Xuất các biện pháp quản lý các loài cá ngoại lai xâm hại và có nguy cơ

Một phần của tài liệu Kiểm kê, đánh giá các loài cá ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại ở hai huyện mê linh, sóc sơn (hà nội) và đề xuất biện pháp quản lý (Trang 65)

nguy cơ xâm hại ở hai huyên Mê Linh và Sóc Sơn

- Tăng cường công tác tuyên truyền tới người dân:

Hai huyện phải tiếp tục tuyên truyền các tác hại của SVNLXH và có nguy cơ xâm hại tới người dân. Ngoài các buổi tập huấn của các cán bộ huyện, nên gợi ý cho cán bộ xã, hợp tác xã tổ chức các buổi tập huấn riêng cho người dân. Biện pháp tuyên truyền là ngoài tập huấn, nên tăng cường phát các tờ rơi ảnh màu có in hình các loài cá ngoại lai xâm hại, và có nguy cơ xâm hại để người dân dễ nhận biết. - Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn:

Huyện cần xây dựng chương trình đào tạo tập huấn tới các cán bộ cấp xã, hợp tác xã về các vấn đề liên quan đến sinh vật ngoại lai nói chung, các loài cá ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại nói riêng. Quan trọng nhất là chủ động phát hiện và phòng trừ các loài cá ngoại lai xâm hại.

- Tăng cường công tác tiếp nhận thông tin và cảnh báo:

Cán bộ thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường và phòng Nông nghiệp của huyện cần phải chủ động thu thập các thông tin qua báo đài, qua phản ánh của các cán bộ cấp xã và người dân về các loài cá ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại. Tiếp nhận các thông tin sớm nhất để có thể đưa ra các khuyến cáo, cảnh báo cho người dân, đồng thời báo cáo kịp lên cấp trên để có biện pháp phù hợp, tránh trường hợp khi loài cá bản địa bị xâm hại nặng mới đi tìm giải pháp.

- Đề xuất cảnh báo:

Qua quá trình nghiên cứu, điều tra thực địa, cho thấy, loài cá rô phi đen xuất hiện nhiều ở cả hai huyện Mê Linh và Sóc Sơn. Đặc biệt, ở huyện Sóc Sơn, cá rô phi đen đã xuất hiện ở hệ sinh thái nông nghiệp. Do loài này dễ nuôi, nhanh thu hoạch và cho sản lượng cao nên là đối tượng được khá nhiều hộ dân nuôi để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, cá rô phi đen là loài ăn tạp, có phổ thức ăn rộng, thích nghi tốt với điều kiện sinh thái của Việt Nam, nên đã tạo điều kiện cho chúng càng phát triển nhanh, có thể sinh sản tốt và tạo được quần thể ngoài tự nhiên. Do vậy, cần cảnh báo với người dân hạn chế nuôi, kiểm soát chặt.

Các loài cá chim trắng, cá trê phi, cá trôi Nam Mỹ là các loài cá đang được nuôi làm thực phẩm, làm cảnh có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên cần khuyến cáo bà con nông dân nuôi khoanh vùng, tránh trường hợp thoát ra ngoài tự nhiên gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái và loài bản địa.

- Đề xuất tiêu diệt:

Qua quá trình nghiên cứu, điều tra thực địa, nhận thấy, loài cá tỳ bà lớn xuất hiện ở cả hai huyện Mê Linh và Sóc Sơn; loài cá tỳ bà xuất hiện ở huyện Sóc Sơn. Cả hai loài này đã phát tán và lập được quần thể ngoài tự nhiên. Do các đặc điểm sinh học và điều kiện tự nhiên thuận lợi nên hai loài này xuất hiện khá nhiều. Do vậy cần có biện pháp diệt trừ hai loài gấp nếu không sẽ gây ảnh hưởng nặng nề tới các loài cá bản địa.

Biện pháp phòng trừ và tiêu diệt như sau:  Biện pháp phòng trừ:

Tuyên truyền tới người dân về mật độ, sự nguy hại của hai loài cá này

Đề nghị với cán bộ cấp trên công bố lệnh tiêu diệt chúng trên địa bàn hai huyện và đề nghị các quận huyện lân cận có biện pháp ngăn chặn không cho chúng phát tán sang thủy vực trên địa bàn.

 Biện pháp tiêu diệt:

Ưu tiên các biện pháp thân thiện với môi trường, sử dụng các biện pháp đơn giản, nhưng hiệu quả

 Tiêu diệt bằng phương pháp thủ công:

Người dân có thể đánh bắt, rồi tiêu hủy bằng các hình thức chôn làm phân bón giúp cải tạo đất, hoặc có thể nấu nhừ làm thức ăn cho gia súc.

Huyện có thể trợ giúp người dân tiêu diệt thủ công bằng cách thu mua với giá rẻ, khuyến khích người dân tiêu diệt thông qua khen thưởng các cá nhân làm tốt.

