3. Kết cấu của luận văn
4.3.1. Phân tích mô hình triển khai phù hợp
Trên thế giới, hiện có 2 kiểu tiếp cận thị trƣờng của MVNO là: chiến lƣợc giá thấp với các dịch vụ cơ bản và chiến lƣợc cung cấp dịch vụ cao cấp. Chiến lƣợc giá thấp đƣợc triển khairộng rãi ở Châu Âu, trong khi dịch vụ cao cấp thƣờng sử dụng tại Mỹ. Ở Châu Âu, MVNO bắt đầu khi thị trƣờng di động hầu nhƣ đã bão hoà, và mục tiêu của MVNO là sử dụng tối ƣu dung lƣợng mạng cũng nhƣ thúc đẩy hơn nữa cạnh tranh. Ngƣợc lại, ở Mỹ, MVNO bắt đầu khi thị trƣờng vẫn chƣa đạt độ bão hoà, và mục tiêu là các dịch vụ tiên tiến, đắt tiền hơn là giá cƣớc thấp. Các công ty có thƣơng hiệu mạnh nhƣ AOL, GM, Warner Brothers, Wal-Mart và ESPN đã cung cấp các dịch vụ MVNO của riêng họ.
39
Cho đến thời điểm hiện tại, mô hình kinh doanh hƣớng đến nội dung nhƣ ở Mỹ về cơ bản thất bại. Nhƣ ví dụ về ESPN, Disney và Amp’d Mobile đã nêu ở mục 2.2.2 trong Chƣơng 2. Đối lập với mô hình dịch vụ cao cấp nhƣ Mỹ, ở Châu Âu đi theo hƣớng dịch vụ giá thấp, và thực tế chứng minh rất nhiều công ty đã thành công. Tuy nhiên, chiến lƣợc này chƣa thể đƣợc coi là mô hình kinh doanh hoàn hảo vì ARPU rất thấp và tỷ lệ khách hành chấm dứt hợp đồng cao. Do các dịch vụ trả trƣớc giá thấp nhắm đến các khách hàng sử dụng ít, nên ARPU không cao. Đồng thời đối với dịch vụ trả trƣớc, có thể dễ dàng chuyển sang nhà cung cấp dịch vụ khác vì họ không cần ký hợp đồng dài hạn.
Ở Việt Nam, theo xu hƣớng thế giới, các mạng MVNO cần áp dụng mô hình tập trung vào chi phí. Tuy nhiên vấn đề lớn nhất là dịch vụ trả trƣớc đã rất phổ biến ở Việt Nam. Điều đó có nghĩa là khó có chỗ đứng cho các nhà khai thác MVNO để triển khai nữa. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là không thể triển khai đƣợc MVNO tại Việt Nam. Để giải quyết đƣợc vấn đề này, cần tập trung giải quyết 3tiêu chí chính: Hệ thống phân phối, Mức độ trung thành của khách hàng, và Tối ƣu hoá lợi nhuận.
Đối với hệ thống phân phối: MVNO yêu cầu một mô hình phân phối hỗn
hợp để có thể tiếp cận đƣợc khách hành một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Do rất ít các nhà khai thác MVNO có các của hàng phân phối riêng, nên họ cần phải phát triển một phƣơng thức phân phói đa kênh. Ví dụ nhƣ mô hình của Ấn Độ, Bharti Airtel, sử dụng các điểm bán hành tạp hoá để làm chi nhánh phân phối. Cách thức này có thể giúp cho các nhà mạng MVNO mới nhanh chóng tiếp cận với các khách hàng tiềm năng theo phân khúc thị trƣờng đã chọn.
