lượng của ấu trùng Cysticercus tenuicollis
Mổ khám 30 dê bị bệnh tại 3 huyện của tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi đã xác định được tỷ lệ các khí quan có ấu trùng Cysticercus tenuicollis ký sinh. Kết quả được trình bày ở bảng 4.9.
Bảng 4.9. Tỷ lệ các khí quan có ấu trùng Cysticercus tenuicollis ký sinh và khối lượng của ấu trùng
Khí quan Số dê bị bệnh (con) Số dê có bệnh tích (con) Tỷ lệ có bệnh tích (%) Khối lượng ấu trùng x (x±m )g Màng treo ruột 30 17 56,67 32,5 ± 3,5 Màng mỡ chài 25 83,33 25,7 ± 1,65 Gan 2 6,67 25,57 ± 3,58
Qua kết quả mổ khám, kiểm tra tỷ lệ các khí quan có ấu trùng ký sinh cho thấy: ở các khí quan khác nhau thì mức độ ký sinh và khối lượng của ấu
trùng Cysticercus tenuicollis là khác nhau. Tỷ lệ có ấu trùng ký sinh tập trung
nhiều nhất ở màng mỡ chài (chiếm 83,33%), khối lượng ấu trùng bình quân là 25,7 ± 1,65; tiếp đó là màng treo ruột (56,67%), khối lượng ấu trùng là 32,5 ± 3,5; tỷ lệ thấp nhất là ở gan (6,67%), khối lượng ấu trùng là 25,57 ± 3,58.
Dê là vật nuôi có sức đề kháng cao hơn so với các loài vật nuôi khác, do đó mức độ nhiễm bệnh là thấp, ấu sán chỉ gây bệnh ở một số khí quan như: màng mỡ chài, màng treo ruột, gan. Các khí quan khác chúng tôi chưa thấy biểu hiện đặc trưng của bệnh.
4.2.3. Bệnh tích đại thể ở các khí quan có ấu trùng Cysticercus tenuicollis ký sinh
Qua mổ khám xác chết hoặc con vật sống nghi bệnh có thể phát hiện những biến đổi bất thường ở các cơ quan, tạng phủ để xét đoán nguyên nhân gây bệnh. Những tổn thương thấy được khi mổ khám nhiều khi chỉ thể hiện một phần hoặc một giai đoạn nào đó của quá trình bệnh chứ không bộc lộ toàn bộ tiến trình của bệnh, nên thường không đầy đủ, hoặc nhiều khi không thật điển hình cho một bệnh. Vì vậy, trong điều kiện cho phép, có thể mổ khám nhiều con vật để tìm những bệnh tích đặc trưng cho bệnh. Trường hợp chẩn đoán đại thể khó khăn cần phải có sự chẩn đoán hỗ trợ của tổ chức học (Cao Xuân Ngọc, 1997 [16]).
Chúng tôi đã mổ khám 30 dê nhiễm bệnh tại 3 huyện của tỉnh Thái Nguyên và quan sát bệnh tích đại thể.
Kết quả xác định bệnh tích đại thể ở các khí quan có ấu trùng
Bảng 4.10. Bệnh tích đại thể ở các khí quan có ấu trùng
Cysticercus tenuicollis ký sinh
Số dê mổ khám (con) Số dê có bệnh tích (con) Tỷ lệ (%) Những bệnh tích đại thể chủ yếu Những bệnh tích chủ yếu Số dê (con) Tỷ lệ (%) 202 30 14,85
Có nhiều ấu trùng sán dây kích thước khác nhau ký sinh trên bề mặt gan, màng mỡ chài, màng treo ruột.
30 100
Trên bề mặt gan có ấu sán ký
sinh, gan hơi sưng, tụ huyết. 2 6,67
Màng treo ruột xuất huyết, có
nhiều ấu sán bám trên bề mặt. 11 36,67 Có nhiều ấu sán bám trên bề
mặt màng mỡ chài, có hiện
tượng xuất huyết. 20 66,67 Kết quả bảng 4.10 cho thấy:
Trong 202 dê mổ khám có 30 dê có bệnh tích đại thể, tỷ lệ có bệnh tích là 14,85%. Các bệnh tích chủ yếu là: có nhiều ấu trùng sán dây có kích thước khác nhau ký sinh trên bề mặt gan, màng mỡ chài, màng treo ruột (100% số dê có bệnh tích này); trên bề mặt gan có ấu trùng sán dây ký sinh, gan hơi sưng, tụ huyết (6,67%); 36,67% số dê có bệnh tích là màng treo ruột xuất huyết, có nhiều ấu trùng sán dây bám trên bề mặt; có nhiều ấu trùng sán dây bám trên bề mặt màng mỡ chài, có hiện tượng xuất huyết (tỷ lệ có bệnh tích này là 66,67%).
Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [10] cho biết: trong quá trình ký sinh, ấu trùng đào rãnh, gây xuất huyết ở gan, gây viêm gan cấp tính, có khi gây viêm màng bụng. Ấu trùng di hành chui qua mặt gan vào xoang bụng, ký sinh ở màng treo ruột, màng mỡ chài, ký sinh ở bề mặt phổi gây viêm phổi, viêm màng ngực. Số lượng nhiều gây rối loạn chức năng các khí quan của cơ quan tiêu hóa, gây hiện tượng hoàng đản. Số lượng ấu sán nhiều còn gây chèn ép các khí quan trong xoang bụng, xoang ngực.
Kết quả nghiên cứu về bệnh tích đại thể của dê nhiễm ấu trùng Cysticercus
tenuicollis phù hợp với những mô tả của Nguyễn Thị Kim Lan (2012).