Phòng, trị bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở dê nuôi tại một số địa phương của tỉnh Thái Nguyên và đề xuất biện pháp phòng chống. (Trang 33)

2.1.6.1. Điều trị

Ấu trùng sán dây Taenia hydatigena gây bệnh ấu sán cổ nhỏ ở người, lợn, trâu, bò, dê, cừu..., hiện vẫn chưa có thuốc điều trị (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999 [7]).

Theo P. Junquera (2013) [30], việc sử dụng thường xuyên thuốc trị giun sán không được chỉ định để ngăn ngừa gia súc nhiễm với Cysticercus

tenuicollis, có báo cáo cho rằng Albendazole và Praziquantel có hiệu quả, nhưng chỉ ở liều lượng cao hơn so với những điều trị thông thường và kết quả có thể không đáng tin cậy.

2.1.6.2. Phòng bệnh

Phá vỡ chu kỳ lây nhiễm liên quan đến việc kiểm soát chu kỳ giữa chó và các vật chủ trung gian. Điều trị cho chó thường xuyên với thuốc trị giun sán tiêu diệt sán dây và ngăn ngừa chó ăn thịt cừu, dê sống hoặc bộ phận nội tạng là cần thiết để kiểm soát chu kỳ của nhiễm trùng. Hạn chế ô nhiễm đến mức tối thiểu bằng cách dọn dẹp phân chó cũng sẽ giúp hạn chế bệnh. Điều này có thể thực hiện được trong không gian nhỏ nhưng kiểm soát của phân chó rõ ràng là ít hơn thực tế trên đồng cỏ lớn. Ký sinh trùng cũng có thể lây truyền giữa nai hoang dã và chó sói Bắc Mỹ. Khu vực đồng cỏ và cỏ khô hay thức ăn lưu trữ nên được rào chắn để giữ cho chó sói Bắc Mỹ và chó hoang dã khác đi vào. Cách phòng ngừa tốt nhất là hạn chế sự nhiễm trứng sán Taenia hydatigena vào nguồn thức ăn, nước uống của vật nuôi (P. Junquera, 2013) [30].

Theo Phan Lục và Phạm Văn Khuê (1996) [4], để phòng bệnh cần không cho chó ăn phải các khí quan có ấu trùng (gan, phổi, lách....). Khi mổ gia súc, thấy ấu sán phải tập trung để diệt ấu trùng, định kỳ tẩy sán dây cho chó, không nuôi chó ở các gia đình và trại chăn nuôi gia súc.

2.2.Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

2.2.1.Tình hình nghiên cu trong nước

Nguyễn Thị Kỳ (1994) [5] cho biết: so với các nhóm giun sán khác thì sán dây ít được nghiên cứu hơn, nên những hiểu biết về thành phần loài sán dây còn chưa được đầy đủ.

Việc nghiên cứu sán dây ở Việt Nam được bắt đầu từ hơn 1 thế kỷ trước. Năm 1870, Cande J. lần đầu tiên mô tả loài sán dây Diphyllobothrium latum tìm thấy ở người Nam Bộ. Sau đó 10 năm mới xuất hiện các công trình nghiên cứu lẻ tẻ về một vài loài sán dây gây bệnh cho người. Từ đó, việc nghiên cứu về thành phần sán dây ở người được chú ý hơn, rồi mở rộng phạm vi nghiên cứu sang một số động vật nuôi và một số động vật hoang dã.

Năm 1914, Casaux đã phát hiện được ở gan người hai nang sán Cysticercus

Năm 1925, Houdemer tiến hành nghiên cứu ký sinh trùng ở thú nuôi và thú hoang Bắc Bộ cũng phát hiện thấy ấu trùng Cysticercus tenuicollis và loài

sán Dipylidium caninum, đồng thời tác giả đã bổ sung thêm các loài trong đó có loài Taenia hydatigena và Taenia pisiformis.