Đối với mức độ trung thành của khách hàng: Nhiều nhà khai thác MVNO
trên thế giới muốn tập trung vào việc triển khai và xây dựng mô hình kinh doanh của họ đầu tiên. Điều này thể hiện tầm nhìn ngắn hạn. Một số MVNO nhận ra họ có cơ hội gắn kết khách hàng qua chƣơng trình khách hàng trung thành, và họ xây dựng thành các chƣơng trình giảm giá. Với các sản phẩm phù hợp, thị trƣờng có trọng tâm và chƣơng trình khách hàng trung thành, họ có khả năng giảm lƣợng khách hàng rời bỏ mạng.
Đối với tối ưu hoá lợi nhuận:Nhà khai thác mạng tập trung vào việc tối đa hóa lợi nhuận từ các thuê bao và ARPU tƣơng ứng (Doanh thu bình quân trên mỗi thuê bao). Công thức (1.1)trình bày cáchcơ bản tính lợi nhuận đối với nhà khai thác mạng:
Lợi nhuận = ARPU * số thuê bao - OPEX - CAPEX (1.1) Với:
40
ARPU: (Average Revenue per User) Doanh thu trung bình trên mỗi thuê bao. Để tối đa hóa lợi nhuận, các nhà khai thác mạng cố gắng tăng mức độ sử dụng các dịch vụ bằng cách cung cấp nhiều sản phẩm hơn và chất lƣợng tốt hơn.
Số thuê bao: Số thuê bao bao gồm cả thuê bao hiện có và số thuê bao mục tiêu cho giai đoạn tính toán lợi nhuận. Để tối đa hóa lợi nhuận, các nhà khai thác mạng cố gắng duy trì số thuê bao hiện có và tăng số thuê bao mới bằng sự khác biệt về dịch vụ hoặc giá.
OPEX: (Operational Expendit) Chi phí hoạt động trong đó bao gồm chi phí hành chính, tiếp thị và xây dựng thƣơng hiệu cũng nhƣ chi phí cho nguồn nhân lực.
CAPEX: (Capital Expenditure) Chi phí vốn bao gồm thiết lập mạng, thiết bị, chi phí cho giấy phép. Trong trƣờng hợp của MVNO, lệ phí cho MNOs để có thể sử dụng mạng có thể đƣợc tính là CAPEX. Nhà khai thác mạng thƣờng chia CAPEX trong quá trình 2-5 năm hoạt động của mình. Vấn đề then chốt trong việc triển khai thành công MVNO đó là chi phí vận hành và khai thác mạng MVNO. Có giảm thiểu đƣợc chi phí vận hành và khai thác này, thì các mạng MVNO mới có khả năng đảm bảo doanh thu cũng nhƣ thu hồi vốn đầu tƣ bỏ ra. Có thể nhận thấy chi phí để thiết lập và triển khai mạng MVNO là không nhỏ. Để tăng lợi nhuận, tất cả các nhà khai thác đều tìm mọi cách để giảm thiểu các chi phí này và một trong cách đó, là ứng dụng các công nghệ mới vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Một ví dụ cho việc ứng dụng công nghệ nhằm giải quyết vấn đề trên sẽ đƣợc trình bày tại mục 4.2 sau đây, đó là ứng dụng điện toán đám mây vào mạng viễn thông, cụ thể là công đoạn tính cƣớc.
4.3.2. Định hướng ứng dụng đám mây trong mạng viễn thông
Nhƣ đã đề cập đến tại mục 4.1, chƣơng 4, một trong những yếu tố để triển khai đƣợc hiệu quả một mạng MVNO là tối ƣu hoá lợi nhuận trong kinh doanh.Trong khi triển khai hệ thống MVNO trên đám mây, CAPEX và OPEX là những yếu tố ảnh hƣởng nhiều nhất trong tính toán lợi nhuận MVNO. Rõ ràng từ phƣơng trình tính toán lợi nhuận khi chúng ta giảm CAPEX và OPEX đối với MVNO, lợi nhuận tăng. Khi phân tích các chi phí cho việc chuyển đổi hệ thống MVNO lên đám mây, CAPEX và OPEX là thông số rất quan trọng.
