- Đối tượng: Đàn lợn nái.
- Thời gian: Từ tháng 6/2014 đến tháng 11/2014
- Địa điểm: Thực hiện tại trại lợn Lộc Hà – xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì – thành phố Hà Nội.
2.3.2. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi
2.3.2.1. Nội dung nghiên cứu
- Theo dõi bệnh viêm tử cung lợn nái sau khi đẻ
- Điều trị bằng một số phác đồ và so sánh hiệu quả điều trị
2.3.2.2. Các chỉ tiêu theo dõi
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm bệnh viêm tử cung của đàn lợn nái cơ sở 3 năm - Tỷ lệ và cường độ nhiễm bệnh viêm tử cung theo lứa đẻ
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm bệnh viêm tử cung theo các giống lợn - Tỷ lệ nhiễm bệnh viêm tử cung ở những điều kiện thời tiết khác nhau - Kết quả điều trị bệnh viêm tử cung theo các phác đồ điều trị
- Xác định một số chỉ tiêu sinh lý của đàn lợn nái sinh sản sau điều trị
2.3.2.3.Vật liệu nghiên cứu
- Nhiệt kế thủy ngân để đo thân nhiệt. - Một số thuốc điều trị bệnh viêm tử cung.
2.3.2.4. Nội dung tiến hành
Tham gia chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái sau đẻ.
Để đảm bảo chất lượng và sản lượng sữa trong giai đoạn nuôi con thì cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho lợn nái vì những chất dinh dưỡng cần thiết tạo thành sữa đều lấy từ thức ăn.
Cho ăn 2 lần/ngày Mức cho lợn nái ăn
Bảng 2.2: Mức cho nái ăn (nái nuôi con/ ngày đêm)
Ngày nuôi con Lượng thức ăn (kg)
Ngày đẻ Không cho ăn + uống nước tự do
Ngày thứ nhất 0,5 Ngày thứ hai 2,5 Ngày thứ ba 3,0 Ngày thứ tư 4,0 Ngày thứ năm 4,0 - 5,0 Sử dụng một số vaccine phòng bệnh
Theo dõi các biểu hiện của lợn nái để can thiệp kịp thời
Thời tiết quá lạnh thì phải có hệ thống sưởi ấm cho lợn vừa đẻ ra Áp dụng biện pháp phòng và trị bệnh viêm tử cung tại trại lợn Lộc Hà.
2.3.2.5. Tình hình nhiễm bệnh viêm tử cung của lợn nái
Bệnh viêm tử cung là loại bệnh phổ biến ở trại, thường xảy ra nhiều nhất đối với gia súc cái sinh sản nói chung và đối với lợn nái sinh sản nói riêng. Bệnh tuy rất ít khi làm chết gia súc nhưng lại là loại bệnh gây tổn thất rất lớn tới hiệu quả chăn nuôi. Khi lợn mẹ bị viêm tử cung không những làm ảnh hưởng tới con mà còn kéo theo thời gian động dục trở lại sau khi cai sữa dài và tăng tỷ lệ phối trượt ở lợn.