Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái tại trại lợn Lộc Hà xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì – thành phố Hà Nội và thử nghiệm một số phác đồ điều trị. (Trang 56)

2.3.3.1. Xác định một số chỉ tiêu lâm sàng của nái khỏe và nái viêm tử cung

Lợn nái sau khi đẻ không bị bệnh viêm tử cung nhiệt độ bình thường là 38,70 C phù hợp với nhiều tác giả đã nghiên cứu cho rằng nhiệt độ của lợn nái trong điều kiện sinh lý bình thường dao động trong khoảng 38,50

C đến 39,50C.

Về tần số hô hấp: ở lợn nái bình thường có tần số hô hấp trung bình là 14,53 nhịp/phút, chỉ số này cũng phù hợp với nhiều tác giả cho rằng tần số hô hấp của lợn nái trong điều kiện sinh lý bình thường dao động trong khoảng 8 đến 18 lần/phút. Còn ở nái bị viêm tử cung, chỉ tiêu này là 20,54 lần/phút cao hơn lợn nái bình thường là 10 nhịp.

Đối với dịch rỉ viêm: ở tất cả các lợn nái khỏe mạnh đều không có dịch rỉ viêm, trong khi đó ở những nái bị bệnh đều có dịch rỉ viêm màu trắng đục nhày chảy ra, mùi tanh, thỉnh thoảng ở một vài con viêm nặng có lẫn tổ chức hoại tử, quá trình dịch viêm chảy ra kéo dài trong suốt quá trình điều trị.

2.3.3.2. Phương pháp theo dõi thu thập thông tin

Trực tiếp tham gia vào việc chăm sóc nuôi dưỡng, chẩn đoán, điều trị lợn nái đẻ để lấy thông tin và dữ liệu cho chuyên đề, nâng cao hiểu biết cho bản thân.

- Phương pháp lấy thông tin

Hỏi người cán bộ kỹ thuật ở trại về bệnh viêm tử cung.

Điều tra trực tiếp để lấy thông tin bằng cách theo dõi trực tiếp các chỉ tiêu trên đàn con của lợn nái.

Đo thân nhiệt của lợn lúc bình thường và khi lợn mắc bệnh. Điều trị cho lợn mắc bệnh, theo dõi quá trình điều trị.

2.3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu sau khi thu thập trong quá trình điều tra được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2002) [16].

Các công thức tính: - Tỷ lệ lợn mắc bệnh: Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = Tổng số lợn mắc bệnh x 100 Tổng số lợn theo dõi

- Tỷ lệ khỏi:

Tỷ lệ khỏi (%) =

Tổng số con khỏi bệnh

x 100 Tổng số con điều trị

- Thời gian điều trị:

Thời gian điều trị trung bình (ngày/con) =

Thời gian điều trị từng con Tổng số con điều trị

2.3.3.4. Phương pháp điều trị

Điu tr bng thuc

* Phác đồ I:

Genta-Tylosin, tiêm bắp 1ml/10kg TT

Thụt 1 triệu UI Penicilin + 1g Streptomycine Liệu trình ngày 1 lần

* Phác đồ II:

Bio-D.O.C, tiêm bắp 1ml/10kg TT

Thụt 1 triệu UI Penicilin + 1g Streptomycine Liệu trình ngày 1 lần

Điu tr cc b

Thụt rửa tử cung bằng dung dịch thuốc sát trùng Biocid - 30 (pha 1 ml Biocid - 30 với 2000 ml nước sạch) mỗi lần dùng cho 1 con từ 1000 ml đến 2000 ml dung dịch đã pha. Bơm dung dịch đã pha vào tử cung của lợn và chờ khoảng 30 phút cho dung dịch và dịch viêm ra hết. Sau đó dùng hỗn hợp kháng sinh.

Penicilin 1 triệu UI

Streptomycin 1g

Nước cất 50 ml

Điu tr toàn thân

Tiêm kháng sinh: Genta-Tylosin dùng tiêm bắp thịt, tiêm 1ml/10kg

TT/ngày

Tiêm thuốc trợ sức: vitamin B1, B12, C

Việc điều trị bệnh viêm tử cung được bố trí theo sơ đồ thí nghiệm sau:

Bảng 2.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Diễn giải Phác đồ 1 Phác đồ 2

Số con điều trị (con) 47 36

Số con viêm thể nhẹ (con) 33 23

Số con viêm thể trung bình (con) 10 9

Số con viêm thể nặng (con) 4 4

Nhân tố thí nghiệm Genta-tylosin

(tiêm bắp 1ml/10kg TT)

Bio-D.O.C

(Tiêm bắp ml/10kg TT)

Thuốc bơm vào tử cung Penicilin 1.000.000 UI, Streptomycin 1g pha với 50 ml nước đưa vào tử cung

Thuốc trợ sức, trợ lực tiêm bắp (ml/con/ngày)

- Vitamin C: 5 ml - Vtamin B1: 5 ml - Vitamin B12: 5 ml

Một phần của tài liệu Tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái tại trại lợn Lộc Hà xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì – thành phố Hà Nội và thử nghiệm một số phác đồ điều trị. (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)