 Tiêu diệt bằng phương pháp hóa học:

Trường hợp thật cần thiết, có thể tiêu diệt bằng phương pháp hóa học, nhưng cần hạn chế, tránh trường hợp hủy hoại đến hệ sinh thái.

KẾT LUẬN

1. Hai huyện Mê Linh và Sóc Sơn là hai huyện ngoại thành, có hệ thống sông, hồ và đầm khá phong phú; khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa trung bình/ năm lớn, nên tạo điều kiện thuận lợi cho các loài cá ngoại lai sinh sống và phát triển.

2. Huyện Mê Linh có 7 kiểu hình hệ sinh thái tự nhiên, trong đó có 5 HST

xuất hiện các loài cá ngoại lai xâm hại. Theo “Thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT- BTNMT-BNNPTNT”, có 6 loài ngoại lai xâm hại và 5 loài ngoại lai có nguy cơ xâm

hại, thì trong địa bàn huyện Mê Linh xuất hiện 1 loài ngoại lai xâm hại là cá tỳ bà lớn và 4 loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại là cá rô phi đen, cá chim trắng toàn thân, cá trê phi và cá trôi Nam Mỹ.

3. Huyện Sóc Sơn có 11 kiểu hình hệ sinh thái tự nhiên, trong đó có 7 HST

xuất hiện cá ngoại lai xâm hại. Theo “Thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT- BNNPTNT”, có 6 loài ngoại lai xâm hại và 5 loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại, địa

bàn huyện Sóc Sơn xuất hiện 2 loài ngoại lai xâm hại cá tỳ bà và cá tỳ bà lớn; 4 loài ngoại lai có nguy cư xâm hại là cá rô phi đen, cá chim trắng toàn thân, cá trê phi và cá trôi Nam Mỹ

4. Đã xác định được các thông tin sinh thái chính như sự có mặt, chưa có măt của tất cả các loài cá ngoại lai xâm hại trong các các kiểu hệ sinh thái của hai huyện, đã hoặc chưa thiết lập quần thể ngoài tự nhiên, con đường và thời gian xâm nhập, và các tác động của chúng đối với ĐDSH bản địa.

5. Đã cung cấp đặc điểm sinh học, sinh thái đối với các loài cá ngoại lai xâm hại, có nguy cơ xâm hại có mặt trên địa bàn hai huyện

6. Đã đề xuất các biện pháp quản lý cũng như kiểm soát, phòng ngừa, tiêu diệt các loài SVNLXH và có nguy cơ xâm hại có mặt trên địa bàn hai huyện

KIẾN NGHỊ

1. Đề xuất các cấp hỗ trợ hai huyện ưu tiên thực hiện các biện pháp quản lý các loài cá ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại ở hai huyên Mê Linh và Sóc Sơn đã được đề xuất.

2. Tiếp tục nghiên cứu kỹ hơn về các đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài cá ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại.

3. Nghiên cứu mối quan hệ của các loài cá ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại đối với các loài cá bản địa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Mê Linh (2010), Lịch sử Đảng bộ và nhân dân huyện Mê Linh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Sóc Sơn (2011), Lịch sử Đảng bộ và nhân dân huyện Sóc Sơn (1930-2010), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Thông tư quy định tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và ban hành Danh mục loài ngoại lai xâm hại. Số 22/2011/TT-BTNMT, ngày 01 tháng 7 năm 2011, Hà Nội.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013), Tài liệu đào tạo tăng cường năng lực quản lý sinh vật ngoại lai, Hội thảo tăng cường công tác quản lý về sinh vật

ngoại lai xâm hại ở Việt Nam, Hà Nội.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

(2013), Thông tư liên tịch Quy định tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và ban hành Danh mục loài ngoại lai xâm hại. Số 27/2013/TTLT-BTNMT- BNNPTNT, ngày 26 tháng 9 năm 2013, Hà Nội.

6. Cục Bảo tồn Đa dạng sinh học (2013), Thông tin về các loài cá ngoại lai xâm hại ưu tiên phòng ngừa và tiêu diệt, Hà Nội.

7. Cục Bảo vệ Môi trường (2003), Danh sách 100 loài sinh vật xâm hại nguy hiểm nhất trên thế giới, Hà Nội. (Sách dịch)

8. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (2005), Sổ tay tra cứu sông kênh, Hà Nội

9. Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (2009), Đánh giá tác động của các loài thủy sinh vật nhập nội đến đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản,

Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài: Đánh giá tác động của các loài thủy sinh vật nhập nội đến đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản, Hà Nội.

10.Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (2009), Atlat các loài động vật thủy sinh lạ xâm nhập thủy vực Việt Nam, Hà Nội.