Năm 1963, Trịnh Văn Thịnh đã có công trình tổng kết được hầu hết những nghiên cứu trước đó, trong đó tác giả đã đề cập đến ấu trùng Coenurus

cerabralis của loài sán dây Multiceps multiceps ở cừu.

Năm 1967 hai nhà ký sinh trùng học người Ba Lan là Drozdz và Malczewski đã công bố các loài sán dây ở động vật nhai lại 8 tỉnh miền Bắc, trong đó có ấu trùng Cysticercus tenuicollis của loài Taenia hydatigena.

Nguyễn Thị Kỳ (2003) [6] đã mổ khám 174 cá thể thuộc 21 loài của bộ ăn thịt, kết quả cho thấy: trong các loài mèo rừng, cầy giông, cầy hương, cày lỏn và chó nhà được mổ khám phát hiện thấy các loài Taenia hydatigena, Taenia

pisifomis, Multiceps multiceps, Spirometra erinacei-europaei, Dipylidium caninum.

Kết quả kiểm tra 130 chó tại thành phố Huế của Lê Hữu Nghị và Nguyễn Văn Duệ (2000) [15] cho thấy: chó nhiễm sán dây rất sớm, giai đoạn sơ sinh đến một năm tuổi đã nhiễm với tỷ lệ cao. Tỷ lệ nhiễm Dipylidium

caninum là 13,07%.

Nghiên cứu của Phạm Sỹ Lăng từ năm 1982 - 1985 cho thấy: trong 138 chó bị bệnh sán dây có 101 chó nhiễm Dypilidium caninum, chiếm tỷ lệ 73,91%. Chó con từ 27 - 30 ngày tuổi đã bị nhiễm sán. Chó nuôi ở thành phố chủ yếu bị bệnh sán dây do Dypilidium caninum (dẫn theo Phạm Sỹ Lăng, 2002 [11]).

Theo Nguyễn Hữu Hưng và Cao Thanh Bình (2009) [3], kiểm tra 597 mẫu phân chó tại thành phố Cần Thơ, có 95 mẫu nhiễm sán dây (15,91%). Chó nhiễm sán dây Dipylidium caninum ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ nhiễm biến động từ 14,78 - 16,58%.

Phạm Sỹ Lăng (1992) cho biết: tẩy cho 67 trường hợp chó nhiễm sán dây, thấy tỷ lệ sạch sán và khỏi bệnh đạt 85% khi dùng Yomesan (còn có tên là Niclosamid (dẫn theo Phạm Sỹ Lăng và cs, 2009 [13]).

Theo Phạm Đức Chương và cs (2003) [2]: cơ chế tác dụng của Niclosamid là ức chế sự hấp thu đường và ngăn cản quá trình phosphoryl hóa trong ty lạp thể của sán dây. Sự phong tỏa chu trình Krep dẫn đến tích lũy acid lactic và giết chết sán. Sự kích thích quá mức hoạt động của adenosine triphosphate (ATP) của ty lạp thể có thể liên quan đến tác dụng của Niclosamid với sán dây. Sán dây chết và bị nát trong đường tiêu hóa trước khi rời ký chủ, vì vậy không tìm thấy đầu và đốt sán trong phân gia súc được tẩy.

2.2.2. Tình hình nghiên cu nước ngoài

Trong thời gian qua, các nhà nghiên cứu ở nước ngoài công bố về tình hình nhiễm giun sán ở chó như sau:

Islam A.W.M.S. và cs (1983) [26] nghiên cứu về sự lưu hành giun sán ký sinh ở chó ở Lusaka, Zambia. Giữa tháng 5/1980 và tháng 4/1982 đã kiểm tra 85 chó nhà địa phương cho thấy 40% chó bị nhiễm với một hay nhiều loài sán ký sinh. Sán được tìm thấy trên chó là Dipylidium canium, Taenia

hydatigena, Diphyllobothrium.