Hệ thống thanh toán bán lẻ thông thƣờng đƣợc tạo thành từ một loạt các dịch vụ lớn và phức tạp, với yêu cầu bảo trì tốn kém và một đội ngũ chuyên gia để duy trì. Hiện nay, Hệ thống này đang chuyển sang một phƣơng pháp hiệu quả và
41
tiết kiệm chi phí hơn với việc ứng dụng điện toán đám mây. Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đang tìm kiếm các lựa chọn khác nhau thúc đẩy thanh toán điện toán đám mây để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của họ, bao gồm: Thanh toán nhƣ một dịch vụ (BaaS), Quản lý dịch vụ và các giải pháp thanh toán dựa trên đám mây cá nhân.
Đối với nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trên thế giới, đây là một thay thế để giảm chi phí, trong khi các hệ thống viễn thông truyền thống đòi hỏi phải có chuyên gia có chuyên môn sâu và phải đƣợc nâng cấp thƣờng xuyên. Giải pháp thanh toán-như-một-dịch vụcó nghĩa là một hệ thống thanh toán đa khách hàng thời gian thực, đƣợc duy trì và điều hành bởi các nhà cung cấp thay vì nhà khai thác viễn thông. Trong thực tế, từ quan điểm của các nhà cung cấp dịch vụ, điều này cung cấp giải pháp chìa khóa trao tay một cách dễ dàng cho toàn bộ quá trình thanh toán; từ kích hoạt tài khoản, tính phí theo thời gian thực, thanh toán, chăm sóc khách hàng và ghi hóa đơn, tất cả các thông tin có thể đƣợc truy cập thông qua "đám mây" từ bất kỳ trình duyệt nào tại bất cứ lúc nào. Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông thậm chí có thể cung cấp dịch vụ điện toán đám mây cho các thuê bao của họ với một cổng thông tin tự chăm sóc khách hàng dựa trên web, nơi họ có thể xem các tài khoản trực tuyến của họ và thay đổi các dịch vụ của họ trong thời gian thực.
Yêu cầu hệ thống thanh toán dựa trên đám mây vƣợt quá vƣợt quá yêu cầu đa khách hàng. Hệ thống cần phải cung cấp sự linh hoạt và khả năng mở rộng để phù hợp với các nhu cầu của thanh toán trong một môi trƣờng doanh nghiệp viễn thông. Nó đòi hỏi hỗ trợ cho tính cƣớc chi tiết, bảng giá động, xử lý khối lƣợng lớn các loại giao dịch khác nhau trong thời gian thực, chia sẻ doanh thu giữa các bên khác nhau, hỗ trợ lập hoá đơn, và kết thúc để kết thúc xử lý với sự can thiệp trực tiếp ít hoặc không có từ nhân viên IT cung cấp dịch vụ.
Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đƣợc hƣởng lợi rất nhiều bằng cách sử dụng giải pháp thanh toán dựa trên đám mây:
Giảm chi phí đầu tƣ CAPEX so với hệ thống thanh toán trên trang web;
Giảm sự phụ thuộc vào từ mạng và nhân viên CNTT để quản lý nâng cấp và liên tục hỗ trợ hệ thống.
Mở rộng quy mô khi cần thiết.
Dễ dàng truy cập thông tin từ xa.
Tập trung tốt hơn vào kinh doanh cốt lõi của nhà điều hành, dẫn đến sản phẩm và dịch vụ đƣợc cải thiện và quản lý thuê bao tốt hơn.