11. Nguyễn Văn Hảo, Phạm Đức Lương, Vũ Thị Hồng Nguyên (2011), “Xác định tên khoa học, tên tiếng việt và đặc điểm hình tái của "cá trôi Trường

Giang" đang nuôi tại Việt Nam”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (kỳ 1 tháng 1/2011), Trang 57-61, Hà Nội.

12. I.F.Pravdin ( Phạm Thị Minh Giang dịch, 1973), Hướng dẫn nghiên cứu cá,

NXB Khoa học kĩ thuật, Hà Nội.

13. Phòng Kinh tế huyện Mê Linh (2010), Báo cáo tổng kết tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Mê Linh, Mê Linh (Hà Nội).

14. Phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn (2010), Báo cáo tổng kết tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Sóc Sơn, Sóc Sơn (Hà Nội).

15. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật thủy sản, Hà Nội.

16. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2008), Luật đa dạng sinh học, Hà Nội.

17. Phạm Anh Tuấn (2002), Đánh giá tình trạng di nhập các sinh vật thủy sinh ngoài lãnh thổ nhập vào Việt Nam, Cục Môi trường, Hà Nội.

18. Mai Đình Yên (2005), Sinh vật thủy sinh ngoại lai (Bài giảng chuyên đề cao

học ngành Sinh thái học)- Đại học khoa học tự nhiên Hà Nội, Hà Nội.

19. Mai Đình Yên, Lê Thiết Bình, Nguyễn Việt Cường, (2005), “Hiện trạng các loài Động vật thủy sinh lạ xâm nhập và tình hình phân bố của chúng tại Việt

Nam”, Hội thảo quốc gia về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần 1, Hà Nội.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

20. Anonymous (1976), The Convention on Conservation of Nature in the South Pacific, Apia (Samoa).

21. Anonymous (1979), Convention on the Conservation of European Wildlife and Natural Habitats, Berne.

22. Anonymous (1989), Protocol for the Conservation and Management of Protected Marine and Coastal Areas of the South East Pacific, Paipa

(Colombia).

24. Anonymous (1998), “Stocking and Introduction of fish”, Fishing news books,

Seattle (Washington).

25. Anonymous (2000), “The 100 of the World worst invasive alien species”, IUCN, New Zealand.

26. Anonymous (2003), “The impacts of Introduction and stocking of Exotic

species in the Mekong basin and Policies for their control”, MRC Technical paper, No. 9.

27. Baluyut, E.A.(1999), “Introduction and fish stocking in lakes and reservoirs

in South East Asia”, Fish and fisheries of lakes and reservoirs in Southeast Asia and Africa (W.L.T. van Densen & M.J. Morris, eds.), pp. 117 - 141.

Westbury Publishing, Otley- United Kingdom.

28. Chavalit Vidthayanon (2005), “Aquatic alien species in Thailand”,

International mechanisms for the control and responsible use of alien species in aquatic ecosystems, No. 113-119, Rome.

29. Le Thanh Luu, Nguyen Van Thanh (2005), “Vietnam national report on alien species”, International mechanisms for the control and responsible use of alien species in aquatic ecosystems, No. 123-126, FAO, Rome.

30. Mai Dinh Yen, Le Thiet Binh (2012), “Preliminary Impacts Assessment of Alien Aquatic animals/ fishes on Aquatic Biodiversity and Native fishes in Aquaculture of VietNam” – Suggestions the Measures of Management them. 13th World lake Conference. Wuhan. R.P. China

31. McNeely, J.A. and others (2001), Global strategy on Invasive alien species GISP. IUCN. Document

32. Rainboth, W.J (1996), “Fishes of the Cambodian Mekong”. FAO Species Identification Field Guide for Fishery Purposes. No. 265, FAO, Rome.

33. Sam Nuov, Hav Viseth and Ouk Vibol (2005), Present status of alien species

in aquaculture and aquatic ecosystem in Cambodia, International mechanisms for the control and responsible use of alien species in aquatic ecosystems,

34. Sifa, L. (2005), “Introduction and managem ent of alien aquatic species in China”, International mechanisms for the control and responsible use of alien species in aquatic ecosystems, No. 87-98, FAO, Rome.

35. T. Monina, Uriarte (2005), “Some introduced alien species in the Philippines and their effects on ecosystems”, Developing an Asia-Pacific strategy for forest invasive species, No. 81-83, (Report of the Asia-Pacific Forest Invasive

Species Network Workshop 22–25 February 2005), Ho Chi Minh City, Viet Nam

36. U Hla Win (2005), “Alien aquatic species in Myanmar”, International mechanisms for the control and responsible use of alien species in aquatic ecosystems, No. 105-112, FAO, Rome.

37. Welcomme R.L (1984), International introduction of inland aquatic species.

FAO Fisheries technical paper No. 294, Rome.

