Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Kiểm kê, đánh giá các loài cá ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại ở hai huyện mê linh, sóc sơn (hà nội) và đề xuất biện pháp quản lý (Trang 38)

a. Dân số và xã hội

 Dân số của huyện Mê Linh tính đến ngày 01/11/2013 có khoảng 197.000 người. Mật độ dân số trung bình là 1.387 người/1 km2.. Dân số đô thị khoảng 20.000 người chiếm 10,15%, dân số nông thôn khoảng 177.000 người chiếm khoảng 89,85%. Số người trong độ tuổi lao động khoảng 102.000 người chiếm khoảng 51,77% số dân.

Huyện có những chuyển biến tích cực trong lĩnh vực xã hội mũi nhọn, nhiều chỉ tiêu xã hội đạt cao và về trước kế hoạch như: chất lượng giáo dục được nâng cao; tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh (từ 17% năm 2005 xuống còn 9,36% năm 2010); mức hưởng thụ các dịch vụ y tế, VHTT, tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước [13, 40].

Sơn là 294.143 người với 69.877 hộ. Mật độ dân số bình quân của huyện là 959 người/1 km2, phân bố không đồng đều. Mật độ dân số cao ở thị trấn và các xã ven quốc lộ 2, 3, đường 131, trong đó cao nhất ở thị xã Sóc Sơn với 5.063 người/1 km2, Phù Lỗ: 2.116 người/1 km2. Mật độ dân số thấp nhất ở các xã khu vực miền núi như Bắc Sơn: 386 người/1 km2, Nam Sơn: 280 người/1 km2. Dân số nông thôn khoảng 250.198 người chiếm khoảng 85,06%; dân số đô thị khoảng 42945 người chiếm khoảng 14,94%. Dân số huyện có cơ cấu trẻ, tỷ lệ dân số dưới độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động ở mức thấp so với cả nước, Số người trong độ tuổi lao động khoảng 199.134 người, chiếm khoảng 67,7% dân số [14, 41].

b. Phát triển kinh tế

Huyện Mê Linh:

Quá trình phát triển kinh tế của huyện Mê Linh trong thời gian qua gắn liền với quá trình đô thị hóa theo quyết định 208/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ (Định hướng Quy hoạch chung xây dựng đô thị mới Mê Linh đến năm 2020) và đặc biệt là kế hoạch triển khai xây dựng nông thôn mới đến năm 2014.

Tăng trưởng kinh tế đạt mức cao, bình quân 20,8% / năm trong giai đoạn 2006 - 2010, gấp 1,6 lần tốc độ tăng chung của toàn thành phố Hà Nội. Năm 2010, tổng GTSX trên địa bàn đạt trên 10.700 tỷ đồng, bình quân đầu người trên 55 triệu đồng/năm.

Tuy nhiên quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa làm cho người lao động khó khăn trong chuyển đổi nghề; nhiều thách thức về xã hội và việc làm nảy sinh với người nông dân bị mất đất sản xuất [13, 40].

Phát triển kinh tế của ngành công nghiệp:

Ngành công nghiệp của huyện Mê Linh phát triển với một quy mô lớn, cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội được đầu tư, nâng cấp. Trên địa bàn đã hình thành các khu công nghiệp, trung tâm thương mại hiện đại (khu công nghiệp Quang Minh I, Trung tâm thương mại Mê Linh Plaza và đang xây dựng khu công nghiệp Quang Minh II); hạ tầng vùng nông thôn được cải thiện đáng kể. Một số khu đô thị đã hình thành và đang trong quá trình xây dựng và hoàn chỉnh như Long Việt, Hà Phong, Vinaconex 2… trên địa bàn thị trấn Chi Đông, Quang Minh và xã Tiền Phong, giúp bộ mặt

nông thôn của Huyện thay đổi theo hướng hiện đại.

Đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng GTSX giai đoạn 2006 – 2010 là ngành công nghiệp, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt đến 26,7%/năm.

Giai đoạn 2006- 2010, cơ cấu đã có sự chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng từ 76,3% năm 2005 lên 86,7% năm 2010. Nhiều sản phẩm công nghiệp mới có giá trị kinh tế cao được mở ra và phát triển khá mạnh như: lắp ráp ô tô, linh kiện điện tử, dược, sắt thép, bia…

Phát triển kinh tế của ngành nông nghiệp – thủy sản

Hiện nay huyện Mê Linh có diện tích khoảng 14.000ha, trong đó diện tích sản xuất nông nghiệp hơn 8.000ha, dân số gần 20.000 người. Trong công tác xây dựng quy hoạch, Mê Linh chú trọng đến quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp; quy hoạch thủy lợi; chăn nuôi; thủy sản…

Tuy nhiên, trong giai đoạn 2006-2010, cơ cấu ngành đã có sự chuyển dịch, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp từ 19,7% xuống 10,2%.

Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp thay đổi theo hướng hình thành các vùng trồng hoa, rau rõ nét hơn. Một trong những lợi thế của huyện Mê Linh là phát triển nghề trồng hoa ở xã Mê Linh, Tiền Phong, Tráng Việt… Tuy nhiên, sau khi điều chỉnh quy hoạch, một số diện tích trồng hoa cũ sẽ phải nhường chỗ cho các dự án khác. Huyện Mê Linh sẽ quy hoạch khoảng hơn 300ha ở xã Tráng Việt để trồng hoa, nhằm “bù” lại số diện tích trồng hoa sẽ cắt làm dự án khác tại xã Mê Linh và Tiền Phong.