42
Hình thức thanh toán-như-một-dịch vụđƣợc thiết lập trên đám mây lai theo hình thức nền tảng-nhƣ-một-dịch vụ. Trong kiến trúc này, cơ sở dữ liệu vẫn còn trong đám mây riêng vì lý do bảo mật và truy cập dữ liệu. Xử lý công việc thời gian thực và theo lƣợt đều đƣợc thực hiện trên cả trƣờng hợp đám mây riêng và đám mây công cộng. Để xử lý biến động tải, đám mây lai cung cấp khả năng để thiết lập sử dụng điện toán đám mây riêng cho các nhu cầu xử lý bình thƣờng. Nếu tải vƣợt quá khả năng của điện toán đám mây riêng, đám mây công cộng sẽ đƣợc sử dụng khi cần thiết. Cách này sẽ đƣợc lợi về chi phí duy trì hệ thống và cung cấp nền tảng nhiều ngƣời thuê cho các công ty khác nhau. Trƣờng hợp đám mây công cộng sẽ có quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu trên đám mây riêng với mạng đƣợc mã hóa và bảo mật dữ liệu cao. Cân bằng tải và tự động sử dụng đám mây công cộng sẽ giúp quản lý hệ thống dễ dàng hơn. Bảo mật dữ liệu, truy cập, khóa giao dịch và tích hợp API là các lĩnh vực cần đƣợc lƣu ý.
Hình 4.1 cho thấy kiến trúc thực hiện thanh toán-nhƣ-một-dịch vụ. Dữ liệu sử dụng mạng từ MNO tới hệ thống dƣới dạng CDR (Bản ghi dữ liệu cuộc gọi) và IPDR (Bản ghi dữ liệu giao thức internet) thông qua kênh truyền dữ liệu bảo mật cao. Hệ thống trung gian chuyển đổi các dữ liệu sử dụng từ định dạng khác nhau thành một tiêu chuẩn chung và nhập vào cơ sở dữ liệu. Bộ phân cung cấp giá cƣớc sẽ cung cấp giao diện để tính cƣớc các cuộc gọi và dữ liệu lƣu lƣợng truy cập cho các thuê bao. Nó lấy dữ liệu đầu vào từ giá cƣớc sản phẩm và cung cấp cƣớc thực tế từ cơ sở dữ liệu tham khảo. Nó cũng lấy dữ liệu đầu vào liên quan đến khoảng thời gian gọi, địa điểm địa lý của cuộc gọi, chuyển vùng, thời gian và nguồn gốc của cuộc gọi của thuê bao. Nó chuyển đổi các dữ liệu ghi lại cuộc gọi thành dữ liệu tài chính và chuyển vào hệ thống lập hoá đơn. Ở đây trong trƣờng hợp này, điện toán đám mây lai thực hiện tốt công việc vì bộ phận trung gian và giá cƣớc của tải biến động theo các đầu vào đến từ hệ thống bên ngoài. Có thể sử dụng đám mây công cộng để xử lý các bản ghi dữ liệu (xDRs) và không lƣu trữ cơ sở dữ liệu nhạy cảm của khách hàng.
43 Dữ liệu sử dụng Dữ liệu hoá đơn Tiền thanh toán Cổng thanh toán Hoá đơn đến Mạng (dữ liệu đã trừ) Dữ liệu cung cấp Dữ liệu khách hàng Dữ liệu cước Xem Dữ liệu Danh sách sản phẩm Cổng tự phục vụ
Tính cước như là dịch vụ trên đám mây
Thu cước Lập hoá đơn Xuất hoá đơn Điều chỉnh Tính cước Định dạng hoá đơn Phân phối hoá đơn Báo nhận tài khoản
Hình 4.5. Kiến trúc Thanh toán nhƣ một dịch vụ
Hệ thống hóa đơn và thanh toán sau đó phân tích và tính toán chi phí riêng cho cuộc gọi và chi phí định kỳ của thuê bao theo bảng giá cƣớc và các khuyến mãi. Nó cũng tính toán sự giảm giá và thuế đối với các thuê bao theo các quy định hiện tại và chiến dịch tiếp thị hiện có. Sau khi tính toán xong, nó tính giá trị hóa đơn cuối cùng cho thuê bao và chuẩn bị dữ liệu cần thiết cho hóa đơn. Hệ thống ghi hóa đơn lấy tất cả các dữ liệu cần thiết từ hệ thống thanh toán để in và định dạng hoá đơn để in hoặc gửi cho khách hàng bằng các dịch vụ e-mail. Bộ phận in và phân phối hóa đơn sẽ gửi hóa đơn cho khách hàng hoặc bƣu điện. Nó kết nối với hệ thống bên ngoài hoặc cổng thông tin tự phục vụ gửi hóa đơn điện tử cho thuê bao nếu cần thiết.