WEBSITE THAM KHẢO

38. http://conventions.coe.int/Treaty/en/Treaties/html/104.htm 39. http://conventions.coe.int/Treaty/en/Treaties/Word/104.doc 40. http://melinh.hanoi.gov.vn/ 41. http://socson.hanoi.gov.vn/socson/portal/ 42. http://www.cbd.int/convention/text/default.shtml 43. http://www.fao.org/home/en/ 44. http://www.fishbase.org 45. http://www.ria1.org/projects/datagenbank/home.htm 46. http://www.sprep.org/attachments/legal/ApiaConvention.pdf 47. http://www2.unitar.org/cwm/publications/cbl/synergy/pdf/cat3/UNEP_region al_seas/convention_lima/protocol_conservation.pdf

Phụ lục 1

PHIẾU ĐIỀU TRA

THÔNG TIN VỀ CÁ NGOẠI LAI XÂM HẠI VÀ CÓ NGUY CƠ XÂM HẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH

Số phiếu: ...

I. Các thông tin chung:

1. Họ và tên người xin ý kiến phỏng vấn: ... 2. Tuổi: ... 3. Giới tính:……….4.Trình độ: ………..5. Nghề nghiệp:……... 6. Đơn vị công tác: ... 7. Địa chỉ (thôn/ xã/ Huyện, thị trấn): ... II. Nội dung điều tra/ phỏng vấn

8. Nhóm các loài cá ngoại lai xâm hại biết đã biết theo Thông tư liên tịch số 27/2013/ TTLT-BTNMT-BNNPTNT

STT Tên Việt Nam Có Không

1 Cá tỳ bà lớn (Cá dọn bể lớn) 2 Cá tỳ bà bé (Cá dọn bể bé) 3 Cá trê phi 4 Cá ăn muỗi 5 Cá vược miệng bé 6 Cá vược miệng rộng 7 Cá hổ

8 Cá Romo Trung Quốc

9. Nhóm các loài cá ngoại lai có nguy cơ xâm hại đã biết theo “Thông tư liên tịch số 27/2013/ TTLT-BTNMT-BNNPTNT”

STT Tên Việt Nam Có Không

1 Cá rô phi đen

2 Cá hoàng đế

3 Cá tiểu bạc

4 Cá trôi Nam Mỹ

Phụ lục 2:

Mẫu bảng hỏi phỏng vấn về từng loài cá ngoại lai

Chọn loài ngoại lai có mặt để phỏng vấn:

Loài: ... 1. Nguyên nhân có mặt: Do con người Không do con người 2. Thời gian có mặt

Tháng 1-3 Tháng 4-6 Tháng 7-9 Tháng 10-12 3. Nơi sinh sống (nước) : Nước chảy Nước đứng 4. Nơi sinh sống (cạn): Rừng Ruộng Vườn Nhà ở 5. Nơi bắt gặp : Nhà hàng Khu chợ địa phương 6. Thức ăn: Thực vật Động vật Tạp 7. Tuổi thọ: Một năm Nhiều năm

8. Sinh sản: Đẻ ở nơi sinh sống Di cư đi nơi khác đẻ 9. Tần số gặp ở địa phương: Ít Nhiều

10. Cạnh tranh thức ăn Cạnh tranh nơi ở Không cạnh tranh 11. Lai tạp với loài bản địa Không lai tạp với loài bản địa 12. Tác động xấu tới môi trường Không tác động xấu đến môi trường 13. Mang theo ký sinh trùng, dịch bệnh : Có Không 14. Giá trị kinh tế xã hội của loài ngoại lai ở địa phương

Sản xuất lương thực, thực phẩm

Không sản xuất lương thực, thực phẩm

Làm thuốc Không làm thuốc Làm cảnh Không làm cảnh

Mục đích khác (ghi rõ ... ) 15. Đánh giá : Tiêu cực Tích cực Ý kiến khác 16. Nên tiêu diệt Khuyến khích phát triển

17. Nếu phải tiêu diệt biện pháp tiêu diệt sẽ là :

Dùng thuốc hóa chất Bắt , đánh lưới (thủ công) 18. Đánh giá của chính quyền địa phương đối với loài cá ngoại lai :

Tốt Xấu

19. Ông/ Bà cho biết có loài cá ngoại lai nào khác ngoài danh sách trên nghi vấn có hại:

Loài 1: ... Loài 2: ... Loài 3: ... 20. Đề xuất của Ông / Bà để giảm thiểu loài cá ngoại lai xâm hại tại địa phương? Giám sát chặt chẽ Biện pháp khác

Xin chân thành cảm ơn Ông / Bà đã đóng góp ý kiến!

Một phần của tài liệu Kiểm kê, đánh giá các loài cá ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại ở hai huyện mê linh, sóc sơn (hà nội) và đề xuất biện pháp quản lý (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)