Để từng bước nâng cao đời sống người dân, tùy theo đặc điểm, thế mạnh của từng xã mà huyện có những chỉ đạo để phát triển sản xuất. Quan điểm phát triển sản xuất của huyện là phát triển sản xuất hàng hóa, đưa các giống mới chất lượng, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Điển hình là mô hình 100ha trồng lúa hàng hóa chất lượng cao ở xã Liên Mạc và mô hình trồng lúa giống mới BC16, PC6, RVT… ở xã Tam Đồng, Kim Hoa, Hoàng Kim, Tiến Thịnh… Ngoài ra, còn có các mô hình trồng hoa chất lượng cao với diện tích 12ha và mô hình trồng chuối tiêu hồng ở xã Văn Khê [13, 40].

Huyện Sóc Sơn:

Trong những năm qua, kinh tế trên địa bàn của huyện có bước tăng trưởng nhanh liên tục. Tổng GTSX trên địa bàn huyện tăng từ 2.015 tỷ đồng năm 2000 lên 12.427 tỷ đổng năm 2006 và đạt 33.055,7 tỷ đồng năm 2010 (theo giá hiện hành). Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2009 – 2010 đạt tới 12% / năm. Kinh tế do huyện quản lý tăng từ 3.345 tỷ đồng năm 2007 lên 5.272 tỷ đồng năm 2010.

Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng tăng từ 43,91% năm 2000 lên 81,09% vào năm 2010; ngành nông – lâm nghiệp, thủy sản giảm từ 12,96% năm 2000 xuống còn 3,62% vào năm 2010.

Cơ cấu theo thành phần kinh tế cũng có sự chuyển biến tích cực, kinh tế khu vực ngoài quốc doanh đặc biệt khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh góp phần quan trọng giải quyết việc làm cho lao động huyện, thúc đẩy phát triển nhanh kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ còn nhiều hạn chế, công nghiệp, dịch vụ chủ yếu phát triển ở các xã, thị trấn khu vực đồng bằng có hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển gắn với các tuyến giao thông đối ngoại chính của huyện như Quốc lộ 2, 3, và đường 131 [14, 41].

Phát triển kinh tế của ngành công nghiệp:

Trong những năm gần đây, quy mô GTSX công nghiệp Sóc Sơn liên tục tăng cao, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 23,55% hàng năm giai đoạn 2002 – 2010.

Về mặt giá trị, quy mô sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện Sóc Sơn trong giai đoạn 2002 – 2010 đã có sự tăng trưởng đại nhảy vọt, với quy mô tăng lên 36,8 lần (theo giá tri thực tế). GTSX công nghiệp tăng từ 690 tỷ đồng năm 2000 lên 9.938 tỷ đồng năm 2006, 18.031 tỷ đồng năm 2008 và 25.395 tỷ đồng năm 2010.

Về mặt tốc độ tăng trưởng, sự phát triển của công nghiệp Sóc Sơn có thể chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 2002 – 2005, GTSX công nghiệp trên địa bàn đạt tốc độ rất cao ở mức 32,57% / năm. Tốc độ tăng trưởng GTSX công nghiệp giảm mạnh trong giai đoạn 2006 – 2010, đạt mức 15,25% / năm. Điều này cho thấy sự phát triển kinh tế của huyện Sóc Sơn phụ thuộc rất lớn vào lĩnh vực công nghiệp.

Phát triển kinh tế của ngành nông nghiệp – thủy sản

Khu vực nông nghiệp thời gian qua có sự tăng trưởng ổn định, nhưng chậm so với các ngành kinh tế khác. GTSX nông nghiệp tăng từ 261 tỷ đồng năm 2000 tăng lên 518 tỷ đồng năm 2006, đạt 1.113 tỷ đồng năm 2010 (theo giá trị thực tế), bình quân tăng 3,05 % / năm. Về mặt tương đối, đóng góp của nông nghiệp vào GTSX trên địa bàn đã giảm mạnh từ gần 13 % tổng GTSX trên toàn huyện năm 2000 xuống còn 4,17 % năm 2006 và 3,62 % năm 2010.

Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ nông nghiệp của huyện những năm 2001 – 2010 diễn ra theo xu hướng tương đối chậm, tỷ trọng GTSX ngành trồng trọt, lâm nghiệp giảm chậm, ngành chăn nuôi tăng nhẹ 3%.

Tình hình phát triển ngành trồng trọt: Hiện tại trồng trọt chiếm 51,04% tổng GTSX ngành nông nghiệp. Diện tích của cây lúa, cây ngô đã giảm xuống; diện tích trồng rau các loại tăng bình quân giai đoạn 2001 – 2010 từ 1.094 ha lên đến 1.436 ha; giai đoạn 2006 – 2009 sản lượng các loại rau hàng năm tăng bình quân 1,54%; năng suất cây lúa, cây ngô, cây rau đều tăng, trung bình mỗi năm tăng lên 1,8%.

Tình hình phát triển ngành chăn nuôi: GTSX ngành chăn nuôi tăng từ 140 tỷ đồng năm 2003 lên đến 479 tỷ đồng năm 2009 (giá trị thực tế), đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 4,46% / năm và chiếm tỷ trọng 46,82% trong GTSX ngành nông nghiệp.

Tình hình phát triển ngành thủy sản: Sóc Sơn là huyện có diện tích mặt nước khá lớn cho nuôi trồng thủy sản và nhiều hồ đập lớn nhỏ, nhưng ngành thủy sản của Sóc Sơn chưa phát triển mạnh, chưa khai thác hiệu quả diện tích thủy vực cho nuôi trồng thủy sản [14, 41].

Một phần của tài liệu Kiểm kê, đánh giá các loài cá ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại ở hai huyện mê linh, sóc sơn (hà nội) và đề xuất biện pháp quản lý (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)