Ảnh hƣởng của MVNO đối với quản lý thị trƣờng viễn thông Việt

Một phần của tài liệu Mạng di động ảo MVNO và mô hình triển khai phù hợp tại Việt Nam (Trang 47)

3. Kết cấu của luận văn

4.4. Ảnh hƣởng của MVNO đối với quản lý thị trƣờng viễn thông Việt

Nam

Cơ quan quản lý nhà nƣớc về viễn thông tại Việt Nam hiện nay là Bộ Thông tin và Truyền thông, với chức năng, nhiệm vụ đã đƣợc quy định tại Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ. Với mục đích làm lành mạnh hoá thị trƣờng viễn thông, các chính sách phục vụ quản lý viễn thông luôn đặt vấn đề thúc đẩy cạnh tranh, chống độc quyền, phá giá, đặt lợi ích của ngƣời dùng lên trên hết. Sự hình thành doanh nghiệp viễn thông mới trên thị trƣờng cũng sẽ ảnh hƣởng ít nhiều đến thị trƣờng hiện tại. Do vậy, bất kỳ là MNO hay MVNO, khi gia nhập thị trƣờng đã phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu tối thiểu để đƣợc cấp phép hoạt động.Điều kiện để đƣợc cấp phép cung cấp dịch vụ mạng MVNO là chỉ cần tuân thủ các quy định về cấp phép trong Luật Viễn thông.Việt Nam không hạn chế về số lƣợng giấy phép viễn thông và với giấy phép cho các mạng di động ảo cũng vậy. Bộ Thông tin và Truyền thông không khống chế số lƣợng doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này. Chính sách quản lý đối với các MVNO không khác biệt nhiều so với các nhà mạng khác, chỉ một khác biệt duy nhất là MVNO sẽ không có giấy phép cung cấp hạ tầng vô tuyến, do vậy sẽ dễ dàng hơn để thành lập một mạng MVNO do việc này không ảnh hƣởng đến tài nguyên tần số có hạn.

Đối với MVNO, cơ quan quản lý nhà nƣớc chỉ đóng vai trò quản lý đối với giá cƣớc nhƣ các mạng di động khác, và có khả năng can thiệp vấn đề kết nối giữa các mạng nếu có tranh chấp. Việc triển khai MVNO có hiệu quả hay không hoàn toàn phụ thuộc vào doanh nghiệp. Nếu nhƣ với các nƣớc mức độ cạnh tranh hạn chế thì họ buộc ra nhiều MVNO và cơ quan quản lý nhà nƣớc sẽ phải can thiệp nhiều vào quá trình đàm phán để ép ra MVNO, nhƣng đối với thị trƣờng cạnh tranh nhƣ Việt Nam, việc thành lập MVNO hoàn toàn do nhu cầu của doanh nghiệp.

Có nhiều cách để MVNO có thể tham gia vào thị trƣờng viễn thông, trong đó chiến lƣợc tập trung về giá cƣớc là một cách phổ biến. Việc xuất hiện một mạng di động có giá cƣớc thấp, là yếu tố thúc đẩy cạnh tranh để các mạng di động đang hoạt động điều chỉnh giá cƣớc của mình, đồng thời thúc đẩy họ tìm cách giảm chi phí cũng nhƣ giảm giá cƣớc dịch vụ cung cấp. Điều này giúp giá cƣớc tiệm cận hơn dần với giá thành, và ngƣời tiêu dùng sẽ là đối tƣợng hƣởng lợi.

46

Tuy nhiên, giá cƣớc thấp không phải lúc nào cũng phản ánh giá thành thấp. Đối với các mạng viễn thông lớn, hoàn toàn có thể sử dụng cách thức bán giá cƣớc thấp hơn giá thành để thu hút thuê bao, và MVNO cũng hoàn toàn có thể làm nhƣ vậy. Tuy nhiên, điều này có thể đƣợc hạn chế nhờ sự quản lý giá cƣớc của Nhà nƣớc.

Nguyên tắc quản lý giá cƣớc là Nhà nƣớc tôn trọng quyền tự định giá và cạnh tranh về giá của các doanh nghiệp viễn thông theo cơ chế thị trƣờng, tuy nhiên cần có sự điều tiết của Nhà nƣớc và phải phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời, việc quản lý và quy định giá phải bảo đảm hài hòa quyền lợi hợp pháp của ngƣời dùng, của doanh nghiệp viễn thông với lợi ích của Nhà nƣớc và chủ quyền Quốc gia.