Các cổng thanh toán nhƣ PayPal...vv đƣợc kết nối với nền tảng thanh toán- nhƣ-một-dịch vụ để khách hàng có thể thanh toán hóa đơn thông qua thẻ tín dụng hoặc chuyển khoản ngân hàng trực tuyến. Các cổng thanh toán nhƣ vậy có thể đƣợc tích hợp với nền tảng tự phục vụ hay CRM. Bộ phận thu tài khoản kết nối với cổng thanh toán tự phục vụ hoặc CRM để thu thập các khoản thanh toán và lệ phí từ khách hàng. Nó lƣu trữ các dữ liệu thanh toán nhận đƣợc cùng với các tham chiếu liên quan đến thông tin thanh toán khác. Bộ phận thu nhận thu thập thông tin thanh toán của thuê bao và gửi lệnh cấm hoặc xoá bỏ lệnh cấm cho các thuê bao vào mạng theo các quy tắc đƣợc quy định trong hệ thống.
44
Danh mục sản phẩm, CRM và cổng thông tin tự phục vụ hoạt động nhƣ hệ thống bên ngoài cho nền tảng thanh toán-như-một-dịch vụvà chúng đƣợc kết nối với các API tới các nền tảng dịch vụ thanh toán. Danh mục sản phẩm cung cấp các dữ liệu liên quan đến khuyến mãi và và dịch vụ tới hệ thống. CRM nhập dữ liệu khách hàng nhƣ tên, địa chỉ, gói cƣớc, khuyến mãi, chiến dịch tiếp thị,...vv vào các hệ thống thanh toán và nhận dữ liệu thanh toán từ nền tảng thanh toán để hiển thị nó cho khách hàng hoặc đại diện dịch vụ khách hàng. Cổng thông tin tự phục vụ lấy dữ liệu hóa đơn hoặc thậm chí các hóa đơn điện tử để hiển thị cho khách hàng trên cổng thông tin dịch vụ web.
Trong tƣơng lai, hệ thống thanh toán có thể có kiến trúc phẳng và nó có thể có thể cung cấp dịch vụ thanh toán mà không cần nhiều tùy biến và thay đổi về cấu hình. Chƣơng trình tính cƣớc trọn gói và trả trƣớc đã phổ biến và đối với trƣờng hợp này không cần đến các hệ thống thanh toán phức tạp. Thanh toán - nhƣ - một - dịch vụ sẽ là một ý tƣởng khả thi ít nhất là cho MVNO quy mô vừa và nhỏ để giảm chi phí hơn nữa. Dịch vụ nên hƣớng tới đa khách hàng, với một phần mềm duy nhất chạy trên một máy chủ, phục vụ nhiều khách hàng. Dịch vụ có thể đƣợc thiết kế trên đám mây để hầu nhƣ ảo hoá phân vùng dữ liệu và cấu hình của nó, và mỗi khách hàng hoạt động với một ứng dụng ảo hoá. Nhà khai thác dịch vụ truyền thống (MNO) có khả năng cung cấp thanh toán nhƣ một dịch vụ để khai thác quy mô vừa và nhỏ khác bởi vì họ đã có kiến thức cần thiết cũng nhƣ hệ thống có sẵn và chỉ cần sử dụng. Thanh toán-như-một-dịch vụ sẽ làm giảm thời gian để gia nhập thị trƣờng và nâng cao lợi nhuận. Việc triển khai dịch vụ thanh toán hoàn toàn trên đám mây mà không phải là một thành phần của BSS làm tối thiểu hoá các thành phần tích hợp trong hệ thống. Dịch vụ thanh