Sự lưu hành bệnh giun sán ký sinh ở đường tiêu hóa chó trong vùng nông thôn ở Nigeria, theo tác giả Basa S.S. và cs (1983) [26] tại Chori, Bắc Nigeria, kiểm tra chó thấy 14 con bị nhiễm Taenia spp. Tỷ lệ nhiễm có khuynh hướng cao trong mùa mưa.

Tuzer E. và cs (2010) [32] đã nghiên cứu hiệu quả của thuốc Praziquantel tiêm để điều trị sán dây ở chó. Tác giả đã tiến hành thí nghiệm trên 26 chó nhiễm sán dây, trong đó có 14 chó nhiễm Dipylidium caninum, 8 chó nhiễm Taenia spp, 2 chó nhiễm Echinococcus granulosus và 2 chó nhiễm cả hai loài Dipylidium caninum, Taenia spp. với liều 0,1 ml/ kg thể trọng. Thí nghiệm được theo dõi chặt chẽ, nhốt riêng từng chó để kiểm tra sự thải phân. Kết quả, sau 2 hoặc 3 ngày dùng thuốc không thấy mẫu phân nào dương tính, không có phản ứng phụ nào xảy ra, hiệu quả tẩy trừ là 100%.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng, vật liệu, thời gian, địa điểm nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng và vt liu nghiên cu * Đối tượng nghiên cu: * Đối tượng nghiên cu:

- Chó và dê nuôi tại một số địa phương của tỉnh Thái Nguyên. - Bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở dê.

* Vt liu nghiên cu:

- Chó ở các địa phương (mổ khám tìm sán dây)

- Dê ở các địa phương (mổ khám tìm ấu trùng Cysticerscus tenuicollis) - Các loại mẫu dùng trong nghiên cứu:

+ Mẫu ấu trùng sán dây Cysticercus tenuicollis thu thập ở dê. + Mẫu sán dây ký sinh ở đường tiêu hóa chó.

+ Mẫu bệnh phẩm các khí quan có ấu trùng Cysticercus tenuicollis ký sinh.

- Dụng cụ, thiết bị và hóa chất: + Kính hiển vi quang học, kính lúp.

+ Lọ đựng hóa chất, lamen, lam kính, đĩa petri, chậu thủy tinh, cốc thủy tinh, chén nhuộm, giá đựng tiêu bản,....

+ Hóa chất gồm: glycerin, axit lactic, thuốc nhuộm Carmin, cồn, nước cất, xylen, Baume-Canada,...

3.1.2. Địa đim và thi gian nghiên cu

* Thi gian nghiên cu: từ ngày 9/6/2014 - 24/11/2014 * Địa đim nghiên cu:

- Đề tài được thực hiện ở một số địa phương của tỉnh Thái Nguyên: huyện Đồng Hỷ, huyện Võ Nhai và huyện Phú Bình.

- Địa điểm xét nghiệm mẫu:

+ Phòng thí nghiệm Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên.

+ Phòng ký sinh trùng - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.

3.2. Nội dung nghiên cứu

3.2.1. Nghiên cu đặc đim dch t bnh do u trùng Cysticercus tenuicollis gây ra dê nuôi ti mt sđịa phương ca tnh Thái Nguyên gây ra dê nuôi ti mt sđịa phương ca tnh Thái Nguyên

3.2.1.1. Tình hình nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở dê nuôi tại một số địa phương của tỉnh Thái Nguyên

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở dê tại các địa phương.

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở dê theo tuổi. - Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở dê theo tính biệt.

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở dê theo các tháng trong năm.

3.2.1.2. Nghiên cứu mối tương quan giữa tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở dê với tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó tại các địa phương của tỉnh Thái Nguyên

- Thành phần và sự phân bố các loài sán dây ký sinh ở chó tại các địa phương của tỉnh Thái Nguyên.

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó tại các địa phương.

- Xác định tương quan giữa tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó với tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở dê.

3.2.2. Nghiên cu bnh hc bnh do u trùng Cysticercus tenuicollis gây ra

- Triệu chứng lâm sàng của vật nuôi bị bệnh.

