Vùng nhập liệu:

Một phần của tài liệu tiểu luận về chưng cất dầu thô (Trang 41)

Vùng này được thiết kế sao cho quá trình phân tách giữa 2 pha là tốt nhất tương ứng với sự giảm áp suất tối thiểu

Vùng stripping đáy tháp:

Vùng này có chức năng loại bỏ triệt để các thành phần nhẹ mà chúng còn tồn tại trong phần cặn. Dòng lỏng vào vùng stripping chủ yếu là phần không hoá hơi của nguyên liệu và phần dầu cặn đi xuống từ vùng rửa.

Cấu tạo thân tháp thường chia làm 5 vùng :

Vùng stripping đáy tháp:

Vùng này có chức năng loại bỏ triệt để các thành phần nhẹ mà chúng còn tồn tại trong phần cặn. Dòng lỏng vào vùng stripping chủ yếu là phần không hoá hơi của nguyên liệu và phần dầu cặn đi xuống từ vùng rửa. Trong mọi trường hợp cần dùng hơi quá nhiệt nhằm tránh sự tạo hoá hơi mạnh của hơi nước nếu là hơi nước bão hoà, do nhiệt độ hơi stripping luôn nhỏ hơn nhiệt độ ở đáy tháp (370o).

Vùng này hoạt động theo nguyên tắc giảm áp suất riêng phần của hydrocacbon bằng cách bơm hơi nước quá nhiệt vào tháp. Ở điều kiện nhiệt độ bình thường, chỉ có hơi hydrocacbon nhẹ gây nên áp suất riêng phần lớn nên hydrocacbon dễ tan trong cặn làm thất thoát nguyên liệu. Khi bơm hơi quá nhiệt vào tháp, hơi nước có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ đáy tháp nên sẽ nhận thêm nhiệt của cặn và trở nên quá nhiệt hơn nữa, đồng thời hơi nước này sẽ tạo thành hỗn hợp chất lỏn không tan với hydrocacbone, kéo phần lớn hơi hydrocacbone nhẹ lên đĩa trên, làm giảm lượng hydrocacbon có mặt trên tầng đĩa đó, vì vậy sẽ làm giảm áp suất riêng phần của hydrocacbon, từ đó lượng hydrocacbon tan trong phần cặn giảm dẫn đến giảm lượng sản phẩm nhẹ thất thoát.

Vùng stripping thường có 3-6 đĩa, thường là đĩa vanne.

Vùng nhập liệu:

Vùng này được thiết kế sao cho quá trình phân tách giữa 2 pha là tốt nhất tương ứng với sự giảm áp suất tối thiểu. Vì nếu nguyên liệu được đưa vào tháp có

áp suất lớn trong khi đó áp suất trong tháp lại thấp sẽ làm hoá hơi một lượng lớn chất lỏng trong nguyên liệu làm mất cân bằng của tháp.

Có hai kiểu nhập liệu:

-bơm dầu thô vào theo phương tiếp tuyến với thân tháp.

-sử dụng bộ phận phân phối có cánh dẫn liệu đi vào tháp theo phương hướng trục.

Vùng rửa:

Vùng này nhằm mục đích rửa, thu hồi lại vào pha lỏng được nhiều nhất các cấu tử nặng, bẩn có trong nguyên liệu đi vào tháp bằng cách cho tiếp xúc giữa dầu rửa GO nặng từ đĩa phía trên với pha hơi đi lên từ vùng nhập liệu.

Vùng phân tách:

Hiệu suất của tháp phụ thuộc rất nhiều vào cấu trúc của vùng này. Ngày nay, người ta thường sử dụng đệm cấu trúc vì đệm cho hiệu quả trao đổi pha rất cao.

Vùng hồi lưu tuần hoàn:

Vùng hồi lưu tuần hoàn đặc trưng bởi lượng lỏng rất lớn và sự biến đổi lớn về dòng hơi: giảm mạnh từ thấp đến cao. Vùng này có khoảng 2-3 đĩa lý thuyết, khoảng cách giữa các đĩa là rất lớn để có thể thu hồi lượng nhiệt tối đa.

Một phần của tài liệu tiểu luận về chưng cất dầu thô (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w