Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước

Một phần của tài liệu Tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái tại trại lợn Lộc Hà xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì – thành phố Hà Nội và thử nghiệm một số phác đồ điều trị. (Trang 52)

2.2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Theo tác giả Phùng thị Vân (2004) [20], Nguyễn Xuân Bình (2005) [2], cho biết: ở những nái bị viêm tử cung thường biểu hiện sốt theo quy luật sáng chiều (sáng sốt nhẹ, chiều sốt nặng ).

Theo tác giả Trần Tiến Dũng và cs, (2002) [4], khi gia súc bị bệnh viêm tử cung ở thể viêm cơ, viêm tương mạc thì không nên tiến hành thụt rửa bằng các chất sát trùng với thể tích lớn. Vì khi bị tổn thương nặng, cơ tử cung co bóp yếu, các chất bẩn không được đẩy ra ngoài, lưu trong đó làm cho bệnh nặng thêm. Các tác giả đề nghị nên dùng oxytoxin kết hợp PGF2α hoặc kết hợp với kháng sinh điều trị toàn thân và cục bộ.

Lê Xuân Cường (1986) [3], lợn nái chậm sinh sản do nhiều nguyên nhân, trong đó tổn thương bệnh lý sinh dục chiếm tỷ lệ đáng kể. Cùng với nhận định trên, Lê Minh Chí, Nguyễn Như Pho (1984, 1992) cho rằng: khi lợn nái đẻ khó cần áp dụng kỹ thuật ngoại khoa, khi thực hiện không đúng kỹ thuật sẽ gây niêm mạc đường sinh dục, có thể bị tổn thương gây viêm tử cung (trích Xobko và Giadenko (1987) [23]).

Hồ Văn Nam, Nguyễn Văn Thanh (1997) [11], bệnh viêm tử cung ở gia súc là một quá trình bệnh lý phức tạp được thể hiện dưới nhiều thể khác nhau. Đây là nguyên nhân gây rối loạn sinh sản, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của gia súc cái.

Viêm tử cung là một trong những tổn thương đường sinh dục trên lợn nái sau khi sinh. Sau khi sinh có dịch tiết và dịch lẫn mủ là biểu hiện của viêm tử cung (Nguyễn Văn Thanh, 2002) [15].

Theo Nguyễn Xuân Bình (2005) [2], bệnh viêm tử cung xảy ra ở những thời gian khác nhau. Nhưng thường xảy ra nhiều nhất vào thời gian sau khi đẻ từ 1 - 10 ngày.

Đồng thời cũng có nhiều tác giả có tổng kết về tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở lợn nái sau khi sinh:

Nguyễn Văn Thanh (2002) [14], lợn nái sau khi sinh có chứng viêm tử cung chiếm tỷ lệ 42,4 %. Viêm tử cung trên nhóm lợn nái thuần chiếm khoảng 25,48 %, trên nhóm lợn nái lai chiếm 50,84 % (trong tổng số 1.000 lợn nái khảo sát). Viêm tử cung thường xảy ra cao nhất ở lứa 1 và 2. Tỷ lệ chậm động dục ở nhóm lợn bị viêm tử cung cao hơn nhiều so với nhóm lợn không bị viêm tử cung.

Theo Trần Tiến Dũng (2004) [5], bệnh viêm đường sinh dục ở lợn chiếm tỷ lệ cao từ 30 - 50 %, trong đó viêm cơ quan bên ngoài ít, chiếm tỷ lệ 20 %, còn lại 80 % là viêm tử cung.

2.2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Chăn nuôi lợn là một nghề chiếm tỷ lệ khá cao trong ngành chăn nuôi ở nhiều nước trên thế giới. Để khai thác hiệu quả hơn giá trị dinh dưỡng và sinh khối của loài, các nước phát triển trên thế giới không ngừng đầu tư cải tạo đàn giống lợn và áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng sinh sản của chúng. Trong lĩnh vực thú y đặc biệt quan tâm đến các vấn đề về bệnh sinh sản.

Theo Xobko và Giadenko (1987) [23] nguyên nhân của bệnh viêm tử cung là do tử cung bị tổn thương, sót nhau. Bệnh phát triển do chăm sóc nuôi dưỡng không tốt, không đủ chất dinh dưỡng, đưa vào đường sinh dục những chất kích thích đẻ khác nhau, chúng phá hủy hoặc làm kết tủa các chất nhầy ở bộ máy sinh dục. Hai ông cũng đưa ra phương pháp chẩn đoán và biện pháp điều trị.

Theo Vtrekaxova (1983) [22], trong các nguyên nhân gây đẻ ít con trong một lứa đẻ, vô sinh,... của lợn nái thì các bệnh ở cơ quan sinh dục chiếm từ 5 - 15 %.

Trong chăn nuôi lợn sinh sản thậm chí cả nuôi lợn thịt, năng suất chăn nuôi phụ thuộc phần lớn vào khả năng sinh sản, trong đó hai yếu tố chính là

số con trên một lứa đẻ và số lứa đẻ của một nái trên một năm. Do vậy ưu tiên hàng đầu và liên tục trong chăn nuôi lợn sinh sản là tạo ra nhiều lợn con sinh ra và sống sót sau cai sữa và đồng thời giảm chí phí trong sản xuất nhất là do không thụ thai. Mục tiêu trên, đòi hỏi sự làm việc cường độ cao ở lợn nái và nhất là cơ quan sinh sản. Do vậy các cơ quan sinh sản đóng vai trò quan trọng trong chăn nuôi, quyết định đến năng suất chăn nuôi. Những bất thường trong cơ quan sinh sản, nói rõ hơn là các kiểu rối loạn như viêm tử cung, làm năng suất chăn nuôi lợn nái bị ảnh hưởng (Madec, 1995 [21]).

Winson khi mổ khám những lợn vô sinh đã xác định trong cơ quan sinh sản 52,5 %, lợn nái đẻ lứa đầu 32,1 %, lợn nái cơ bản có những biến đổi bệnh lý: viêm vòi tử cung có mủ,...

Theo Madec (1995) [21], viêm tử cung thường bắt đầu bằng sốt vài giờ khi đẻ, chảy dịch viêm vài giờ sau khi đẻ, chảy mủ vài hôm sau và thường kéo dài 48 đến 72 giờ.

Trong bệnh viêm tử cung thì viêm nội mạc tử cung chiếm tỷ lệ cao. Kaminski kiểm tra 1.000 lợn nái ở Liên Bang Đức cho kết quả là 16 % bị viêm nội mạc tử cung.

Theo Madece (1987), qua kiểm tra vi thể xứ Brơ-ta-nhơ của miền Tây Bắc nước Pháp, thấy 26 % số lợn nái có bệnh viêm tử cung. Ngoài ra 2 % số lợn nái có bệnh tích thoái hóa mô nội mạc tử cung với đặc điểm thành tử cung có cấu tạo sợi fibrine.

Cũng theo Madec (1995) [21]: tỷ lệ bệnh tích đường tiết niệu đường sinh dục ở đàn nái loại thải tăng theo số lứa đẻ.

Madec khi tiến hành nghiên cứu bệnh lý sinh đẻ vào năm 1991 trên đàn lợn xứ Brơ- ta nhơ (Pháp) cho thấy 15 % số lợn nái bị viêm tử cung.

Một phần của tài liệu Tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái tại trại lợn Lộc Hà xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì – thành phố Hà Nội và thử nghiệm một số phác đồ điều trị. (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)