tâm hồn, đồng hóa tất cả sự vật vào trong một thể thống nhất âm u và sâu thẳm với biết bao mối tương quan bí ẩn để tạo ra một thế giới như một tổng thể phức tạp và không thể bị chia cắt. Cái nhìn nhất thể hóa các giác quan đã biến cái ảo thành cái thật, dẫn thực tế vào những cơn mộng, nói đến chiêm bao như một vật có thể sờ mó được trong một trạng thái tỉnh mê lẫn lộn, giúp nhà thơ khám phá những chiều sâu u uẩn của tâm hồn và đời sống con người. Chính sự cảm thụ đặc biệt đó mà thơ Bích Khê đã vượt ra khỏi vẻ tầm thường của những kiến tạo ngôn ngữ thông thường, hình thành nên những biểu tượng đầy ám ảnh nhằm dẫn dắt người đọc đi từ thế giới của cảm giác đến một thế giới cao hơn, thế giới siêu đẳng của tâm linh.

Bích Khê là nhà thơ đã khai phá những vùng đất mới trong thơ, đem lại cho người đọc những cảm giác mới mẻ về thơ, đi đến sự khoái lạc trong tâm hồn. Thơ của Bích Khê như một đoá hoa thần dị, dội vào lòng người một nỗi đau khổ tuyệt vọng. Qua lớp ngôn từ độc đáo phủ bởi màu sắc truỵ lạc, ta như thấy được những cơn ham mê, khoái lạc cuồng loạn trong tâm hồn nhà thơ:

Nàng ở mô! Xiêm áo bỏ đâu đây?

Đến triển lãm tấm thân kiều diễm (Tranh lõa thể)

Những đau đớn, tuyệt vọng, điên cuồng nung nấu trong máu huyết nhà thơ như ứa ra trên những dòng thơ khao khát. Thi nhân không những đưa cảm giác vào tâm linh

91

mà còn ca ngợi cái đẹp, lăn xả vào cái đẹp để hưởng thụ một cách say sưa, cuồng nhiệt qua sự điên dại của thân xác:

Người hiện ra để hình dung ánh sáng

Chụp hồn hoa háo hức giữa đêm thu ? (Đôi mắt)

Thi nhân đã thành thực nói lên sự khao khát của tâm hồn đến cao độ, điên cuồng như muốn chụp, vồ, ôm, riết chặt, rồi xé nát để hưởng thụ. Ở trong thơ Bích Khê, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp trong thể chất đưa cảm giác của thi nhân đến cuồng loạn:

Đâu đôi mắt mùa xuân tợ ngọc ?

Vú non non ? Da dịu dịu, êm êm ?... (Mộng Cầm ca)

Và đâu đó trong thơ Bích Khê màu sắc truỵ lạc đậm đà hơn: Tôi vồ người như một miếng mồi ngon

Miệng ngậm hờn riết chặt lấy môi son

(Xác thịt)

Đi vào địa hạt này, thi nhân đem cảm giác đi tìm cái đẹp bước dần đến hưởng lạc rồi bị nhục dục mê cuồng đến tận cùng sa đoạ. Thế nhưng trong tận sâu thẳm tâm hồn, thi nhân đã thành thực nhận ra được những cảm giác cuồng nhiệt qua thể chất là chốn bệnh hoạn nên đã trở về với cái đẹp của tâm hồn. Cái đẹp đó trường tồn mãi trong tâm hồn nhà thơ.

Tiếng thơ Bích Khê còn thể hiện khao khát đắm đuối của tâm hồn thoát tục để đi vào lĩnh vực thơ tượng trưng:

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng đối với thơ mới ( Qua thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Bích Khê) (Trang 83)