Nhà nƣớc tạo điều kiện cho doanh nghiệp tự chủ trong quyết định giá cƣớc, nhƣng vẫn phải đảm bảo, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh và có các biện pháp để khuyến khích doanh nghiệp mới tham gia thị trƣờng, trong đó có các MVNO.

Trong trƣờng hợp cần thiết, Nhà nƣớc có thể áp dụng hình thức quản lý khác nhau đối với giá cƣớc giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, nhằm điều tiết thị trƣờng viễn thông phát triển lành mạnh. MVNO có thể đƣợc nhận các chính sách ƣu đãi hơn nếu điều đó giúp thúc đẩy thị trƣởng cạnh tranh một cách lành mạnh. Nếu nhƣ giá cƣớc tăng hoặc giảm bất hợp lý so với giá thành, hoặc biến động bất thƣờng so với giá cƣớc dịch vụ trung bình của thị trƣờng, gây mất ổn định thị trƣờng thì cơ quan quản lý sẽ sử dụng biện pháp kiểm soát, bình ổn giá.

Tóm lại, vấn đề quản lý mạng MVNO chỉ phụ thuộc vào nhu cầu thị trƣờng hiện nay. Cần có sự can thiệp bằng các chính sách ƣu đãi của nhà nƣớc hay để tự do theo thị trƣờng quyết định, điều này tuỳ thuộc vào mức độ phát triển của thị trƣờng viễn thông Việt Nam.

47 KẾT LUẬN

Triển khai MVNO ở Việt Nam là một xu hƣớng tất yếu của viễn thông thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hƣớng đó. Tuy nhiên để có thể hình thành và phát triển mạng MVNO tại Việt Nam cần phải vƣợt qua nhiều khó khăn cả chủ quan lẫn khách quan.

Khó khăn về thị trƣờng, về chính sách có thể đƣợc giải quyết bởi định hƣớng của các nhà hoạch định chính sách, với tầm nhìn và định hƣớng phù hợp đối với sự phát triển của viễn thông Việt Nam nói riêng và xu hƣớng công nghệ viễn thông thế giới nói chung.

Trên thế giới có nhiều giải pháp triển khai MVNO khác nhau. Tuy nhiên với vấn đề về giải pháp triển khai hiệu quả là tuỳ thuộc vào mỗi doanh nghiệp quyết định. Nắm bắt đƣợc xu hƣớng thị trƣờng trong nƣớc, xu hƣớng công nghệ thế giới để lựa chọn giải pháp phù hợp là một bài học kinh nghiệm xƣơng máu cần đúc rút từ các điển hình trên thế giới.

Luận văn đã trình bày tổng quan về MVNO, các kinh nghiệm triển khai của một số mạng MVNO tiêu biểu trên thế giới, phân tích tình hình tại Việt Nam và từ đó đƣa ra các khuyến nghị về mô hình triển khai MVNO phù hợp tại Việt Nam, cũng nhƣ đƣa ra ví dụ về ứng dụng công nghệ điện toán đám mây để giải quyết vấn đề chi phí triển khai cho MVNO theo yêu cầu của doanh nghiệp để có thể tham gia thị trƣờng viễn thông một cách thuận lợi.

48

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Thông tin và Truyền thông (2013), Sách trắng Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam năm 2013, Hà Nội.

2. Business Monitor International (2012), Vietnam Telecommunications Report Q1 2013, UK.

3. Mind Commerce (2011), Case Studies from Europe, Asia, Africa and the Middle East: Typical Failure and Successes, USA.

4. Raivio Yrjo and Dave Rushil (2011), Cloud Computing in Mobile Networks – Case MVNO, Department of Computer Science Aalto University, School of Science Espoo, FINLAND.

5. Ericsson (2012), The Telecom Cloud Opportunity, AUSTRALIA.

6. Comarch SA (2010), MVNO Business – Creating a Win-Win Model,

POLAND.

7. Valoris (2008) MVNO Basic, SPAIN.

8. Capgemini (2009) Virtually Mobile Assessing the Opportunity for MVNOs in India.

Một phần của tài liệu Mạng di động ảo MVNO và mô hình triển khai phù hợp tại Việt Nam (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)