Vị trí địa lý, địa hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự sinh trưởng của giống cao su ian873 tại xã noong hẻo huyện sìn hồ tỉnh lai châu (LV01295) (Trang 33)

4. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Vị trí địa lý, địa hình

Vị trí địa lý của xã Noong Hẻo nằm trên huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.

Huyện Sìn Hồ phía bắc giáp tỉnh Vân Nam – Trung Quốc, phía nam giáp tỉnh Điện Biên, phía đông giáp thị xã Lai Châu và huyện Tam Đường, phía tây giáp huyện Mường Tè. Tổng diện tích của huyện là: 1.907,266km2, có 23 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Pa Tần, Nậm Ban, Hồng Thu, Phìn Hồ, Tả Phìn, Phăng Xô Lin, Sà Dề Phìn, Tả Ngảo, Làng Mô, Tủa Sín Chải, Ma Quai, Nậm Tăm, Nậm Cha, Noong Hẻo, Pu Sam Cáp, Căn Co, Nậm Mạ, Nậm Cuổi, Nậm Hăn, Lê Lợi, Chăn Nưa, Pú Đao và thị trấn Sìn Hồ.

Về địa hình của vùng, theo tài liệu điều tra, khảo sát của huyện cung cấp, địa hình của vùng có dạng như sau:

Địa hình được tạo thành gồm các hệ tầng trầm tích. Bề dày của các hệ trầm tích này rất dày, dao động từ 110 – 260m với các tập đá trầm tích rất phong phú như đá phiến sét sericit hóa, đá phiến sét màu đen, màu nâu tím đỏ, các trầm tích phun trào… Quá trình phong hóa lâu dài đã tạo cho vùng có địa hình rất phức tạp, đa dạng với lớp thổ nhưỡng rất dày. Địa hình chủ yếu

của vùng là núi thấp, trung bình nằm ở độ cao dưới 600m so với mực nước biển và bị chia cắt thành ba vùng gồm: vùng cao nguyên Tả Phìn, vùng thấp Pa Há, vùng biên giới và dọc sông Nậm Na [2], [11].

Về đất đai, phần lớn diện tích là đất Feralit có độ sâu tầng đất lớn hơn 2m, hàm lượng dinh dưỡng đạt mức trung bình (ở tầng đất mặt hàm lượng mùn đạt 5,34%, hàm lượng đạm tổng số đạt cao 0,31%. Hàm lượng lân tổng số và lân dễ tiêu đều đạt trung bình còn kali tổng số khá cao) và hàng năm bị xói mòn rửa trôi rất lớn.

Mặt khác, độ dốc lớn và địa hình cao nên việc sử dụng các phương tiện máy móc vào thay thế sức lao động của con người khó áp dụng như: trong công tác khai hoang trồng mới nếu địa hình bằng phẳng có thể sử dụng máy móc để đào hố hạ đồng mức,…

Noong hẻo là một xã vùng thấp của huyện Sìn Hồ cách trung tâm Huyện lị 70km, địa hình đồi núi chia cắt hiểm trở.Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 6378,25(ha). Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 605(ha). Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 2008,73(ha); tổng diện tích đất rừng tự nhiên 1568,06(ha); tổng diện tích đất vườn cây Cao su trong toàn xã là 1146,32(ha). Trong đó trồng được 945,60 (ha). Ngoài ra, quỹ đất của vùng còn rất lớn từ rừng tự nhiên chưa khai thác và diện tích nương rẫy hiệu quả kinh tế thấp chưa được chuyển đổi. Nếu quỹ đất này được chuyển đổi sang trồng Cao su thì diện tích sẽ được mở rộng và tạo được thêm nhiều việc làm cho người dân trong vùng.

Về cơ sở hạ tầng, tại các đội đều có đường giao thông liên đội và liên lô, nhà đội và nhà công nhân cho cán bộ kỹ thuật và công nhân ở để tiện cho quá trình quản lý và chăm sóc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự sinh trưởng của giống cao su ian873 tại xã noong hẻo huyện sìn hồ tỉnh lai châu (LV01295) (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)