Thanh lý (Liquidation)

Một phần của tài liệu TRIỂN KHAI CÁC CHIẾN LƯỢC VỀ MARKETING, TÀI CHÍNH KẾ TOÁN, R&D VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ (Trang 35)

từng phần một để thu hồi lại giá trị hữu hình của chúng.

Thanh lý là chiến lược được sử dụng khi DN đã theo đuổi cả hai chiến lược thu hẹp quy mô và loại bỏ nhưng không thành công. Thanh lý là một phương pháp giúp thu hồi được khoản tiền lớn nhất có thể từ tài sản của công ty một cách có kế hoạch và trật tự đồng thời giúp các cổ đông của công ty có thể giảm thiểu sự thua lỗ .

Các chiến lược Phòng thủ (Defensive Strategies)

Cuối những năm 1990, Daewoo lên kế hoạch trở thành hãng sản xuất ô tô có quy mô toàn cầu. Chiến lược của họ là nhằm vào các thị trường đang nổi lên, nơi có tiềm năng phát triển, nhưng lại ít đối thủ cạnh tranh. Daewoo đã xây dựng những nhà máy ô tô ở nước ngoài như Ba Lan, Ukraine, Iran, Việt Nam, Ấn Độ... Daewoo dự định sẽ cho xuất xưởng 2 triệu ô tô vào năm 2000. Kế hoạch đã tiến triển khá thuận lợi. Tập đoàn đã vay 20 tỷ USD để đầu tư cho chiến lược bành trướng sản xuất ô tô. Nhưng cuộc khủng hoảng tài chính châu Á những năm 1997-1998 ập đến trong khi Daewoo chưa thể thu được lợi nhuận từ những nhà máy ôtô mới được xây dựng.Việc bán bớt tài sản của Daewoo cũng không thể thực hiện được, vì hầu hết tài sản của Daewoo đều ở ngoài Hàn Quốc. Các nhà máy lớn đều là những dự án liên doanh với nước ngoài. Các dự án này đều đã được triển khai và không ngừng lại được nữa. Năm 1999, hãng này phá sản với khoản nợ 82 tỷ USD. Tập đoàn này đã phải bán đi khoảng 50 công ty, bộ phận kinh doanh ôtô được bán cho General Motors và Tata Motors (Ấn Độ).

Một phần của tài liệu TRIỂN KHAI CÁC CHIẾN LƯỢC VỀ MARKETING, TÀI CHÍNH KẾ TOÁN, R&D VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ (Trang 35)