- Vị trí ký sinh và khối lượng của ấu trùng Cysticercus tenuicollis.

- Bệnh tích đại thể ở các khí quan có ấu trùng Cysticercus tenuicollis ký sinh.

3.2.3. Đề xut bin pháp phòng tr bnh do u trùng Cysticercus tenuicollis gây ra gây ra

3.3. Bố trí thí nghiệm và phương pháp nghiên cứu

3.3.1. B trí điu tra và phương pháp xác định tình hình nhim u trùng Cysticercus tenuicollis Cysticercus tenuicollis

3.3.1.1. Bố trí điều tra tình hình nhiễm

Bố trí thu thập mẫu theo phương pháp lấy mẫu phân tầng (Nguyễn Như Thanh, 2001) [18]. Mổ khám dê ở 3 huyện của tỉnh Thái Nguyên. Cụ thể như sau:

STT Địa phương (huyện) Số dê mổ khám (mẫu) 1 Đồng Hỷ 68 2 Phú Bình 46 3 Võ Nhai 88 Tổng 202

3.3.1.2. Phương pháp xác định tình hình nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở dê Mổ khám dê bằng phương pháp phi toàn diện: bộc lộ xoang ngực và xoang bụng dê; phát hiện ấu trùng Cysticercus tenuicollis ký sinh trên bề mặt gan, lách, màng treo ruột, màng mỡ chài,… thu thập và đếm số lượng ấu trùng/dê và bảo quản ấu trùng trong cồn 700

3.3.1.3. Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở dê

Quy định những yếu tố cần xác định liên quan đến tình hình nhiễm ấu

trùng Cysticercus tenuicollis:

- Tuổi dê: Tuổi dê được phân ra làm 4 lứa tuổi: ≤ 6 tháng tuổi

> 6 - 12 tháng tuổi > 12 - 24 tháng tuổi > 24 tháng tuổi

- Tính biệt dê: dê đực và dê cái

- Tháng: Tháng trong năm được theo dõi ( từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2014)

3.3.2. B trí điu tra và phương pháp xác định tình hình nhim sán dây chó

3.3.2.1. Bố trí điều tra tình hình nhiễm sán dây ở chó

Bố trí thu thập mẫu theo phương pháp lấy mẫu phân tầng. Mổ khám, kiểm tra nội tạng và thu thập sán dây của chó tại các địa phương có dê mổ khám kiểm tra ấu trùng Cysticercus tenuicollis.

3.3.2.2. Phương pháp xác định tình hình nhiễm sán dây ở chó

* Phương pháp mổ khám, thu thập sán dây ở chó

Để tìm sán dây ký sinh ở hệ tiêu hoá, tiến hành mổ khám chó theo phương pháp mổ khám phi toàn diện cơ quan tiêu hoá, thu thập mẫu sán dây ký sinh ở ruột của chó.

Sán dây sau khi thu thập được làm chết tự nhiên trong nước lã, sau khi làm sạch bằng nước cất bảo quản trong cồn 700. Phân loại sơ bộ các loài sán dây đã thu thập được dưới kính lúp và kính hiển vi, căn cứ vào hình thái, cấu tạo của sán dây trưởng thành theo khoá định loại của Phan Thế Việt và cs (1977) [22], Nguyễn Thị Kỳ (2003) [6]. Việc xác định chính

xác thành phần loài sán dây ở đường tiêu hoá chó được thực hiện ở Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.

* Định loài sán dây: Định loài sán dây theo hệ thống phân loại của Schulz và Gvozdev (1970) trên tiêu bản nhuộm Carmin (Phan Thế Việt và cs, 1977 [22]; Nguyễn Thị Kỳ, 2003 [6]).

+ Làm tiêu bản tạm thời (làm tiêu bản trong): Sử dụng hỗn hợp dung dịch gồm: glyxerin + axit lactic + nước cất theo tỷ lệ 1:1:1. Phương pháp này có thể quan sát cấu tạo sơ bộ của đầu, giúp cho việc định loài sán dây được nhanh chóng.

+ Làm tiêu bản cố định:

Quy trình nhuộm như sau:

+ Tách mẫu: tách những sán mà cơ thể có đầy đủ các bộ phận (đầu, cổ, thân).

+ Chọn những mẫu đẹp nhất có cấu tạo đầy đủ (đầu, cổ, thân, đốt già) + Rửa mẫu trong nước cất với thời gian 10 - 15 phút.

+ Ép mẫu: đặt mẫu vào giữa hai lam kính để ép cho mẫu thẳng, các mẫu khác làm tương tự, sau đó đặt các mẫu chồng lên nhau, ngâm trong nước với thời gian 15 phút, sau đó mở ra từ từ.

Trường hợp mẫu tươi: thu mẫu, rửa nhẹ nhàng cho sạch, gắp từng con đặt cẩn thận lên lam kính cho thẳng rồi đặt lam kính khác lên; tiếp tục với những mẫu khác như vậy. Sau đó đặt chồng lên nhau trong một chậu nhựa có nắp đậy, cho cồn 70o vào ngập mẫu, để trong 10 ngày nhấc ra cho vào chậu nước

5 - 10 phút để sán tự bong ra, gắp cho vào cồn 70o, sau 1 tuần đem nhuộm. + Mẫu sán lấy ra từ cồn 700 được cho vào thuốc nhuộm Carmin từ 10

- 15 phút, rồi chuyển sang cồn 700

, 800, 960, 1000 với thời gian 15 - 30 phút (tùy kích thước từng mẫu); rồi làm trong bằng xylen.

+ Chuẩn bị lamen và lam kính, nhỏ 1 - 2 giọt Bome - Canada lên lam kính, sau đó lấy que gắp sán đặt lên giọt Bomcanada, đậy lamen lên. Sau một ngày đem ra soi kính hiển vi.

* Phương pháp xác định cường độ nhiễm sán dây:

Cường độ nhiễm sán dây được xác định bằng số lượng sán dây ký sinh/chó bằng phương pháp mổ khám, thu thập và đếm số lượng sán ký sinh ở mỗi chó.

3.3.3. Phương pháp nghiên cu và xác định tương quan gia t l nhim u trùng Cysticercus tenuicollis dê và t l nhim sán dây Taenia hydatigena chó trùng Cysticercus tenuicollis dê và t l nhim sán dây Taenia hydatigena chó

Xác định tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở dê và tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó tại các địa phương. Sau đó nhập số liệu vào phần mềm Minitab 14.0 để xác định hệ số tương quan và vẽ đồ thị.

3.3.4. Phương pháp nghiên cu bnh hc bnh Cysticercus tenuicollis trên dê

- Phương pháp nghiên cứu vị trí ký sinh, khối lượng của ấu trùng

Cysticercus tenuicollis trên dê: Sau khi mổ khám dê, xác định vị trí của ấu

trùng Cysticercus tenuicollis, đếm số lượng ấu trùng tại các vị trí khác nhau,

thu thập ấu trùng, xác định khối lượng bằng cân điện tử.

- Phương pháp nghiên cứu triệu chứng lâm sàng, bệnh tích đại thể ở các cơ quan có ấu trùng Cysticercus tenuicollis ký sinh trên dê.

+ Triệu chứng lâm sàng được thống kê qua quan sát những biểu hiện sinh lý của dê.

+ Bệnh tích đại thể được xác định bằng cách quan sát những tổn thương ở các cơ quan có ấu trùng Cysticercus tenuicollis ký sinh.

3.4. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu được được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học (Nguyễn Văn Thiện, 2008 [19]) và trên phầm mềm Minitab 14.0.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus

tenuicollis gây ra ở dê tại một số địa phương của tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở dê nuôi tại một số địa phương của tỉnh Thái Nguyên và đề xuất biện pháp phòng chống. (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)